CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Các chỉ số thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non
4.2. Các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, từ 1 đến 6 tuổi, tần số tim của trẻ em giảm dần. Tốc độ giảm tần số tim của trẻ em không đều. Tần số
tim của trẻ em nam và của trẻ em nữ đều giảm nhanh nhất ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi. Từ 1 đến 6 tuổi, trong cùng một độ tuổi, tần số tim của trẻ em nữ đều cao hơn của trẻ em nam, nhƣng mức chênh lệch không đáng kể. Một số tác giả khác cũng có nhận xét tương tự [18], [20], [67].
Sự giảm tần số tim có thể giải thích là do cơ thể trẻ em đang phát triển, tim của trẻ em cũng phát triển cả về cấu trúc và chức năng, buồng tim ngày càng to, cơ tim ngày càng khỏe, sức chứa máu của tim tăng lên, lực co tim ngày càng mạnh, nên tần số tim giảm [4], [52], [62].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, từ 1 đến 6 tuổi, tần số thở của trẻ em giảm dần theo tuổi, nhƣng tốc độ giảm không đều. Nhìn chung, ở giai đoạn từ 1 đến 4 tuổi, tần số thở của trẻ em giảm nhiều hơn so với ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi. Trong đó, tần số thở của trẻ em giảm nhiều nhất là ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi. Trong cùng một độ tuổi, tần số thở của trẻ em nam và của trẻ em nữ khác nhau không đáng kể. Điều này phù hợp với nhận xét của một số tác giả khác [20], [67].
Cơ chế điều hòa hô hấp ở trẻ em cũng tuân theo những quy luật sinh lý như ở người lớn. Những cử động hô hấp đều do trung tâm hô hấp điều khiển có tính tự động nhịp nhàng. Ở trẻ nhỏ, trung khu hô hấp chƣa phát triển hoàn chỉnh. Ở trẻ lớn, vỏ não và trung khu hô hấp phát triển hoàn chỉnh, tổ chức phổi hoàn toàn biệt hóa, tổ chức đàn hồi tăng, chuyển hóa năng lƣợng giảm, do đó tần số thở giảm [3], [36].
4.3. Trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non 4.3.1. Trí tuệ của trẻ em
Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ 4 đến 6 tuổi, chỉ số IQ của trẻ em tăng dần, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ theo giới tính. Sự phân bố trẻ em theo các mức trí tuệ có dạng phân phối chuẩn. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Minh Hà [14], Huỳnh Văn Sơn [57]. Kết quả nghiên
cứu về trí tuệ của một số tác giả khác trên đối tƣợng học sinh, sinh viên cũng có nhận xét tương tự [16], [23], [34], [35], [38], [40], [42]. Như vậy, sự phát triển trí tuệ ở trẻ em từ 4 - 6 tuổi không nằm ngoài quy luật phát triển chung.
Số trẻ em trong diện nghiên cứu của chúng tôi có trí tuệ ở mức cao chiếm tỉ lệ nhỏ (mức xuất sắc chiếm 6,77 %, mức giỏi chiếm 7,81 %). Điều này cho thấy, cần quan tâm đến việc phát triển khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em nông thôn một cách thích hợp.
So sánh với kết quả nghiên cứu trên trẻ em độ tuổi 5 - 6 tuổi ở Hà Nội và Yên Bái năm 2003 của Lê Minh Hà [14] (phụ lục 8), thì sự phân bố trẻ em theo mức trí tuệ trong diện nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về thời điểm nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu.
4.3.2. Trí nhớ của trẻ em
Năng lực trí tuệ thể hiện khả năng hoạt động phân tích và tổng hợp của não bộ. Muốn đánh giá chức năng này một cách toàn diện phải xét một số chỉ tiêu khác liên quan tới nó. Một trong các chỉ tiêu đó là khả năng ghi nhớ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, từ 4 đến 6 tuổi, khả năng ghi nhớ của trẻ em tăng dần. Sự chênh lệch điểm trí nhớ thị giác và điểm trí nhớ thính giác của trẻ em giữa các lứa tuổi đều có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể lý giải là do hệ thần kinh của trẻ em từ 4 - 6 tuổi đang phát triển và hoàn thiện dần về chức năng [37]. Đồng thời, nhờ ảnh hưởng của các hoạt động mới, các yêu cầu mới do người lớn đề ra như đòi hỏi trẻ phải nhớ được luật chơi, nội dung chơi hoặc kể lại đƣợc câu chuyện…nên trí nhớ của trẻ em mẫu giáo tiếp tục đƣợc phát triển và hoàn thiện hơn (theo [14], [57]).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, trí nhớ thị giác của trẻ em tốt hơn trí nhớ thính giác. Chúng ta biết rằng, mọi loại trí nhớ đều đƣợc hình thành trên cơ sở trí nhớ hình tƣợng [13]. Nhờ mắt mà chúng ta có thể có
được hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tượng. Điều này làm cho khả năng lưu giữ hình ảnh của sự vật, hiện tƣợng trong não tốt hơn, giúp ta nhớ hình ảnh khi nhìn thấy lâu hơn và nhiều hơn khi nghe. Do vậy trong quá trình giáo dục trẻ em mầm non, nên tăng cường sử dụng giáo cụ trực quan để nâng cao khả năng ghi nhớ của trẻ.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi còn nhận thấy giữa trẻ em nam và trẻ em nữ từ 4 - 6 tuổi không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ, chứng tỏ không có sự khác biệt trong hoạt động trí tuệ giữa nam và nữ.