Những nghiên cứu về các chỉ số thể lực và trí tuệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh lứa tuổi mầm non tại một số xã, huyện kiến xương, tỉnh thái bìn (Trang 20 - 26)

6. Những đóng góp mới của đề tài

1.4. Những nghiên cứu về các chỉ số thể lực và trí tuệ

Năm 1919, nhà nhân trắc học người Đức, Rudoll Martin đã đề xuất một hệ thống các dụng cụ và phương pháp đo để xác định kích thước của cơ thể.

Từ đó đến nay, phương pháp Martin tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện về cả lý thuyết và thực tiễn (theo [20]).

Năm 1964, trong cuốn “Nhân trắc học”, F. Vaneler Rael đã đƣa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng thang phân loại thể lực của con người theo các chỉ số đánh giá thể lực (theo [28]).

Tại hội nghị lần thứ bảy toàn Liên Xô về vấn đề sinh thái, sinh lý và hình thái lứa tuổi, B.A. Nhikitic và V.P. Tresov đã công bố sơ đồ phát triển cá thể sau khi sinh của con người. Sơ đồ cho biết khá chi tiết về sự tăng trưởng phát triển của con người ở mỗi giai đoạn và đã được áp dụng rộng rãi trong nhân trắc học, giáo dục học, nhi khoa (theo [28]).

Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu đầu tiên về thể lực con người là của một số tác giả Mondiere (1875), Huard, Bogot (1938) và Đỗ Xuân Hợp (1943) (theo [42]). Sau năm 1954, đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý của người Việt Nam. Năm 1975, cuốn “Hằng số sinh học của người Việt Nam” do giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên đƣợc xuất bản. Đây là một công trình khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học, sinh lý, sinh hóa của người Việt Nam [68]. Năm 1976 - 1980, Vũ Thị Chín nghiên cứu về các chỉ số phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ em từ 0 đến 3 tuổi và đã xây dựng đƣợc biểu đồ phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ [5].

Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cộng sự (cs) [74] nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người Việt Nam từ 3 đến 110 tuổi. Phân tích kết quả

nghiên cứu, các tác giả nhận thấy chiều cao và cân nặng trung bình của người Việt Nam thấp hơn của người Âu, Mỹ ở mọi lứa tuổi.

Năm 1989, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [10] đã nghiên cứu chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, chỉ số dài chi dưới... trên 8000 người Việt Nam từ 1 đến 55 tuổi ở ba miền Bắc - Trung - Nam. Các tác giả nhận thấy có quy luật gia tăng về chiều cao của người Việt Nam, tăng 4 cm/20 năm.

Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [58] đã tiến hành nghiên cứu 17 chỉ số hình thái của người Việt Nam từ 1 - 25 tuổi ở Nghệ Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu… của cƣ dân Nghệ Tĩnh phần lớn thấp hơn so với các chỉ số này của dân cƣ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả còn nhận thấy, có sự khác biệt về các chỉ số hình thái thể lực theo giới tính. Theo tác giả, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái của con người.

Trong hai năm 1995 - 1996, Hàn Nguyệt Kim Chi và cs nghiên cứu trên 10339 trẻ em từ 1 - 36 tháng tuổi và 11985 trẻ em từ 37 - 72 tháng tuổi tại Hà Nội, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình, Nam Hà. Kết quả cho thấy từ 5 đến 72 tháng tuổi, mức tăng chiều cao nhanh hơn so với mức tăng cân nặng [4].

Từ năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan [39], [42] nghiên cứu trên trẻ em Hà Nội từ 6 - 17 tuổi cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ em lớn hơn so với các kết quả nghiên cứu của các tác giả từ những thập kỷ 80 trở về trước và so với trẻ em Thái Bình, Hà Tây cùng thời điểm nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái của trẻ em.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về các chỉ số thể lực trên người Việt Nam khá phong phú. Các công trình có ít nhiều khác nhau nhƣng cùng xác định đƣợc hình thái thể lực phụ thuộc vào điều kiện sống, địa bàn nghiên cứu, thời gian nghiên cứu...và có sự biến đổi theo lứa tuổi, theo giới tính.

1.4.2. Những nghiên cứu về các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan 1.4.2.1. Những nghiên cứu về tần số tim

Năm 1993, Đoàn Yên và cs [74] nghiên cứu tần số tim của người Việt Nam cho thấy, sau khi sinh, tần số tim biến đổi có tính chất chu kỳ. Tần số tim giảm dần đến tuổi 25 và ổn định đến 69 tuổi.

Nghiêm Xuân Thăng [58] nghiên cứu một số chỉ số chức năng sinh lý của người Nghệ Tĩnh cho thấy, tần số tim chịu sự tác động của môi trường sống, đặc biệt là tác động của khí hậu. Tần số tim biến đổi theo ngày, mùa và phụ thuộc vào mức độ bức xạ. Ngoài ra, chỉ số này còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác nhƣ lao động, trạng thái tâm lý...

Nghiên cứu của Trần Thị Loan ở học sinh [41], [42] cho thấy tần số tim giảm dần theo tuổi, sự biến đổi nhịp tim của nam và của nữ khác nhau.

Nguyễn Thị Thúy Hằng khảo sát sự biến đổi huyết áp, tần số tim, điện tim qua nghiệm pháp gắng sức trên các vận động viên trình độ cao ở thành phố Huế cho thấy, việc rèn luyện thể chất có ý nghĩa rất lớn đối với chức năng của hệ tim - mạch [17].

Nhiều công trình nghiên cứu khác cho thấy, tần số tim thay đổi theo tuổi và theo trạng thái chức năng của cơ thể. Những thay đổi này có liên quan đến sự giảm hoạt động của nút xoang và giảm ảnh hưởng của dây thần kinh ngoài tim [50], [62], [66].

Nhìn chung, tần số tim đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng nghiên cứu chƣa nhiều ở trẻ em lứa tuổi mầm non.

1.4.2.2. Những nghiên cứu về tần số thở

Nghiêm Xuân Thăng [58] nghiên cứu một số chỉ số chức năng sinh lý của người Nghệ Tĩnh cho thấy, khí hậu có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, trong đó tần số thở và dung tích sống chịu ảnh hưởng nhiều nhất của khí hậu.

Vương Thị Hòa [20] nghiên cứu trên trẻ em từ sơ sinh đến 4 tuổi ở một số xã vùng nông thôn của tỉnh Thái Bình nhận thấy, mức chênh lệch giữa tần số thở của trẻ em nam và của trẻ em nữ không đáng kể. Dưới 3 tuổi, tần số thở của trẻ em nam cao hơn của trẻ em nữ.

Nhìn chung, những nghiên cứu về chức năng hô hấp của người Việt Nam khá phổ biến, nhưng chủ yếu là trên đối tượng người trưởng thành với các chỉ tiêu phân áp các chất khí trong máu, khuếch tán khí, chỉ tiêu chức năng thông khí phổi nhƣ dung tích sống, dung tích sống thở mạnh, thể tích khí lưu thông, thể tích khí cặn... [8], [22], [25], [49], [66], [70], ít thấy những nghiên cứu về tần số thở.

1.4.3. Những nghiên cứu về trí tuệ

Mở đầu cho những nghiên cứu đầy đủ, khoa học về trí tuệ là những nghiên cứu theo thuyết liên tưởng về tư duy, đại diện là các nhà triết học Anh nhƣ O. Ghatli, D.S. Miler, H. Spencer… [37].

Ở Việt Nam, từ những năm 80 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về trí tuệ ngày càng nhiều. Trần Trọng Thủy là người đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều hướng, cường độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh qua các lứa tuổi khác nhau [59].

Năm 1996, Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan đã nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn [35], [38].

Năm 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trí tuệ của học sinh từ 6 - 17 tuổi ở quận Cầu Giấy - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không có sự khác biệt về giới tính [42].

Lê Minh Hà [14] sử dụng test Raven màu nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo từ 5 - 6 tuổi ở Hà Nội và Yên Bái cho thấy, điểm test Raven trung bình xấp xỉ bằng điểm chuẩn, mức độ phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo ở Hà Nội cao hơn của trẻ ở Yên Bái.

Năm 2003, Mai Văn Hƣng nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên một số trường đại học ở phía Bắc Việt Nam cho thấy, năng lực trí tuệ có mối tương quan không chặt chẽ với các chỉ số thể lực [23].

Như vậy, trí tuệ và mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng chủ yếu mới đƣợc tiến hành ở học sinh, sinh viên, ít thấy nghiên cứu ở trẻ em lứa tuổi mầm non.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về trí tuệ, các tác giả còn nghiên cứu về các chỉ số có liên quan với trí tuệ nhƣ trí nhớ. Trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này nhƣ L.X. Vƣgotxki, A.N. Leonchiev, A.A. Smirnov, P.M. Xêtrênov… [15]. Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ [34], [35], [38], [40], [42], [55], [57], [59]...

Trần Trọng Thuỷ và cs nghiên cứu trí nhớ của trẻ em trung học ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế và tỉnh Hoà Bình nhận thấy, khả năng ghi nhớ thính giác ngắn hạn của trẻ em Việt Nam thuộc loại khá và tương đối đồng đều, không có sự khác biệt giữa trẻ em nam và nữ nhƣng có sự khác biệt giữa trẻ em thành thị và nông thôn [59].

Nghiêm Xuân Thăng [58] nghiên cứu khả năng ghi nhớ của học sinh và sinh viên Nghệ Tĩnh cho thấy, khả năng ghi nhớ của đối tƣợng nghiên cứu biến đổi theo sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm, cường độ bức xạ và đối lưu không khí của môi trường.

Trịnh Văn Bảo và cs (theo [42]) nghiên cứu khả năng ghi nhớ của học sinh lớp 6, trường Năng khiếu Marie - Curie và trường Phổ thông cơ sở Tô

Hoàng (Hà Nội) nhận thấy, trí nhớ của nhóm học sinh trường năng khiếu tốt hơn của nhóm học sinh bình thường.

Trần Thị Loan [42] nghiên cứu trí nhớ của học sinh từ 6 - 17 tuổi tại quận Cầu Giấy - Hà Nội cho thấy, khả năng ghi nhớ ngắn hạn của học sinh tăng dần theo tuổi, nhƣng tốc độ tăng không đều và không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ của trẻ em theo giới tính. Từ 6 đến 11 tuổi, khả năng ghi nhớ của cả nam và nữ đều tăng nhanh, nhanh nhất là lúc 9 - 11 tuổi.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thể lực, sinh lý và trí tuệ của người Việt Nam khá phong phú, nhưng chủ yếu là ở học sinh, sinh viên, thanh niên. Ở trẻ em lứa tuổi mầm non, các nghiên cứu mới chỉ đƣợc tiến hành về các chỉ số hình thái nhƣ chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực hay chức năng của một số hệ cơ quan. Còn các công trình nghiên cứu về trí tuệ và mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học khác của trẻ em lứa tuổi này chƣa nhiều. Việc nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non là cần thiết. Nó góp phần xây dựng các chỉ số sinh học người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu về thể lực, trí tuệ của trẻ em, đồng thời là dẫn liệu cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học sƣ phạm mầm non và là dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ em mầm non đƣợc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh lứa tuổi mầm non tại một số xã, huyện kiến xương, tỉnh thái bìn (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)