CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các chỉ số thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non
3.3. Trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non
3.3.1.1. Chỉ số IQ của trẻ em
Chúng tôi nghiên cứu chỉ số IQ của trẻ em lứa tuổi mầm non từ 4 - 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng 3.17, 3.18 và hình 3.25, 3.26.
a. Chỉ số IQ của trẻ em theo tuổi
Bảng 3.17. Chỉ số IQ của trẻ em theo tuổi
STT Tuổi n
Chỉ số IQ
So sánh X2 X1 p (1 -2) X± SD
1 4 128 99,75 ± 15,09 2-1 0,11 > 0,05
2 5 134 99,86 ± 15,06 3-2 0,05 > 0,05
3 6 122 99,91 ± 15,10 3-1 0,16 > 0,05 Chung 384 99,84 ± 15,08
Tăng trung bình/năm 0,08
99.75 99.86 99.91
91 93 95 97 99 101
4 5 6
Chỉ số IQ
Tuổi
Hình 3.25. Chỉ số IQ của trẻ em theo tuổi
Số liệu trong bảng 3.17 cho thấy, chỉ số IQ của trẻ em thấp nhất là 99,75 ± 15,09 điểm lúc 4 tuổi, tăng lên 99,86 ± 15,06 điểm lúc 5 tuổi và cao nhất là 99,91 ± 15,10 điểm lúc 6 tuổi. Nhƣ vậy, từ 4 đến 6 tuổi, chỉ số IQ của trẻ em tăng dần. Tuy nhiên, mức tăng chỉ số IQ của trẻ em giữa các lứa tuổi không đáng kể (p>0,05). Điều này chứng tỏ, ở giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, không có sự khác biệt về chỉ số IQ theo tuổi.
b. Chỉ số IQ của trẻ em theo giới tính
Bảng 3.18. Chỉ số IQ của trẻ em theo giới tính
Tuổi
Chỉ số IQ
X 1 - X 2 p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng
4 68 99,79 ± 15,06 - 60 99,70 ± 15,12 - 0,09 > 0,05 5 68 99,82 ± 14,38 0,03 66 99,89 ± 15,73 0,19 -0,07 > 0,05 6 61 99,87 ± 15,81 0,05 61 99,95 ± 14,35 0,06 -0,08 > 0,05 Chung 197 99,83 ± 15,07 187 99,85 ± 15,10 -0,02 > 0,05
Tăng trung bình 0,04 0,13
0 20 40 60 80 100
4 5 6 Tuổi
Chỉ số IQ
Nam Nữ
Hình 3.26. Chỉ số IQ của trẻ em theo giới tính
Số liệu ở bảng 3.18 cho thấy, trong cùng một độ tuổi, chỉ số IQ của trẻ em nam cao hơn của trẻ em nữ lúc 4 tuổi với mức chênh lệch là 0,09 điểm.
Chỉ số IQ của trẻ em nam thấp hơn của trẻ em nữ lúc 5 tuổi với mức chênh lệch là 0,07 điểm và lúc 6 tuổi là 0,08 điểm. Tuy nhiên, sự chênh lệch về chỉ số IQ giữa trẻ em nam và trẻ em nữ ở cả ba lứa tuổi và trong từng độ tuổi đều không đáng kể (p>0,05). Điều này chứng tỏ, ở giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, không có sự khác biệt về chỉ số IQ theo giới tính.
3.3.1.2. Sự phân bố trẻ em theo mức trí tuệ
Kết quả nghiên cứu sự phân bố trẻ em theo mức trí tuệ đƣợc thể hiện qua bảng 3.19 và hình 3.27, 3.28.
Bảng 3.19. Phân bố trẻ em theo mức trí tuệ Tuổi Giới Tỉ lệ trẻ em theo các mức trí tuệ ( )
tính n I II III IV V VI VII
4
Nam 68 5,88 10,29 19,12 47,06 13,24 4,41 0 Nữ 60 6,67 8,33 16,67 53,33 10,00 5,00 0 Chung 128 6,25 9,38 17,97 50,00 11,72 4,69 0
5
Nam 68 5,88 7,35 19,12 55,88 7,35 4,41 0 Nữ 66 7,58 7,58 16,67 51,52 10,61 6,06 0 Chung 134 6,72 7,46 17,91 53,73 8,96 5,22 0
6
Nam 61 8,20 6,56 14,75 52,46 11,48 6,56 0 Nữ 61 6,56 6,56 14,75 57,38 9,84 4,92 0 Chung 122 7,38 6,56 14,75 54,92 10,66 5,74 0
Tổng
Nam 197 6,60 8,12 17,77 51,78 10,66 5,08 0 Nữ 187 6,95 7,49 16,04 54,01 10,16 5,35 0
Chung 384
6,77 7,81 16,93 52,86 10,42 5,21 0
31,51 52,86 15,63
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, sự phân bố trẻ em theo các mức trí tuệ ở cả ba độ tuổi và trong từng lứa tuổi đều có dạng phân phối chuẩn. Trong đó, trẻ em có mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ trẻ em có mức trí tuệ cao (mức I, mức II, mức III) nhiều hơn so với các mức trí tuệ V, VI và không có trẻ em nào ở mức trí tuệ VII.
Xét chung từ 4 - 6 tuổi, số trẻ em có trí tuệ ở mức trung bình chiếm 52,86 , mức trên trung bình chiếm 31,5 và số trẻ em có trí tuệ thuộc mức dưới trung bình chỉ chiếm 15,63 .
0 11 22 33 44 55
I II III IV V VI VII
Mức trí tuệ Tỉ lệ %
4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi
Hình 3.27. Sự phân bố trẻ em theo mức trí tuệ và tuổi
Tỉ lệ trẻ em nam và nữ ở từng mức trí tuệ có khác nhau. Cụ thể là ở các mức trí tuệ II, III, V trẻ em nam chiếm tỉ lệ cao hơn so với trẻ em nữ. Ở các mức trí tuệ I, IV, VI trẻ em nữ chiếm tỉ lệ cao hơn trẻ em nam. Tuy nhiên, sự khác nhau về tỉ lệ trẻ em nam và nữ ở từng mức trí tuệ không lớn chứng tỏ, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ theo giới tính.
0 11 22 33 44 55
I II III IV V VI VII
Mức trí tuệ Tỉ lệ %
Nam Nữ
Hình 3.28. Sự phân bố trẻ em theo mức trí tuệ và giới tính 3.3.2. Trí nhớ của trẻ em
3.3.2.1. Trí nhớ thị giác của trẻ em
Chúng tôi nghiên cứu trí nhớ thị giác ngắn hạn của trẻ em lứa tuổi mầm non từ 4 - 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 3.20, 3.21 và hình 3.29, 3.30.
a. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo tuổi
Bảng 3.20. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo tuổi
STT Tuổi n
Trí nhớ (điểm)
So sánh X2 X1 p (1-2) X ± SD
1 4 128 4,13 ± 1,11 2-1 1,12 < 0,05
2 5 134 5,25 ± 1,24 3-2 0,55 < 0,05
3 6 122 5,80 ± 1,35 3-1 1,67 < 0,05
Chung 384 5,05 ± 1,42
Tăng trung bình/năm 0,84
Số liệu trong bảng 3.20 cho thấy, trí nhớ thị giác của trẻ em tăng dần theo tuổi. Cụ thể là lúc 4 tuổi, trí nhớ thị giác của trẻ em đạt 4,13 ± 1,11 điểm, lúc 5 tuổi đạt 5,25 ± 1,24 điểm và lúc 6 tuổi đạt 5,80 ± 1,35 điểm. Nhƣ vậy, từ 4 đến 6 tuổi, trí nhớ thị giác của trẻ em tăng thêm 1,67 điểm, tăng trung bình 0,84 điểm/năm. Mức tăng khả năng ghi nhớ thị giác của trẻ em giữa các lứa tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều đó chứng tỏ, ở giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, sự phát triển khả năng ghi nhớ thị giác của trẻ em diễn ra khá mạnh.
4.13
5.25
5.8
0 1 2 3 4 5 6
4 5 6
Trí nhớ (điểm)
Tuổi
Hình 3.29. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo tuổi b. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo giới tính
Số liệu trong bảng 3.21 cho thấy, từ 4 đến 6 tuổi, tốc độ tăng khả năng ghi nhớ thị giác của trẻ em nam và của trẻ em nữ xấp xỉ bằng nhau. Mỗi năm, trí nhớ thị giác của trẻ em nam tăng trung bình 0,83 điểm và của trẻ em nữ tăng trung bình 0,84 điểm. Điều này cho thấy, ở giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, sự phát triển trí nhớ thị giác của trẻ em nam và của trẻ em nữ khác nhau không nhiều.
Ở cùng một độ tuổi, khả năng ghi nhớ thị giác của trẻ em nam luôn kém hơn so với của trẻ em nữ. Cụ thể là lúc 4 tuổi, trí nhớ thị giác của trẻ em nam (4,12 ± 1,19 điểm) thấp hơn của trẻ em nữ (4,15 ± 1,00 điểm) là 0,03 điểm;
lúc 5 tuổi, trí nhớ thị giác của trẻ em nam (5,25 ± 1,18 điểm) thấp hơn của trẻ em nữ (5,26 ± 1,31 điểm) là 0,01 điểm và lúc 6 tuổi, trí nhớ thị giác của trẻ em nam (5,77 ± 1,36 điểm) thấp hơn của trẻ em nữ (5,82 ± 1,35 điểm) là 0,05 điểm. Tuy nhiên, các mức chênh lệch này không đáng kể (p>0,05). Điều đó chứng tỏ, ở giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ thị giác của trẻ em theo giới tính.
Bảng 3.21. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo giới tính
Tuổi
Trí nhớ thị giác (điểm)
X1 - X 2 p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng
4 68 4,12 ± 1,19 - 60 4,15 ± 1,00 -0,03 >0,05 5 68 5,25 ± 1,18 1,13 66 5,26 ± 1,31 1,11 -0,01 >0,05 6 61 5,77 ± 1,36 0,52 61 5,82 ± 1,35 0,56 -0,05 >0,05 Chung 197 5,02 ± 1,42 187 5,09 ± 1,41 -0,07 >0,05
Tăng trung bình 0,83 0,84
4.12
5.25
5.77 5.82 5.26
4.15
0 1 2 3 4 5 6
4 5 6 Tuổi
Trí nhớ (điểm)
Nam Nữ
Hình 3.30. Trí nhớ thị giác của trẻ em theo giới tính
3.3.2.2. Trí nhớ thính giác của trẻ em
Chúng tôi nghiên cứu trí nhớ thính giác ngắn hạn của trẻ em lứa tuổi mầm non từ 4 - 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng 3.22, 3.23 và hình 3.31, 3.32.
a. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo tuổi
Bảng 3.22. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo tuổi
STT Tuổi n
Trí nhớ (điểm)
So sánh X2 X1 p (1-2) X ± SD
1 4 128 4,04 ± 1,09 2-1 0,92 < 0,05
2 5 134 4,96 ± 1,29 3-2 0,64 < 0,05
3 6 122 5,60 ± 1,34 3-1 1,56 < 0,05
Chung 384 4,86 ± 1,40 - -
Tăng trung bình/năm 0,78
4.04
4.96
5.6
0 1 2 3 4 5 6
4 5 6
Trí nhớ (điểm)
Tuổi
Hình 3.31. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo tuổi
Số liệu ở bảng 3.22 cho thấy, trí nhớ thính giác của trẻ em tăng dần theo tuổi. Cụ thể là trí nhớ thính giác của trẻ em tăng từ 4,04 ± 1,09 điểm lúc 4 tuổi lên 5,60 ± 1,34 điểm lúc 6 tuổi, tăng trung bình 0,78 điểm/năm. Sự chênh lệch về khả năng ghi nhớ thính giác của trẻ em giữa các lứa tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này cho thấy, khả năng ghi nhớ thính giác của trẻ em từ 4 - 6 tuổi có sự khác biệt theo tuổi.
b. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo giới tính
Bảng 3.23. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo giới tính
Tuổi
Trí nhớ (điểm)
X 1 -X 2 p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng
4 68 4,06 ± 1,07 - 60 4,02 ± 1,12 - 0,04 > 0,05 5 68 4,94 ± 1,37 0,88 66 4,98 ± 1,20 0,96 -0,04 > 0,05 6 61 5,61 ± 1,41 0,67 61 5,59 ± 1,27 0,61 0,02 > 0,05 Chung 197 4,84 ± 1,43 187 4,87 ± 1,36 -0,03 > 0,05
Tăng trung bình 0,78 0,79
4.06
4.94
5.61 5.59 4.98
4.02
0.5 1.5 2.5 3.5 4.5 5.5 6.5
4 5 6 Tuổi
Trí nhớ (điểm)
Nam Nữ
Hình 3.32. Trí nhớ thính giác của trẻ em theo giới tính
Số liệu trong bảng 3.23 cho thấy, từ 4 đến 6 tuổi, tốc độ tăng khả năng ghi nhớ thính giác của trẻ em nam và của trẻ em nữ xấp xỉ bằng nhau. Cụ thể là trí nhớ thính giác của trẻ em nam tăng trung bình 0,78 điểm/năm và của trẻ em nữ tăng trung bình 0,79 điểm/năm. Nhƣ vậy, ở giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, sự phát triển trí nhớ thính giác của trẻ em nam và của trẻ em nữ khác nhau không nhiều.
Trong cùng một độ tuổi, khả năng ghi nhớ thính giác của trẻ em nam cao hơn của trẻ em nữ ở giai đoạn 4 và 6 tuổi. Cụ thể là lúc 4 tuổi, trí nhớ thính giác của trẻ em nam (4,06 ± 1,07 điểm) cao hơn của trẻ em nữ (4,02 ± 1,12 điểm) là 0,04 điểm và lúc 6 tuổi, trí nhớ thính giác của trẻ em nam (5,61
± 1,41 điểm) cao hơn của trẻ em nữ (5,59 ± 1,27 điểm) là 0,02 điểm. Ở giai đoạn 5 tuổi, trí nhớ thính giác của trẻ em nam (4,94 ± 1,37 điểm) thấp hơn của trẻ em nữ (4,98 ± 1,20 điểm) là 0,04 điểm. Tuy nhiên, các mức chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều đó cho thấy, ở giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ thính giác của trẻ em theo giới tính.
3.3.2.3. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của trẻ em
Kết quả so sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của trẻ em đƣợc thể hiện qua bảng 3.24 và hình 3.33, 3.34.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả ba độ tuổi và trong từng lứa tuổi, khả năng ghi nhớ thị giác của trẻ em đều tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác, nhƣng mức độ chênh lệch giữa hai loại trí nhớ này ở các lứa tuổi khác nhau.
Cụ thể, lúc 4 tuổi, điểm trí nhớ thị giác (4,13 ± 1,11 điểm) cao hơn điểm trí nhớ thính giác (4,04 ± 1,09 điểm) là 0,09 điểm; lúc 5 tuổi, điểm trí nhớ thị giác (5,25 ± 1,24 điểm) cao hơn điểm trí nhớ thính giác (4,96 ± 1,29 điểm) là 0,29 điểm và lúc 6 tuổi, điểm trí nhớ thị giác (5,80 ± 1,35 điểm) cao hơn điểm trí nhớ thính giác (5,60 ± 1,34 điểm) là 0,20 điểm.
Khả năng ghi nhớ thị giác của trẻ em nam và của trẻ em nữ cũng đều tốt hơn so với khả năng ghi nhớ thính giác. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của trẻ em theo tuổi và theo giới tính đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.24. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của trẻ em
Giới
tính Tuổi n
Trí nhớ (điểm)
X 1 - X 2 p (1-2) Thị giác (1) Thính giác (2)
X ± SD X ± SD
Nam
4 68 4,12 ± 1,19 4,06 ± 1,07 0,06 > 0,05 5 68 5,25 ± 1,18 4,94 ± 1,37 0,31 > 0,05 6 61 5,77 ± 1,36 5,61 ± 1,41 0,16 > 0,05
Nữ
4 60 4,15 ± 1,00 4,02 ± 1,12 0,13 > 0,05 5 66 5,26 ± 1,31 4,98 ± 1,20 0,28 > 0,05 6 61 5,82 ± 1,35 5,59 ± 1,27 0,23 > 0,05
Chung
4 128 4,13 ± 1,11 4,04 ± 1,09 0,09 > 0,05 5 134 5,25 ± 1,24 4,96 ± 1,29 0,29 > 0,05 6 122 5,80 ± 1,35 5,60 ± 1,34 0,20 > 0,05
Tổng
Nam 197 5,02 ± 1,42 4,84 ± 1,43 0,18 > 0,05 Nữ 187 5,09 ± 1,41 4,87 ± 1,36 0,22 > 0,05 Chung 384 5,05 ± 1,42 4,86 ± 1,40 0,19 > 0,05
0 2 4 6
4 5 6 Tuổi
Trí nhớ (điểm)
Trí nhớ thính giácTrí nhớ thị giác
Hình 3.33. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của trẻ em theo tuổi
0 2 4 6
4 5 6 4 5 6
Tuổi Trí nhớ (điểm)
Trí nhớ thính giácTrí nhớ thị giác
Hình 3.34. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của trẻ em theo giới tính
Tóm lại, ở giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, chỉ số IQ và khả năng ghi nhớ của trẻ em tăng dần theo tuổi. Phân bố mức trí tuệ của trẻ em có dạng phân phối chuẩn. Năng lực trí tuệ của trẻ em không có sự khác biệt theo giới tính.
Nam Nữ