Con người với những trải nghiệm và khao khát hạnh phúc

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn y ban (LV00938) (Trang 49 - 70)

Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN

2.2. Đặc điểm một số kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban

2.2.1. Con người với những trải nghiệm và khao khát hạnh phúc

Trong một bài viết đăng trên tạp chí văn học, nhà nghiên cứu Băng Thanh đã nhận xét: Nhân vật đầy những vết dập xóa trên thân thể, trong tâm

hồn, đó chính là nét nổi bật mang đậm ý nghĩa nhân văn khi nghiên cứu con người, tạo nên tiếng nói đa thanh trong truyện ngắn hôm nay. Nhắc đến

“nhân vật đầy những vết dập xóa” phải chăng người viết muốn nói đến những nếm trải mà chủ yếu là sự trải nghiệm nỗi đau của nhân vật trong cuộc sống. Y Ban rất nhạy cảm với những nỗi đau, những số phận con người, từ đó phát hiện và lý giải về những bi kịch người phụ nữ thường gặp phải trong cuộc đời với sự thấu hiểu, cảm thông, yêu thương, chia sẻ.

2.2.1.1. Những người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh

Bằng sự mẫn cảm bản năng và tấm lòng nhân hậu, hơn ai hết các nhà văn nữ thường quan tâm đến những “nhân vật bé mọn”, những cuộc đời bất hạnh, những cảnh ngộ éo le. Với Y Ban, xuất hiện trong truyện ngắn của chị là những người làm thuê nghèo khổ, những cuộc đời tần tảo sớm hôm, những con người tật nguyền, những người điên, thậm chí cả những cô gái điếm, những kẻ tù tội. tất cả những con người này từ bình thường đến bất thường đều rơi vào bi kịch nhân sinh giữa đời thường.

Trong gần 100 truyện ngắn của Y ban, nhân vật người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh chiếm khoảng 30/100 truyện. Sống trong xã hội hiện đại, tất cả đều phát triển cả kinh tế, văn hóa song ở góc khuất nào đó vẫn còn những con người phải chịu khổ cực về cơm áo, gạo tiền, về những khiếm khuyết của bản thân. Y Ban có cái nhìn rất sắc sảo về những con người này, từng mảnh đời ấy đã đi vào trang văn của bà một cách tự nhiên, phong phú và đa dạng.

Hình ảnh người đàn bà không tên trong Ước mơ của cô bán hàng rong ngày nào cũng vậy lầm lũi gánh hàng đi bán, gánh hàng càng ngày càng đè nặng lên vai chị”. Chị là hình ảnh điển hình của lớp người đàn bà Việt trách nhiệm với chồng, với cha mẹ chồng, với toàn xã hội. Người chồng thô bạo đánh chị ban ngày rồi đêm khuya lại đòi làm tình với chị, chị âm thầm chịu đựng, chị âm thầm khóc cho vơi đi cái đau ... nhưng cái đau cứ ngấm

vào rồi lan ra. Chị biết chồng chị cũng đang bế tắc, thực ra anh vẫn thương chị lắm nhưng kì cục cả ngày chỉ kiếm được năm nghìn phụ vợ lo cho gia đình thành ra mới nên cơ sự như vậy. Vì vậy mà chị cố gắng đi xa hơn, nghiến răng chặt hơn và chỉ có ước mơ duy nhất là mỗi ngày đi bán hàng về có thêm cái gì cho hai đứa con nhỏ. Nhưng rồi ước mơ đó cũng không thực hiện được trước sự vô tâm tàn nhẫn của gia đình nhà chồng. Đứa con vì thương mẹ, đi nhặt rác bị bạn đánh bị thương, nó thèm ăn một chiếc bánh, chị chạy về nhà với hy vọng túi bánh to chắc vẫn còn nhưng không, ông nội đã ăn hết, chẳng còn chiếc bánh nào. Tiền cũng hết, chị rã rời ngồi im lặng một lúc. Rồi chị vụt đứng lên, đầu óc chị nóng bừng, mắt chị dại đi. Cuộc cống thực luôn tỉ lệ nghịch với ước mơ của con người. Liệu có còn hy vọng nào để chị bước tiếp trên đường đời? Những người đàn bà như chị chúng ta bắt gặp rất nhiều trong xã hội hiện đại này.

Vẫn là gánh nặng cơm áo gạo tiền, song ở mỗi một hoàn cảnh khác nhau người phụ nữ lại phải chịu những bi kịch khác nhau, nếm trải những đau đớn khác nhau. Có lẽ chúng ta không ai không biết đến phong trào nhà nhà có người đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Trong số đó phải kể đến bộ phận không nhỏ những người phụ nữ nông thôn đi làm ô sin xứ người với mong ước đổi đời. Nhưng đằng sau những món tiền gửi về nhà đều đặn ấy là hàng trăm nỗi cay đắng, tủi cực mà người phụ nữ phải âm thầm cắn răng chịu đựng. Thị trong I am đàn bà là nhân vật điển hình cho những người phụ nữ ấy. Thị là một người đàn bà nông thôn có chồng, có con nhưng đông con, gia cảnh nheo nhóc. Để cải thiện kinh tế gia đình vợ chồng Thị bàn bạc rồi quyết định cho Thị đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Với phẩm chất đảm đang, chịu thương chịu khó nên khi đi lao động Thị rất được lòng của chủ nhà. Nhưng thật trớ trêu Thị đã rơi vào vòng lao lý vì bản năng yêu thương đồng loại. Đã hơn một lần Thị cứu sống con người bằng bản năng yêu thương, cả hai lần đều đẩy Thị đến sự cùng cực của cái nghèo, cái đói: Lần

đầu khi cứu sống và nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi trên cây khiến cho gia đình Thị đã nghèo lại càng nghèo; Lần thứ hai khi cứu sống một đứa trẻ lớn đang sống cuộc sống thực vật thì khát vọng đổi đời của Thị hoàn toàn sụp đổ. Y Ban rất thành công khi để cho nhân vật tự kể về câu chuyện cuộc đời mình và để người đọc tự phán xét và đưa ra hình phạt với Thị.

Xã hội ngày càng phát triển các mối quan hệ xã hội càng trở nên phức tạp. Con người không chỉ rơi vào bi kịch của xã hội mà còn rơi vào bi kịch của chính gia đình mình - nơi mà họ ngày đêm vun đắp lo lắng. Với bà Phúc trong truyện ngắn Bạn của bà Phúc là điển hình cho hiện tượng tiền bạc làm đảo lộn tình cảm đạo đức con người. Bà Phúc luôn hy vọng ba thằng con ngỗ ngược sau khi bố mất sẽ thương mẹ hơn. Vậy mà ngược lại, tất cả không như bà nghĩ, chúng đâu có nghĩ đến thân già còm cõi của mẹ mà chỉ tính toán làm thế nào để lấy hết số vàng của mẹ rồi tống mẹ ra ngoài đường. Bà Phúc bất hạnh vì con cái song lại tìm được niềm vui, niềm hy vọng từ một người điên nhưng thấu hiểu được sự cô đơn, vật vã của bà. Hai con người bất hạnh nương tựa vào nhau tạo dựng một niềm tin vào tương lai phía trước. Niềm hy vọng nhỏ nhoi ấy chỉ là một đốm sáng le lói trong cuộc đời tần tảo của bà Phúc nhưng rồi nó tắt ngấm bởi thằng con út của bà mãn hạn tù quay trở về đòi bà phần vàng mà nó cho rằng là của nó. Khi không có vàng, nó nhẫn tâm đẩy bà tới cái chết. Những giọt nước mắt muộn màng của đứa con bất hiếu không xóa đi được những mất mát mà bà mẹ đau khổ đã trải qua.

Sự phát triển chiều hướng con đường đời của nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban phát triển hoàn toàn thuận theo sự vận động của thiên tính nữ.

Qua hình ảnh người phụ nữ lam lũ, bươn trải kiếm sống ở những hoàn cảnh khác nhau Y Ban như muốn đặt ra vấn đề về số phận con người trong xã hội hiện đại. Xã hội đã tiến bộ, đất nước đã phát triển nhưng ở những góc khuất nào đó vẫn có những mảnh đời khổ cực, éo le cần sự giúp đỡ của mọi người và xã hội. Y Ban đã khai thác đúng thế mạnh của truyện ngắn và đưa

ra những lát cắt rất đắt về cuộc sống. Đọc Y Ban ta luôn bắt gặp đời sống hôm nay. Tác phẩm của chị giàu có những hình ảnh lam lũ đàn bà, vất vả đàn bà nhưng cũng rất thương cảm đàn bà.

2.2.1.2. Những người phụ nữ rơi vào bi kịch tình yêu và hạnh phúc gia đình Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban có một số lượng đông đảo những người phụ nữ rơi vào bi kịch tình yêu và hạnh phúc gia đình, nó chiếm khoảng 40/100 truyện ngắn. Tình yêu và hạnh phúc gia đình luôn là cái đích mà người phụ nữ ở mọi thời đại đều mong muốn đạt được. Y Ban cũng luôn trăn trở về điều này trong cuộc sống, đó cũng chính là đề tài phổ biến trong truyện ngắn của bà.

Bằng sự trải nghiệm của mình trong cuộc sống, tình yêu, nhân vật nữ truyện ngắn Y Ban hiện ra muôn màu, muôn vẻ, đủ hết các cung bậc tâm trạng của người đang yêu: ngọt ngào, cay đắng, hạnh phúc, đau đớn. Người phụ nữ trong truyện ngắn của Y Ban luôn trên hành trình đi tìm hạnh phúc, trăn trở về một tình yêu đích thực trong cuộc đời. Xuyên suốt trong truyện ngắn của bà là sự cảm nhận về nỗi buồn, nỗi đau vì những trớ trêu mà người phụ nữ vướng phải. Có những người phải nếm trải nỗi cô đơn, cay đắng khi không tìm được điểm dừng chân, không tìm thấy được hạnh phúc thực sự;

Lại có những cô gái yêu say mê quên cả bản thân mình nhưng bị thờ ơ, lợi dụng hay bội bạc ,lừa dối. Và có những người tưởng chừng trọn vẹn hạnh phúc với gia đình song nội tâm lại đầy mâu thuẫn. Họ luôn phấp phỏng, khắc khoải và lựa chọn hạnh phúc trong cuộc sống của mình, vì thế mà họ gặp không ít gian nan.

Đọc truyện ngắn của Y Ban, chúng ta dễ nhận thấy sự cô đơn, hối hận, tiếc nuối là những cung bậc tâm trạng của những người phụ nữ thất bại trên hành trình phiêu lưu tình ái của mình. Có người để mất tình yêu chỉ vì sự đỏng đảnh, trẻ con như Miên trong Thượng đế bảo rằng: mỗi người đàn ông là của một người đàn bà; những người phụ nữ hấp dẫn kiêu kì không bằng

lòng với tình yêu hiện tại trong Người đàn bà có ma lực; lại có những người phụ nữ lựa chọn lối sống phóng khoáng theo phong cách hiện đại trong Cuộc tình silicon, Tự, Nhân tình,...

Y Ban đã để cho nhân vật của mình tự suy ngẫm sau một quãng đường dài mải mê kiếm tìm tình yêu nhưng không bao giờ đạt được. Ngay từ dòng đầu tiên của truyện ngắn Người đàn bà có ma lực, Y Ban đã để nhân vật tự kể lại cuộc đời mình. Mỗi tình yêu đến nàng đều đón nhận nồng nhiệt rồi lại để nó nhanh chóng ra đi không ngần ngại và tiếc nuối. Chỉ yên ổn với tình yêu trong thực tại một thời gian rồi nàng lại chới với trong cảm xúc với một người mới có bao điều mới mẻ thú vị. Nàng yêu người con trai tên Sơn nhưng lại thấy “quá phẳng lặng”, anh khoa Toán thì quá lãng mạn, cậu bé thi rớt đại học thì quá trẻ con, chàng nghệ sĩ thì là con người lợi dụng, người đàn ông đã li hôn thì sợ mạo hiểm, thực tập sinh về nước thì lại bủn xỉn,... Nàng coi tình yêu như một trò chơi để thử sự khôn ngoan của mình. Nhưng hậu quả của suy nghĩ ấy khiến nàng rơi vào thực tại cô đơn. Vì cuộc chơi nào cũng phải kết thúc, khi nhiều mùa xuân đi qua mà nàng vẫn chưa tìm được một điểm dừng yên ấm. Hối hận vì đã lựa chọn lối sống sai lầm, tiếc nuối cho hạnh phúc đã qua, đau khổ với nỗi cô độc hiện tại là bi kịch tinh thần mà người phụ nữ ấy phải chịu đựng.

Không chỉ là những cô gái trẻ nông nổi, chạy theo lối sống sai lầm mà một người đàn bà đã ngoài 40 tuổi cũng thở dài khi nhìn lại cuộc đời mình. Y Ban đã đẩy nhân vật của mình vào tình huống dở khóc dở cười để rồi đưa ra một quyết định rất táo bạo: bắt tay vào cuộc chơi “chủ động sành điệu”. Đó là người đàn bà trong cuộc tình silicon, 40 tuổi thành đạt giàu có, các con đã trưởng thành và vào đại học. Người phụ nữ ấy cho phép mình thử nghiệm một cuộc sống khác khi đã có đầy đủ mọi thứ trong tay. Đối tượng mà người đàn bà ấy săn đuổi là những chàng trai trẻ. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu không xảy ra một tình huống rất đặc biệt: “Có một lần trong khách sạn

ven biển, khi câu chuyện đã vào nút kết, người đàn bà cũng tự mình đẩy hưng phấn đến độ cao thì chàng trai trẻ kia ôm bụng đau quằn quại. Đau co giật và mướt mải mồ hôi.... Sau một hội sơ cứu chàng trai đã thiêm thiếp ngủ. Ngắm mình khỏa thân một phút trong gương, người đàn bà không muốn mình là nạn nhân thứ hai của cái sự đau bụng kia nên...”[9; Tr. 17]. Và sau lần đó bà quyết định bỏ ra 50 triệu và 6 tháng điều trị để có một khuôn mặt và thân hình khả ái. Với công nghệ silicon, một bác sĩ thẩm mỹ bình thường cũng hơn hẳn đấng tạo hóa. Từ đó người đàn bà đã nổi tiếng trong giới ăn chơi sành điệu về thân hình đẹp và tính cách bốc lửa. Nhưng đồng hành với vẻ đẹp ấy là một nỗi đau đớn về thể xác, phải sống trong sự dày vò của thể xác và tinh thần đã đẩy người đàn bà rơi vào bi kịch. Bi kịch ấy càng sâu sắc hơn khi Y Ban để cho hai người đàn bà một người mang vẻ đẹp trời cho còn một người mang vẻ đẹp nhân tạo nói chuyện với nhau về nỗi cô đơn. Nhưng thật trớ trêu cả hai người đàn bà ấy đều thất vọng chán trường ghê gớm khi nhận ra nỗi cô đơn suốt cuộc đời mình: “Định mệnh là sự lựa chọn? Đâu là ranh giới? Người đàn bà không thể tìm được câu trả lời nhưng hơn ai hết người đàn bà cảm thấy nỗi cô đơn đang ngày càng thít chặt”. Hay chiêm nghiệm của người bạn cùng hoàn cảnh với người phụ nữ ttrong Cuộc tình silicon cũng là bài học để đời cho những ai đang trên con đường kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc cho mình: “Cuộc đời mình đã chinh phục, đã kiếm niềm vui, kể cả tiền của những người đàn ông nhưng mình không có một bông hồng nào, một nụ hôn nào, một cái vuốt ve đích thực nào của một tình yêu đích thực cả. Lúc nào cũng vội vàng nóng bỏng trong một guồng quay vô định. Mình đã nhìn thấy đôi trai gái họ bên nhau hàng giờ chẳng nói, chẳng cầm tay, chẳng liếc mắt tình tứ,...Họ chỉ biếng nhác bên nhau vậy. Giờ thì mình cần biết bao cái sự biếng nhác ấy. Một người thật hiểu mình và mình hiểu người ấy rồi đi bên cạnh nhau trong cuộc đời này, rồi thi thoảng nắm lấy tay nhau, nhìn sâu vào mắt nhau,.... Ước mơ sẽ làm cho con người ta

thèm sống” [9; Tr. 22]. Tất cả họ, những người phụ nữ không biết trân trọng tình yêu mình đã có, đang có, những người không lựa chọn cho mình một lối sống phù hợp đều có chung một bi kịch cô đơn, xót xa và cay đắng. Đi sâu vào mỗi tâm hồn, cảm thông với sự vật vã, khắc khoải, canh cánh ở mỗi nhân vật trên con đường đi tìm hạnh phúc nhưng tác giả không hề bênh vực cho người phụ nữ một cách khiên cưỡng bằng việc đổ tất cả những lỗi lầm đó cho cuộc đời, cho người đàn ông. Bởi họ hiểu rằng những bi kịch ấy là do chủ quan bản thân người phụ nữ. Phát hiện ra những sự thật trong cuộc đời, nhà văn không phê phán chỉ trích mà chỉ đưa ra những gianh giới những bài học kinh nghiệm dành cho người phụ nữ. Chính Y Ban đã từng nói: Khi viết về những người phụ nữ hôm nay, mổ xẻ và phân tích cuộc đời cũng như thân phận của họ, tôi muốn tác phẩm của tôi sẽ là thứ để họ vin vào và đứng dậy.

Tôi muốn chỉ ra rằng, đàn bà chúng tôi, họ đau khổ phức tạp hơn ngay từ trong suy nghĩ. Họ bị hành hạ bởi những suy nghĩ có khi là rất nhỏ nhoi như một phút xao lòng. Tôi muốn chỉ cho họ một lối đi để họ hiểu rằng cuộc sống là thế, đàn bà là thế đừng tự dằn vặt bản thân mình ... và chỉ cho họ những gianh giới để họ dừng lại khi họ là phụ nữ.

Truyện ngắn đã sử dụng nhân vật để thể hiện ý đồ và phong cách tác giả vì vậy nhân vật sáng tạo nên cốt truyện và cốt truyện chính là môi trường để phát triển tính cách nhân vật [53; Tr. 71]. Bởi lẽ nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, qua nhân vật nhà văn bày tỏ quan điểm, nhận thức, tư tưởng của mình trước cuộc đời và con người. Đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm vào đó những tình cảm, suy tư, trải nghiệm của chính lòng mình, đời mình. Khi tìm hiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban, bên cạnh những cô nàng buông thả trong tình yêu, còn có những cô gái yêu hết mình, chăm chút cho tình yêu của mình, thủy chung với tình yêu mình đã chọn nhưng vẫn rơi vào bi kịch: Nàng Nấm trong Đàn bà xấu thì không có quà;

Lụa trong Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ; Tôi - nhân vật nữ chính trong Tôi

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn y ban (LV00938) (Trang 49 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)