CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở hai sinh cảnh là RTN và RT (rừng thông ở giai đoạn đang khép tán, 15 tuổi) tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
RTN là sinh cảnh khá ổn định, gồm chủ yếu là các loài cây thân gỗ, có độ che phủ cao, với cấu trúc nhiều tầng. Trong rừng ánh sáng ít khi dọi xuống tới mặt đất, do đó độ ẩm trong rừng cao, nhiệt độ thấp và ít biến đổi hơn so với sinh cảnh khác. Đặc trưng quan trọng của sinh cảnh RTN là sự đa dạng về điều kiện sinh thái, đặc biệt là ánh sáng, độ ẩm, gió theo các tầng mà các loài sinh vật khác nhau có thể cùng chung sống, tạo ra mức độ đa dạng sinh học và đa dạng sinh thái cao, thể hiện trước hết ở các loài thực vật.
RT (rừng thông) là loại rừng thứ sinh do con người trồng, rừng trồng có cấu trúc ít tầng, thường là gồm: 1 tầng cây ưa sáng (cây thông) và tầng cây bụi. Các đặc điểm sinh thái của rừng thông phụ thuộc vào đất rừng và tuổi rừng.
Ở VQG Tam Đảo, RTN có tổng diện tích khoảng 23422,5 ha chiếm 67,5 % diện tích tự nhiên toàn vườn và 79,5 % diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên gồm các kiểu rừng chính sau: Kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (độ cao <700 m), Kiểu rừng lá rộng thường xanh á nhiệt đới (độ cao
>700 m).
Bên cạnh rừng tự nhiên VQG Tam Đảo còn có rừng trồng với tổng diện tích khoảng là 6046,5 ha chiếm 20,5 % diện tích đất có rừng. Các loài cây trồng chính là Thông Mã vĩ, cây bản địa, bạch đàn, keo và rừng trồng hỗn giao.
25
Rừng trồng Thông có diện tích 3045,2 ha chiếm 50,4 % diện tích rừng trồng, trong đó:
Thông già có diện tích 1264,8 ha chiếm 41,6 % diện tích rừng thông, đường kính trung bình D=24 cm, H=20 m, N/ha=660 cây/ha, G/ha=30.3 m2 /ha, M=301 m3/ha. Thông già phân bố chủ yếu ở các xã: Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang, Đại Đính, Đạo Trù – huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc
Thông mới trồng diện tích 1780,4 ha chiếm 58,5 % diện tích rừng thông, trồng chủ yếu ở các xã: Minh Quang, Đạo Trù, Đại Đính, Hợp Châu, Tam Quan – huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).
Rừng trồng bản địa diện tích 2231,3 ha chiếm 36,9 % diện tích rừng trồng, có ở hầu hết các xã trong vườn quốc gia Tam Đảo: xã Đạo Trù, Tam Quan, Đại Đính, Hồ Sơn – huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), xã: Phú Xuyên, La Bằng, Hoàng Nông, Mỹ Yên, Cát Nê, Quân Chu – huyện Đại Từ (Thái Nguyên), xã: Hợp Hòa, Hợp Thành, Thiện Kế, Ninh Lai – huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
Rừng trồng Bạch đàn, Keo diện tích khoảng 573,8 ha chiếm 9,5 % diện tích rừng trồng, trồng ở các xã: Thiện Kế, Ninh Lai – huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), xã: Đạo Trù, Đại Đính, Tam Quan, Hồ Sơn – huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), xã: Quân Chu, Hoàng Nông, Khôi Kỳ - huyện Đại Từ (Thái Nguyên).
Rừng trồng hỗn giao diện tích 196,2 ha chiếm 3,2 % diện tích rừng trồng, cây trồng chủ yếu là cây bản địanhư: bạch đàn, keo, có ở các xã: Đạo Trù, Đại Đính – huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).
26
2.1.2. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu
Chúng tôi tiến hành khảo sát và điều tra cấu trúc quần xã Oribatida từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu trên các sinh cảnh như ở bảng dưới theo hai đợt:
Đợt 1 vào 24/3/2012 với số lượng 48 mẫu.
Đợt 2 vào 07/6/2012 với số lượng 48 mẫu.
Tổng số mẫu định lượng (đất, thảm lá, rêu) thu được Rừng tự nhiên và Rừng trồng thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tổng số mẫu Oribatida thu ở RTN và RT tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Stt Sinh cảnh
- 2 (Tầng đất 11-20 cm)
- 1 (Tầng đất
0-10 cm)
0 (Tầng lá)
+ 1 (Tầng rêu)
Tổng số
1 RTN 6 mẫu x
2 đợt
6 mẫu x 2 đợt
6 mẫu x 2 đợt
6 mẫu x
2 đợt 48 mẫu
2 RT 6 mẫu x
2 đợt
6 mẫu x 2 đợt
6mẫu x 2 đợt
6 mẫu x
2 đợt 48 mẫu
Tổng số 24 mẫu 24 mẫu 24 mẫu 24 mẫu 96 mẫu
Thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở hai sinh cảnh là rừng tự nhiên và rừng trồng tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã được chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Trong quá trình nghên cứu chúng tôi đã tiến hành thu mẫu theo hai đợt, điều tra về rừng tự nhiên và rừng trồng, đánh giá sự tác động của con người tới rừng nói chung và ảnh hưởng cả các tác động đó tới
RTN rừng tự nhiên Ghi chú
RT rừng trồng
27
Hình 2.1. Bản đồ địa giới, hành chính của VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
28
Hình 2.2. Bản đồ khu vực lấy mẫu ở hai sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo
Nguồn: Bản đồ địa hình hệ toạ độ quốc gia VN 2000
Đơn vị thực hiện :Phân viện ĐTQHR Đông Bắc Bộ Ghi chú : Khu vực lấy mẫu RTN
Khu vực lấy mẫu RT
29
quần xã sinh vật rừng. Thông qua đó để có nhận định sự khác nhau giữa rừng tự nhiên và rừng trồng về môi trường sống cũng như sự khác nhau về quần xã sinh vật đặc biệt là quần xã Oribatida.