- Cơ cấu tổ chức quản lý: Bộ máy tổ chức hoạt động phân chia theo cấp độ quản lý, làm việc theo phương thức điều phối trực tiếp, dễ dàng hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện GACP, với các thành viên trong ban có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phân công hợp lý. Cán bộ kiểm soát là cán bộ kỹ thuật dược, kỹ sư nông nghiệp đảm trách những khâu trọng yếu. Với số cán bộ kiểm soát là 6/16 hộ, tỷ lệ 37,5% đảm bảo kiểm soát toàn bộ các quá trình trồng trọt và thu hái Actiso đáp ứng 100% các yêu cầu GACP-WHO.
- Phương pháp, công cụ quản lý: Mô hình liên kết 4 nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp) đã áp dụng qua thực tiễn trên lĩnh vực cây thuốc cũng
70
như cây lương thực, cây rau, cây ăn quả theo VietGAP [15]. Gần đây hội thảo “Mô hình tổ chức sản xuất quản lý mới trong nông nghiệp, nông thôn” do bộ trưởng Bộ NN&PTNT phối hợp với ủy ban kinh tế của Quốc hội, Hội nông dân Việt Nam tổ chức tại Cần Thơ ngày 6/9/2013 đã khẳng định mô hình 4 nhà là hướng đi tất yếu để phát triển bền vững. Hiệu quả của mô hình được kiểm chứng với các ngành mía đường, miến dong, chè, cà phê như năng suất, lợi nhuận cao, chất lượng sản phẩm tốt đủ điều kiện xuất khẩu, đem lại thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp. Với cây thuốc Actiso, hiệu quả của mô hình này như sau:
o Nguồn gốc: được chứng nhận quốc gia
o Giống: được bảo tồn, chất lượng hạt giống tốt góp phần cho năng suất thu hoạch cao
o An toàn sản phẩm:tồn dư các chất độc hại (KL nặng), thuốc BVTV nằm trong giới hạn cho phép, do đó an toàn cho sản phẩm, cho người sử dụng và người sản xuất
o Chất lượng sản phẩm: được kiểm soát từ giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hái đến sản phẩm sau chế biến.
o Giá cả: ổn định, doanh nghiệp chủ động nguồn dược liệu
o Tiêu chuẩn dược liệu: được chuẩn hóa bằng định lượng hoạt chất và nâng cao hàm lượng hoạt chất đó.
o Trồng trọt: Quy trình trồng trọt Actiso được thẩm định, áp dụng khoa học kỹ thuật nên giảm thiểu nguy cơ rủi ro
- Hệ thống quản lý chất lượng: Kế thừa và phát huy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và GPs, tích hợp GACP-WHO góp phần vào hệ thống quản lý chất lượng toàn diện về dược liệu. Với hệ thống các điểm kiểm soát trọng yếu, qui định tần xuất cũng như thời điểm kiểm tra, cùng bộ tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng về giống, lá tươi Actiso, sản phẩm sau chế biến (cao Actiso) giúp cho công ty nhanh chóng đạt được các mục tiêu chất lượng với mức độ đạt được các kết quả khá cao trong khoảng gần 2 năm từ tháng 8/2012-5/2014 như:
+ Đạt 100% các yêu cầu GACP về giống, nước, phân bón, thuốc BVTV, nhân sự
71
+ Xây dựng, lựa chọn giống tốt với chất lượng giống cao thể hiện số lượng hạt giống sử dụng bình quân/ha là 3,0 kg/ha, tỷ lệ nảy mầm trên 93,5%. Từ đó cho năng suất cao, ổn định trên 80 tấn lá tươi/ha cao gấp 2 lần so với quy trình trồng theo kinh nghiệm truyền thống khoảng 40 tấn/ha.
+ Chất lượng sản phẩm: Hàm lượng hoạt chất ổn định (Cynarin) trong cao đặc Actiso ≥ 3,5% cao hơn so với DĐVN IV qui định ≥ 2,5%
+ Mở rộng diện tích trồng mạnh với sự ủng hộ của chính quyền địa phương SaPa đã góp phần phát triển vùng trồng bền vững [26], [27], đáp ứng 34,92%
(tính theo cao khô phun sấy- năm 2013) nhu cầu sử dụng của công ty.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Công ty đã xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hạt giống, lá tươi Actiso, sản phẩm sau chế biến (cao lỏng, cao đặc, cao khô phun sấy) đầy đủ các chỉ tiêu theo DĐVN IV, yêu cầu GMP-WHO đông dược và GACP-WHO. Chỉ tiêu khó kiểm soát nhất là hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV trên từng lô sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng theo tiêu chí này, công ty đã kiểm soát hiệu quả từ nguy cơ ban đầu về đất, nước tưới tiêu, quá trình sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BTVT. Mặt khác chi phí làm mẫu phân tích hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm rất tốn kém.
- Hiệu quả kinh tế: Các kết quả trên đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài, so với thị trường giá thành lá tươi Actiso theo GACP cao gấp 2,59 lần là rất nhỏ nhưng cả doanh nghiệp và người dân cùng có lợi. Các hộ dân có thu nhập ổn định, được tiếp cận công nghệ kỹ thuật từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp ổn định được nguồn nguyên liệu bền vững, kiểm soát được chất lượng, độ an toàn sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu của công ty.
- Hạn chế của đề tài:
Chưa đánh giá thống kê về hàm lượng kim loại nặng, tồn dư thuốc BVTV có trong đất, nước tưới, trong dược liệu Actiso để đảm bảo tính an toàn sản phẩm theo GACP-WHO
- Sử dụng phân tích SWOT để phân tích định hướng chiến lược, mục tiêu chất lượng khi phát triển vùng trồng Actiso theo GACP-WHO.
Điểm mạnh:
72
+ Sản phẩm Boganic có thị trường ổn định và phát triển.
+ Lãnh đạo và CBCN viên công ty TRAPHACO nhiệt huyết trong công tác phát triển dược liệu.
+ Dân có kinh nghiệm, chăm chỉ + Chính quyền địa phương ủng hộ + Actiso được trồng lâu năm ở SaPa
+ Có sự cam kết thực hiện chiến lược, mục tiêu lâu dài “Traphaco- Con đường sức khỏe xanh’’
+ Có mối quan hệ tốt với nhiều đối tác (các nhà khoa học, cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, Y, Dược...)
+ Thành viên trong ban GACP có trình độ chuyên môn, kỹ năng phân tích tốt, được phân công trách nhiệm rõ ràng trong lĩnh vực GACP
+ Kế thừa và phát huy hệ thống quản lý chất lượng vững mạnh theo GPs, ISO 9001:2008 của công ty.
Điểm yếu:
+ Trình độ học vấn của dân thấp, nhận thức chậm, khó đào tạo
+ Các khu trồng tại các hộ rời rạc nên khó kiểm soát, tốn nhiều công sức hơn, đặc biệt khi mở rộng diện tích trồng.
+ Thói quen không ghi chép, làm theo kinh nghiệm truyền thống, nên khó thích nghi khi áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào trồng trọt.
+ Nhân lực trong ban GACP chuyên trách còn ít (5/17 người) nên tiến độ thực hiện kế hoạch chưa nhanh.
Cơ hội:
+ Xu hướng sử dụng sản phẩm từ dược liệu ngày càng tăng, đặc biệt quan tâm hàng đầu về chất lượng và độ an toàn ( dược liệu sạch) sản phẩm.
+ Sản phẩm đông dược là thế mạnh trong chiến lược sản xuất- kinh doanh của công ty
+ Lợi ích khi đạt GACP: bảo tồn, phát triển bền vững, được bảo hộ, tiến tới xuất khẩu sản phẩm
+ Nâng cao uy tín thương hiệu, sức mạnh cạnh tranh trên thị trường
73
+ Ưu thế trong đấu thầu thuốc (theo thông tư 01/2011) thuốc chất lượng, có hiệu quả cao trong điều trị.
Thách thức:
+ Chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện GACP phù hợp với Việt Nam
+ Là một trong đơn vị tiên phong áp dụng GACP-WHO nên gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, tốn nhiều công sức, thời gian
+ Mỗi loại cây thuốc có những đặc điểm sinh thái, sinh trưởng, phát triển khác nhau nên nghiên cứu, xây dựng quy trình trồng trọt, thu hái, sơ chế, chế biến cũng như xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng để kiểm tra rất phức tạp, khó khăn đòi hỏi đầu tư lớn kinh phí và thời gian.
+ Nhận thức còn đơn giản, hạn chế, chưa quan tâm đến phát triển cây thuốc của Bộ Y Tế và Bộ NN&PTNT ảnh hưởng ...
+ Chi phí GACP tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, khó khăn trong thực hiện đấu thầu thuốc. Hơn nữa, nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ hoặc chế độ ưu đãi đối với sản phẩm có nguồn dược liệu đạt GACP.