3.3.1. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất ở RTN và RT
Tại VQG Tam Đảo, nhiều loài động vật chân khớp khác cũng như Oribatida có mặt hầu hết các sinh cảnh trên cạn. Ở hai sinh cảnh RTN và RT chúng phân bố trong các đám rêu, địa y, trong vỏ cây, cành cây... cao cách mặt đất hàng trăm cm, trên và trong các thảm vụn hữu cơ trên mặt đất và đặc biệt chúng rất phong phú ở các tầng nông, sâu của đất( từ mặt đất sâu xuống 20 cm). Ở phần trên chúng tôi đã tìm hiểu về cấu trúc quần xã Oribaida ở tầng
69
đất. Trong phần này chúng tôi phân tích rõ hơn về cấu trúc quần xã Oribatida ở tầng đất và ảnh hưởng của độ sâu tầng đất đến các đặc trưng định lượng của Orbatida. Chúng tôi phân tích sự thay đổi giá trị các chỉ số: Số lượng loài, mật độ cá thể, chỉ số đa dạng loài H’(chỉ số Shannon – Waever), và chỉ số đồng đều J’(chỉ số Pieluo) theo hai độ sâu đất, từ 0 – 10 cm và từ 11 – 20 cm ở hai sinh cảnh RTN và RT. Các số liệu phân tích được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Các chỉ số định lượng của Oribatida ở hệ sinh thái đất của RTN và RT
RTN RT
Sinh cảnh
Chỉ số - 2 - 1 - 2 - 1
S ( Loài ) 20 22 25 26
MĐTB 3320 4040 2560 3760
H’ 2.483 2.361 2.948 2.719
J’ 0.8289 0.7639 0.916 0.8345
RTN Rừng tự nhiên RT Rừng trồng
S Số lượng loài MĐTB Mật độ trung bình H’ Chỉ số đa dạng J’ Chỉ số đồng đều Ghi chú
- 1 Tầng đất 0 – 10 cm - 2 Tầng đất 11 – 20 cm Từ bảng số liệu bảng 3.8 ta thấy:
3.3.1.1. Đa dạng thành phần loài
Ở cả hai sinh cảnh rừng có tổng số loài là 50. Trong đó, RTN có tổng số 32 loài, trong 32 loài có 20 loài sống ở độ sâu 11 – 20 cm, 22 loài sống ở độ sâu 0 – 10cm, số loài sống ở cả hai tầng này là 9 loài. RT có tổng số 37 loài, trong đó có 25 loài sống ở độ sâu 11 – 20 cm, 26 loài sống ở độ sâu 0 – 10cm, số loài sống ở cả hai tầng này là 14 loài. Tổng hợp ở đất số loài chung
70
ở cả hai sinh cảnh rừng là 19. Qua bảng số liệu cũng thấy, số lượng loài giữa các tầng trong từng sinh cảnh là không khác nhau nhiều nhưng có sự khác nhau về thành phần loài và tổng số loài ở hai sinh cảnh. Qua hai lần phân tích mẫu đã thấy có 50 loài Oribatida ở hệ sinh thái đất tại VQG Tam Đảo, chiếm khoảng 30% so với tổng số loài Oribatida đã phát hiện trên thế giới.
3.3.1.2. Mật độ trung bình
Từ bảng số liệu cho thấy mật độ trung bình các cá thể Oribatida ở cả hai độ sâu đất trong sinh cảnh RTN đều lớn hơn trong sinh cảnh RT. Như vậy số lượng cá thể Oribatida ở RTN nhiều hơn RT chứng tỏ hệ sinh thái đất ở RTN giàu dinh dưỡng hơn và có nhiều điều kiện thuận lợi hơn RT cho sự sinh trưởng của quần xã Oribatida.
3.3.1.3. Chỉ số đa dạng loài H’
Chỉ số H’ ở cả hai sinh cảnh RTN và RT trong hê sinh thái đất ở hai tầng đều có xu hướng tăng cùng với sự tăng của độ sâu đất. Cụ thể, ở RTN chỉ số H’
ở độ sâu đất 11 – 20cm là 2,483 cao hơn ở độ sâu từ 0 - 10 là 2,361. Ở RT chỉ số H’ ở độ sâu đất 11 - 20 là 2,948 cao hơn ở độ sâu từ 0 - 10 là 2,719.
3.3.1.4. Chỉ số đồng đều J’
Cũng giống như chỉ số H’, chỉ số J’ ở cả hai sinh cảnh RTN và RT trong hê sinh thái đất ở hai tầng đều có xu hướng tăng cùng với sự tăng độ sâu của đất. Cụ thể,ở RTN chỉ số J’ ở độ sâu đất 11 - 20 là 0,8289 cao hơn ở độ sâu từ 0 - 10 là 0,7639. Ở RT chỉ số J’ ở độ sâu đất 11 - 20 là 0,916 cao hơn ở độ sâu từ 0 - 10 là 0,8345.
3.3.1.5. Các loài Oribatida ưu thế theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất của RTN và RT, tại VQG Tam Đảo
Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể chiếm lớn hơn 5% trong tổng số cá thể chung của quần xã.
71
Bảng 3.9. Tỷ lệ các loài ưu thế ở hai sinh cảnh RTN và RT trong hệ sinh thái đất tại VQG Tam Đảo
RTN RT
Stt Loài ưu thế
- 2 - 1 - 2 - 1
1 Javacarus kuehnelti Balogh, 1961 13,86
2 Lohmannia javana Balogh, 1961 19,28
3 Nanhermanniathainensis Aoki, 1965 7,23
4 Cultroribula lata Aoki, 1961 10,84 10,89 15,63 20,21 5 Dolicheremaeus aoki (Balogh et Mahunka, 1967) 5,94
6 Dolicheremaeus lineolatus Balogh et Mahunka, 1967 7,23
7 Fissicepheus elegans Balogh et Mahunka, 1967 7,81 8 Eremella vestita Berlese, 1913 22,89 10,89 4,69 9 Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka,
1967
31,68
10 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 4,69 8,51
11 Xylobates capucinus (Berlese, 1908) 6,25 12,76
12 Oripoda sp. 10,94
Tổng số loài ưu thế 5 5 6 3
RTN Rừng tự nhiên - 1 Tầng đất độ sâu từ 0 – 10 cm Ghi chú
RT Rừng trồng - 2 Tầng đất độ sâu từ 11 – 20 cm
Từ số liệu thống kê trình bày ở bảng 3.9 cho thấy: Có 12 loài ưu thế trong tổng số 50 loài trong hệ sinh thái đất. Trong đó, ở RTN có 8 loài ưu thế bao gồm: Javacarus kuehnelti Balogh, 1961: Lohmannia javana Balogh, 1961: Nanhermanniathainensis Aoki, 1965: Cultroribula lata Aoki, 1961:
72
Dolicheremaeus aoki (Balogh et Mahunka, 1967): Dolicheremaeus lineolatus Balogh et Mahunka, 1967: Eremella vestita Berlese, 1913: Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967. Trong đó, có 5 loài chỉ ưu thế ở độ sâu từ 10 – 20 cm, có 5 loài chỉ ưu thế ở độ sâu 0 - 10 cmvà chỉ có 1 loài ưu thế ở cả hai tầng đó. RT có 6 loài ưu thế bao gồm: Cultroribula lata Aoki, 1961: Fissicepheus elegans Balogh et Mahunka, 1967: Eremella vestita Berlese, 1913: Unguizetes clavatus Aoki, 1967: Xylobates capucinus (Berlese, 1908): Oripoda.sp. Trong đó, có 6 loài chỉ ưu thế ở độ sâu từ 11 – 20 cm, không có loài nào loài chỉ ưu thế ở độ sâu 0 - 10 cm, có 3 loài ưu thế ở cả hai tầng.
0 22.89
19.28
10.84
7.23 7.23 31.68
13.86
10.8910.89
5.94 0
15.63
10.94
7.816.25
0
20.21
12.76
8.51
0 5 10 15 20 25 30 35
9 8 2 1 4 8 4 3 6 5 4 4 11 12 10 7 11
%
Loài ưu thế
Tầng đất
Đất RTN 20-10 Đất RTN 10-0 Đất RT 20-102 Đất RT 10-02
Hình 3.4. Cấu trúc các loài ưu thế của quần xã Oribatida trong hệ sinh thái đất ở sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo
Ghi chú: Các số thứ tự từ 1 – 12 ở cột ưu thế là số thứ tự tương ứng của loài ở bảng 3.9
73
3.3.2. Bàn luận và nhận xét
Phân tích theo độ sâu đất ta thấy: Ở RTN có 32 loài, trong đó số loài và mật độ ở tầng đất độ sâu 11 – 20 cm đều thấp hơn tầng đất ở độ sâu từ 0 – 10 cm. Ở RT, số loài và mật độ ở tầng đất độ sâu 11 – 20 cm đều thấp hơn tầng đất ở độ sâu từ 0 – 10 cm. MĐTB ở tầng đất ở RTN (3680 cá thể / m2) cao hơn so với RT (3160 cá thể / m2). Điều đó chứng tỏ ở RTN có nhiều yếu tố thuận lợi hơn cho sự sinh trưởng của Oribatida. Phân tích chỉ số đa dạng loài (H’) và chỉ số đồng đều (J’) ở tầng đất ở độ sâu 11 – 20 cm đều lớn hơn tầng đất ở độ sâu 0 – 10 cm.
Phân tích về các loài ưu thế trong hệ sinh thái đất cho ta thấy : RTN có 8 loài ưu thế ở hệ sinh thái đất, trong đó tầng đất từ 11 – 20 cm có 5 loài ưu thế với tỉ lệ dao động từ 7.23 – 22.89%, tầng đất từ 0 – 10 cm có 5 loài ưu thế với tỉ lệ dao động từ 5.94 – 31.68%. RT có 6 loài ưu thế ở hệ sinh thái đất, trong đó tầng đất từ 11 – 20 cm có 6 loài ưu thế với tỉ lệ dao động từ 4.69 – 15.63%, tầng đất từ 0 – 10 cm có 3 loài ưu thế với tỉ lệ dao động từ 8.51 – 20.21%.