Đặc điểm tự nhiên của vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáo (acari oribatida) ở rừng tự nhiên và rừng trồng tại vườn quốc gia tam đảo, tỉnh (Trang 29 - 35)

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.2. Đặc điểm tự nhiên của vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao: Thiên Thị (1.375 m); Thạch Bàn (1.388 m); Phù Nghĩa (1.375 m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80 km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592 m). Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong dãy núi Tam Đảo, chạy dài trên 80 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có toạ độ địa lý từ 21021/ - 21042/ vĩ độ Bắc, 105023/ - 105044/ kinh độ Đông; trên địa giới hành chính 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Trung tâm VQG Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc và cách thị xã Vĩnh Yên 13 km về phía Bắc.

Ranh giới hành chính của VQG Tam Đảo:

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang - Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên - Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc

Địa hình VQG Tam Đảo được chia thành 4 kiểu chính là:

1. Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông, suối: Độ cao dưới 100 m, độ dốc < 70; Phân bố dưới chân núi và ven sông, suối.

2. Đồi cao trung bình: Độ cao 100 – 400 m, độ dốc từ 100 – 250; Phân bố xung quanh chân núi và tiếp giáp với đồng bằng.

3. Núi thấp: Độ cao từ 400- 700 m, độ dốc > 25 0; phân bố giữa 2 kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình.

4. Núi trung bình: Độ cao từ 700 – 1500 m, độ dốc > 250; Phân bố ở phần trên của khối núi; Các đỉnh núi đều sắc và nhọn, địa hình rất hiểm trở.

30

2.2.2. Khí hậu và thu văn

* Khí hậu:

VQG Tam Đảo thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất của miền núi phía Bắc, chia làm hai mùa: Mùa mưa từ tháng 4- 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm là 1600- 2600mm, mưa phân bố không đều theo vùng và theo mùa, tập trung vào tháng 6, 9.

Khí hậu ở VQG Tam Đảo có thể chia thành 2 vùng khí hậu:

- Vùng thấp: Độ cao dưới 900m, dưới chân núi, khí hậu tương tự vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm 230C, lượng mưa 1600mm, lượng bốc hơi 700-1040mm/năm.

- Vùng cao: Độ cao trên 900m, bao gồm các vùng núi cao và Khu nghỉ mát Tam Đảo, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm 180C, lượng mưa lớn 2.630,3mm/năm, lượng bốc hơi thấp 561,5mm/năm.

* Thuỷ văn:

Trong khu vực có 2 hệ thống sông chính: sông Phó Đáy ở phía Tây và Sông Công ở phía Đông. Hầu hết các suối chính của Tam Đảo đều đổ vào hai con sông này. Hệ thống suối dày đặc, ngắn và dốc, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu lượng nước lớn; khi xuống tới các chân núi suối thường chảy dọc theo các chân thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng. Tất cả các sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thuỷ, chỉ có thể làm các thuỷ điện nhỏ. Do độ dốc lớn nên lưu lượng nước chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Lũ lớn thường xảy ra từ tháng 4-10 (tập trung vào tháng 8), nước dâng nhanh và rút nhanh. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, phần lớn suối nhỏ cạn nước, gây một phần khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Để khắc phục khó khăn nhiều hồ đã được tạo nên ở nhiều nơi quanh chân núi để phục vụ sản

31

xuất. Trong khu vực có một số hồ nước lớn: Xạ Hương, Khôi Kỳ, Ninh Lai, Hồ Sơn có khả năng phục vụ tưới tiêu cho khu vực.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thuỷ văn khu vực thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật rừng và sản xuất nông nghiệp.

2.2.3. Đất đai

Do điều kiện tự nhiên và quá trình phân hoá, VQG Tam Đảo hình thành 4 loại đất chủ yếu như sau:

1. Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi cao phát triển trên đá Axit Rionit, Daxít, đá Biến chất như Diệp thạch, Phiến thạch và Sa thạch; diện tích khoảng 9 ha chiếm 17,8% diện tích; phân bố ở độ cao từ 700 m đến 1.592 m;

thành phần cơ giới nhẹ hay trung bình.

2. Đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá Axit hoặc đá Biến chất, diện tích 9,292 ha chiếm 18,4%; phân bố ở độ cao từ 100 m đến 700 m; thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ.

3. Đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Phiến thạch sét, Phiến thạch mica, Sa thạch; có diện tích 23,259 ha lớn nhất, chiếm 46,0%; thường ở độ cao 100 - 7000 m; thành phần cơ giới nhẹ.

4. Đất Feralit màu xám biến đổi do trồng lúa và đất dốc tụ lại, phân bố ở chân núi hay sườn núi gần các bản làng; diện tích 8,991 ha, chiếm 17,8%;

thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ.

Nhìn chung đất trong khu vực là đất thịt nhẹ tới sét nhẹ, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ, tơi xốp và độ ẩm cao, độ mùn từ trung bình đến khá, còn tính chất đất rừng rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng. Những nơi có rừng còn nhiều cây lớn, tầng mùn bán phân giải dày tới 50- 60cm, những nơi mất rừng đất dễ bị rửa trôi, khô cứng khi thiếu nước.Địa chất Tam Đảo thuộc 2 nhóm đá chính là đá Macma axit và đá biến chất với các loại đá chính như: Riolite, Daxit, Granit… đôi chỗ còn

32

lẫn phiến sa thạch, diệp thạch. Thành phần khoáng trong đá có nhiều Thạch anh, Muscovic… nên đá trơ và khó phong hóa triệt để.

2.2.4. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế

Khu vực VQG Tam Đảo và vùng đệm (sau đây gọi là Khu vực Tam Đảo) nằm trên địa phận 27 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc,Thái Nguyên và Tuyên Quang. Theo số liệu thống kê năm 2008 và cập nhật đầu năm 2009 thì tổng số dân trong khu vực là 201.971 người và gồm 45.526 hộ . Ngoài người Kinh còn có 7 dân tộc ít người cùng sinh sống, trong đó người Kinh đông nhất chiếm tới 63%, 7 dân tộc còn lại chiếm 37% và xếp theo tỉ lệ giảm dần như sau: Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Tày, Nùng, Cao lan, Hoa Ngái. Tỉ lệ tăng dân số bình quân toàn vùng đệm là 1,10 %. Kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội năm 2006 và điều tra bổ sung năm 2008 cho thấy trong vùng đệm VQG Tam Đảo đang tồn tại một số thành phần kinh tế chính như sau: Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, kinh tế quốc doanh (chủ yếu là các lâm trường quốc doanh)

Về giao thông, thuỷ lợi: Đường bộ, hệ thống đường bộ trong vùng đệm VQG Tam Đảo tuy khá nhiều song hiện tại có các tuyến Quốc lộ 2B, QL 2C, TL 35, TL302 (Vĩnh Phúc); QL 37, TL 204 (Thái Nguyên) là còn khá tốt.

Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ còn lại chất lượng xấu, các tuyến giao thông liên huyện ô tô đi lại được song đường đất cấp phối rất khó khăn đặc biệt là về mùa mưa.

Đường sắt, tuyến đường sắt Quán Triều - Đại Từ (núi Hồng) dài 38 km.

Tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ khai thác than ở mỏ than núi Hồng.

Hiện tại chưa có dịch vụ vận chuyển hành khách, tuyến đường sắt này hiện do mỏ than núi Hồng quản lý. Ngoài ra còn tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai (phía Tây) và Hà Nội – Quán Triều (phía Đông) gần kề vùng đệm.

33

Đường thuỷ, phía Đông có sông Công và phía Tây có sông Phó Đáy, hồ Núi Cốc là hồ nước nhân tạo trên sông Công và đập thuỷ nông Liễn Sơn trên sông Phó Đáy. Cả hai sông Phó Đáy và sông Công đều là những sông nhỏ, lưu lượng dòng chảy nước phụ thuộc theo mùa, hơn nữa dòng sông được cải tạo cho mục đích thuỷ lợi nên hàng hoá vận chuyển trên sông chỉ thực hiện được theo mùa mưa hoặc trong vùng lòng hồ, tuy nhiên lượng vận chuyển cũng không lớn.

Về thuỷ điện, thuỷ lợi: Một số thôn, bản sát chân núi Tam Đảo còn có nguồn thuỷ điện nhỏ do các hộ gia đình tự xây dựng cung cấp điện sinh hoạt cho gia đình hàng ngày như: Thắp sáng, chạy ti vi... Tại mỗi xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã là đầu mối giao lưu văn hoá đảm bảo thông tin liên lạc tới tận thôn bản. Thư, báo và các ấn phẩm văn hoá đều tới được các xã trong ngày.

Ven chân núi Tam Đảo có nhiều hồ chứa nước lớn cùng hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp như: Hồ Xạ Hương ( 10 triệu m3), hồ Làng Hà (4 triệu m3) ; hồ Kế Tân (2 triệu m3) ; hồ Hồ Phú Xuyên (7 triệu m3), hồ Thanh Lanh (15 triệu m3), Hồ Bản Long ... song hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 60 – 70 % nhu cầu tưới tiêu. Trong những năm tới sẽ còn một số hồ được xây dựng thêm để đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong vùng.

2.3. Tài nguyên thực vật và động vật

Thành phần hệ thực vật, họ, chi và loài: Qua điều tra, thống kê hiện nay VQG Tam Đảo có 1247 loài của 645 chi thuộc 169 họ thực vật.

Ngoài ra việc bảo tồn và phát triển bền vững VQG Tam Đảo không chỉ là phục hồi, duy trì mà cần phát triển các loài thực vật ở đây, góp phần bảo vệ, phát triển được nguồn gen đa dạng, quý hiếm của các loài cây - một nguồn lợi kinh tế cao của vùng núi của Việt Nam, nằm sát ngay vùng ĐBS Hồng.

34

Thực vật quý hiếm và đặc hữu: Kết quả điều tra, thống kê đã chỉ ra rằng, thành phần loài cây phong phú với 1247 loài thực vật bậc cao có mạch khác nhau thuộc 645 chi của 169 họ thực vật, có 42 loài đặc hữu và 85 loài nguy cấp. Đây là những loài góp phần làm nên sự quyến rũ, nét đặc sắc của VQG Tam Đảo.

Tuy nhiên, một số loài quý hiếm và đặc hữu còn lại số lượng rất nhỏ, không bảo đảm phát triển bền vững do môi trường sinh thái thay đổi và do con người khai thác quá mức khiến chúng bị suy giảm mạnh.

Tài nguyên động vật rừng trong VQG Tam Đảo đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Qua các tài liệu điều tra, đánh giá bổ sung năm 2009 và năm 2010, thành phần động vật của VQG Tam Đảo với các đặc trưng vế số lượng loài, bộ, họ được đưa ra trong bảng 2.2. dưới đây:

Bảng 2.2. Thành phần động vật rừng, VQG Tam Đảo

Lớp Số bộ Số họ Số chi Loài

Thú 7 25 93 70

Chim 17 53 332 248

Bò sát 2 18 136 132

Ếch nhái 3 8 62 62

Côn trùng 9 57 490 651

3 7 23 25

Tổng 41 168 1136 1188

Như vậy,qua bảng 2.2 chúng ta có danh lục động vật gồm 41 bộ, 168 họ, 1136 chi và tới 1.188 loài. Một số loài mới được bổ sung như sau 6 loài thú, 9 loài chim, 57 loài bò sát, 34 loài ếch nhái, 217 loài côn trùng, 25 loài cá với tổng số loài bổ sung là 348 loài.

35

Kết quả điều tra mới thì đã phát hiện thêm 111 loài, trong đó có 23 loài thú, 84 loài chim và 4 loài bò sát tại VQG Tam Đảo. Tuy nhiên, vẫn chưa thống kê đầy đủ và đặc biệt là các loài chim trú đông, loài thú, loài cá nuôi.

2.4. Vật liệu nghiên cứu

Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa:

+ Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ nhật cỡ (5x5x10) cm.

+ Túi nilong dựng mẫu, bút dạ không xóa, sổ ghi chép, … Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:

+ Hệ thống lọc mẫu đất (rây lọc, phễu lọc,…).

+ Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri, lam kính, lamen, ống hút, bút tách mẫu, giấy thấm, bông...

+ Kính hiển vi Optika, Labomed ; Chụp ảnh Oribatida ở kính Optika, Labomed có độ phóng đại từ 40 - 100 lần...

+ Hoá chất sử dụng : Glixerol, Formaldehyt, Cồn 900...

Một phần của tài liệu Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáo (acari oribatida) ở rừng tự nhiên và rừng trồng tại vườn quốc gia tam đảo, tỉnh (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)