Để tìm hiểu về cấu trúc quần xã Oribatida chúng tôi tiên hành phân tích một số chỉ số định lượng cơ bản bao gồm: Số lượng loài, mật độ cá thể, chỉ số đa dạng loài H’( chỉ số Shannon – Waever ), và chỉ số đồng dều J’( chỉ số Pieluo). Chúng tôi phân tích sự thay đổi các giá trịcủa 4 chỉ số định lượng này theo sinh cảnh, kết quả phân tích phản ánh:
1. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái môi trường ( trạng thái thảm thực vật, thời tiết, mùa vụ, độ sâu đất...) dến cấu trúc định lượng của quần xã sinh vật.
2. Phản ứng thích nghi của các thành viên quần xã Oribatida với sự thay đổi các điều kiện môi trường. Trên cơ sở phân tích các mối liên hệ hữu cơ giữa sinh vật với môi trường, tìm kiếm được những nét đặc trưng ở mức độ quần xã (các chỉ số định lượng ) hay mức độ cá thể ( nhóm loài cụ thể) của Oribatida.
59
3.2.1. Cấu trúc quần xã Oribatida ở hai sinh cảnh RTN và RT
Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên nền phần mềm Primer – E, 2001 [43]; phần mềm Excell 2003. Kết quả phân tích 4 chỉ số định lượng chủ yếu của Oribatida ở hai sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Sinh cảnh
Rừng tự nhiên Rừng trồng Chỉ số
+ 1 0 -2 và-1 + 1 0 -2 và-1
S 25 35 32 26 28 37
S1 55 56
MĐTB 32 1015 7360 112 475 6160
H’ 2,658 2,508 2,646 2,719
J’ 0,8258 0,7055 0,8121 0,8143
H’ Chỉ số đa dạng S Số lượng loài theo tầng phân bố J’ Chỉ số đồng đều S1 Số lượng loài theo sinh cảnh
+ 1 Tầng rêu 0 Tầng lá
- 2 và - 1 Tầng đất từ 0 – 10 cm và tầng đất từ 10 – 20 cm Ghi chú
MĐTB Mật độ trung bình ( cá thể / kg (rêu), cá thể / m2 ( lá, đất))
Số liệu từ bảng 3.3 cho thấy:
3.2.1.1. Đa dạng thành phần loài
Số lượng loài ở hai sinh cảnh là tương đương nhau ( RTN là 55 loài, RT là 56 loài ). Xét số loài theo tầng ở hai sinh cảnh cho thấy: Ở RTN, tầng
60
thảm lá (0) có số loài cao nhất 35 loài, sau đó đến tầng đất (- 2 và -1) là 32 loài và cuối cùng là tầng rêu (+1) 25 loài. Ở RT, tầng đất (- 2 và -1) lại có số loài cao nhất là 37 loài, sau đó đến tầng thảm lá (0) là 28 loài và cuối cùng là tầng rêu (+1) với 26 loài. Như vậy ở RT đất có số loài nhiều hơn đất ở RTN, trong khi đó ở thảm lá RTN só cố loài nhiều hơn RT, còn ở tầng rêu số loài là tương đương nhau.
3.2.1.2. Mật độ trung bình
Qua quá trình phân tích các mẫu thu được từ hai lần thu mẫu tại VQG Tam Đảo, chúng tôi đã thống kê được số lượng cá thể Oribatida trong từng mẫu. Số liệu thống kê được tính toán trên phần mềm Excell 2003, trên nền phần mềm Primer – E, 2001 và dựa trên tính toán từ các lần thu mẫu MĐTB Oribatida ở các tầng như bảng sau:
Bảng 3.4. Mật độ trung bình của Oribatida ở hai sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo
Rừng tự nhiên Rừng trồng Chung Sinh cảnh
Tầng SL MĐTB SL MĐTB SL MĐTB
- 2 và - 1 184 3680 158 3160 342 3420
0 406 1015 190 475 596 745
+ 1 152 32 156 112 308 50
SL Số lượng cá thể MĐTB Mật độ trung bình
+ 1 Tầng rêu 0 Tầng lá
Ghi chú
- 2 và - 1 Tầng đất từ 0 – 10 cm và tầng đất từ 11 – 20 cm
Từ bảng 3.4 ta thấy mật độ Oribatida như sau: Đốivới tầng đất và thảm lá ở RTN có mật độ lớn hơn so RT, tầng rêu MĐTB ở RT cao hơn RTN. So sánh ở 2 tầng thì tầng đất có MĐTB cao hơn so với tầng thảm lá. Số lượng cá
61
thể Oribatida ở các tầng đất, các lớp lá và lớp rêu sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa xác sinh vật thành mùn. Góp phần quan trọng vào quá trình cải tạo đất rừng và sự đa dạng sinh vật ở VQG Tam Đảo.
3.2.1.3. Chỉ số đa dạng loài H’
Bảng 3.5. Chỉ số đa dạng loài H’ ở hai sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo
Tầng thu mẫu Rừng
- 2 - 1 0 +1 Chung
RTN 2,483 2,361 2,508 2,658 3,070
RT 2,948 2,719 2,713 2,646 3,257
Chung 3,114 2,886 2.857 3,058 3,375
RTN Rừng tự nhiên RT Rừng trồng
+ 1 Tầng rêu 0 Tầng lá
Ghi chú
- 1 Tầng đất 0 – 10 cm - 2 Tầng đất 11 – 20 cm
Từ bảng 3.5 ta thấy các thỉ số đa dạng loài ở RT phần lớn là cao hơn RTN trừ chỉ số H’ ở tầng rêu là tương đương nhau. Nếu tính riêng từng sinh cảnh rừng thì RT (3,375) cao hơn RTN (3,070). Nếu tính chung cả hai sinh cảnh rừng chỉ số đa dạng loài thấp nhất ở tầng lá (2,857) sau đó đến đất 0 – 10 cm (2,886), tiếp theo là tầng rêu (3,058) và đạt giá trị cao nhất ở đất từ 11 – 20 cm.
62
3.2.1.4. Chỉ số đồng đều J’
Bảng 3.6. Chỉ số đồng đều J’ ở hai sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo
Tầng thu mẫu Rừng
- 2 - 1 0 +1 Chung
RTN 0,8289 0,7639 0,7055 0,8278 0,7660
RT 0,9160 0,8345 0,8143 0,8121 0,8092
Chung 0.8596 0.7943 0.7462 0.829 0.7769
RTN Rừng tự nhiên RT Rừng trồng
+1 Tầng rêu 0 Tầng lá
Ghi chú
- 1 Tầng đất 0 – 10 cm - 2 Tầng đất 11 – 20 cm
Từ bảng 3.6 cho thấy: các chỉ số đồng đều của Oribatida ở RTN và RT đều cao, dao động từ 0,7055 – 0,916. Ở RTN, chỉ số này dao động từ 0,7055 – 0,8289, chỉ số này chung cho các tầng là 0,766. Ở RT, chỉ số đa dạng loài dao động từ 0,8121 – 0,916 và chỉ số này chung cho các tầng là 0,8092. So sánh hai sinh cảnh rừng thì RT có chỉ số đồng đều cao hơn so với RTN (trừ tầng rêu). Như vậy, mặc dù cùng khu vực địa lý, điều kiện tự nhiên không khác nhau nhiều song do sự khác nhau về tác động của con người khác nhau làm cấu trúc quần xã Oribatida ở hai sinh cảnh này có sự khác nhau.
3.2.1.5. Các loài Oribatida ưu thế ở RTN và RT tại VQG Tam Đảo
Các loài ưu thế là các loài chiếm lớn hơn 5% trong tổng số cá thể chung của quần xã ( Ermilov S.G., et al., 2007). Ở mỗi sinh cảnh, mỗi tầng phân bố trong cùng sinh cảnh... có tập hợp các loài ưu thế tập trung và tập hợp này có
63
thể thay đổi ở các sinh cảnh, ở mỗi tầng phân bố trong cùng một sinh cảnh...
khác nhau theo thời gian. Sự thay đổi các loài ưu thế phản ánh sự thay đổi môi trường sống. Trong điều kiện môi trường sống có các điều kiện thuận lợi và tối ưu, mang tính chất tự nhiên thì các loài ưu thế thường có số lượng riêng cao hơn nhưng thường không vượt trội so với các loài khác trong quần xã.
Ngược lại khi điều kiện môi trường thay đổi, tác động đến từng các cá thể, sinh vật phải tự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện sống mới, đẫn đến kết quả một số loài không thích ứng sẽ bị diệt vong, một số loài khác phát triển đột biến làm thay đổi hình ảnh tập hợp ưu thế trong quần xã. Trên cơ sở thay đổi ấy người ta có thể phán đoán được quá trình cũng như chiều hướng diễn thế sinh thái của quần xã sinh vật tại môi trường đó.
Trong phần này chúng tôi trình bày kết quả phân tích các loài Oribatida ưu thế và cấu trúc ưu thế của Oribatida trong 2 sinh cảnh của VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc (bảng 3.7)
64
Bảng 3.7. Tỷ lệ các loài ưu thế ở hai sinh cảnh RTN và RT, tại VQG Tam Đảo Sinh cảnh
RTN RT
STT Loài ưu thế
- 2 và -1 0 + 1 - 2 và - 1 0 + 1
1 Javacarus kuehnelti Balogh, 1961 7,61
2 Lohmannia javana Balogh, 1961 8,7
3 Microtegeus reticulatus Aoki, 1965 9,47
4 Cultroribula lata Aoki, 1961 10,87 5,92 18,35 12,63 16,03
5 Cultroribula sp. 5,921 5,26 17,31
6 Acrotocepheus triplicornutus Balogh et Mahunka, 1967
5,66 7 Dolicheremaeus lineolatus Balogh et Mahunka,
1967
11,18
8 Eremella vestita Berlese, 1913 16,3 17,37
9 Scapheremaeus foveolatus Mahunka, 1987 7,05
10 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 6,96 11,58 9,62
11 Unguizetes sp. 11,54
12 Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968) 11,18
13 Xylobates capucinus (Berlese, 1908) 11,84
14 Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904) 17,105 8,42
15 Liebstadia humerata Sellnick, 1928 19,95
16 Cordiozetes olahi (Mahunka, 1987) 9,62
17 Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967
19,57 31,52 8,552 7,89
65
Từ bảng 3.7 chúng tôi thấy như sau:
Trong các tầng phân bố (đất, thảm lá, rêu ) của hai sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo chung tôi đã ghi nhận được 17 loài ưu thế ở các tầng trong hai sinh cảnh. Ở RTN, tầng đất có 5 loài ưu thế , tầng lá mặc dù rất đa dạng về thành phân loại nhưng chỉ có 3 loài ưu thế, tầng rêu có 7 loài ưu thế.
Ở RT, tầng đất có 2 loài ưu thế , tầng lá rất đa dạng về thành phân loài nên có 7 loài ưu thế, tầng rêu có 6 loài ưu thế. Sự chênh lệch độ ưu thế dao động từ 5,26 đến 31,52, phần nhiều độ ưu thế dao động từ 5,26 đến 19,57.
Ở RTN, có 1 loài ưu thế ở cả 3 tầng (Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967), 1 loài ưu thế ở 2 tầng (Cultroribula lata Aoki, 1961), còn lại có 10 loài chỉ ưu thế ở một tầng nào đó (Javacarus kuehnelti Balogh, 1961:
Lohmannia javana Balogh, 1961: Cultroribula lata Aoki, 1961:
Cultroribula.sp: Eremella vestita Berlese, 1913: Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968): Xylobates capucinus (Berlese, 1908): Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904): Liebstadia humerata Sellnick, 1928:
Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967).
Ở RT, có 2 loài ưu thế ở cả 3 tầng (Cultroribula lata Aoki, 1961:
Unguizetes clavatus Aoki, 1967 ), 1 loài ưu thế ở 2 tầng (Cultroribula.sp), còn lại có 7 loài chỉ ưu thế ở một tầng nào đó (Microtegeus reticulatus Aoki, 1965: Eremella vestita Berlese, 1913: Scapheremaeus foveolatus Mahunka, 1987: Unguizetes.sp: Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904): Cordiozetes olahi (Mahunka, 1987): Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967)
Số liệu trên bảng 3.7 được chúng tôi thể hiện trên hình 3.2 và 3.3 cho phép chúng ta so sánh độ ưu thế giữa các loài trong từng sinh cảnh rừng và giữa hai sinh cảnh rừng.
66
18.35
0
6.96 17.37
12.63
11.58
9.47 8.42 7.89
5.26 17.31
16.03
11.54
9.62 9.62
7.05
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
4 8 5 4 4 10 11 10 16 3 14 17 9 10 5
%
Loài ưu thế
Rừng trồng
Tầng đất Tầng lá Tầng rêu
Hình 3.2. Cấu trúc các loài ưu thế của quần xã Oribatida ở sinh cảnh RT tại VQG Tam Đảo Ghi chú: Các số thứ tự từ 1 – 17 ở cột ưu thế là số thứ tự tương ứng của loài ở bảng 3.6
67
Hình 3.3. Cấu trúc các loài ưu thế của quần xã Oribatida ở sinh cảnh RTN tại VQG Tam Đảo Ghi chú: Các số thứ tự từ 1 – 17 ở cột ưu thế là số thứ tự tương ứng của loài ở bảng 3.6
68
3.2.2. Bàn luận và nhận xét
Phân tích theo sinh cảnh đã xác định: RTN có 55 loài, trong đó tầng đất có 32 loài với MĐTB là 7360 cá thể / m2, tầng thảm lá có 35 loài với MĐTB là 1015 cá thể / m2, tầng rêu có MĐTB là 32 cá thể / kg. Độ đa dạng loài H’
đạt 2,658 ở tầng rêu, 2,508 ở tầng thảm lá. Chỉ số đồng đều J’ ở tầng rêu (0,8258) cao hơn tầng thảm lá (0,7055). Ở RT có 56 loài, trong đó tầng đất có 37 loài với MĐTB là 6160 cá thể / m2, tầng thảm lá có 28 loài với MĐTB là 475 cá thể / m2, tầng rêu có 26 loài có MĐTB là 112 cá thể / kg. Độ đa dạng loài H’ đạt 2,646 ở tầng rêu, 2,719 ở tầng thảm lá. Chỉ số đồng đều J’ ở tầng rêu(0,8121) tương đương tầng thảm lá(0,8143).
Phân tích về loài ưu thế cho ta thấy: Tổng số loài ưu thế ở các tầng trong hai sinh cảnh rừng là 17. Ở RTN, tầng đất có 5 loài ưu thế với tỷ lệ dao động từ 7,61- 19,57 %, tầng lá có 3 loài ưu thế với tỷ lệ dao động từ 5,56 – 31,52 %, tầng rêu có 7 loài ưu thế với tỷ lệ là 5,92 – 17,105 %. Ở RT, tầng đất có 2 loài ưu thế với tỷ lệ là 6,96 và 18,35 %, tầng lá có 7 loài ưu thế với tỷ lệ dao động từ 5,26 – 17,37 %, tầng rêu có 6 loài ưu thế với tỷ lệ dao động từ 7,07 – 17,31 %.