Chương 1 Một số vấn đề lý luận chung
1.2 Khái niệm giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức
* Khái niệm giáo dục
Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện và tồn tại cùng sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người. Giáo dục là một hoạt động chuyên môn có tổ chức, có kế hoạch của xã hội nhằm truyền thụ kinh nghiệm, bồi dưỡng tri thức, hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Thuật ngữ giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng: Giáo dục bao gồm cả việc dạy và việc học, các tác động giáo dục khác diễn ra cả trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Trong các tài liệu giáo dục hiện nay, khái niệm giáo dục tuy có cách diễn giải không hoàn toàn giống nhau do quan niệm phạm vi, giới hạn của vấn đề khác nhau song nhìn chung đều mang hàm nghĩa: là sự hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, phẩm chất đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cho con người, với nghĩa rộng nhất khái niệm giáo dục bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả các yếu tố tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người.
Theo nghĩa hẹp: giáo dục là quá trình hình thành cho con người cơ sở khoa học của thế giới quan, lý tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, phát triển và nâng cao thể lực của con người. Quá trình này được coi là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể. Giáo dục theo nghĩa này không bó hẹp trong môn đạo đức mà phải hiểu và thực hiện trong tất cả các mặt của đời sống cả trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội.
Như vậy “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài
người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên” [27, Tr. 9].
Cuốn từ điển Tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa về giáo dục như sau:
“Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra”. [26, Tr 415].
Xưa nay các xã hội, các thời đại đều coi trọng , đề cao vai trò của giáo dục.
Đối với tư tưởng Phương Đông, Khổng Tử là một nhà giáo dục lớn.
Theo ông, bản tính con người là thiện, lúc mới sinh ra ai cũng như ai, song qua giáo dục và rèn luyện sẽ dẫn tới những thân phận khác nhau. Chính vì vậy ông rất coi trọng giáo dục, ông khuyên con người: Học không biết chán, dạy không biết mỏi
CMác, nhà tư tưởng vĩ đại của giai cấp công nhân trên toàn thế giới trong tác phẩm “Bộ Tư bản” nổi tiếng của mình đã đề cao giá trị của giáo dục:
Một lao động được coi là cao hơn, phức tạp hơn so với lao động xã hội trung bình thì đó là biểu hiện của một sức lao động đòi hỏi những chi phí cao hơn, người ta phải tốn nhiều thời gian lao động hơn để tạo ra nó và vì vậy, nó có giá trị cao hơn so với lao động giản đơn. CMác và Ph.Ăngghen cũng đề cập đến nội dung giáo dục toàn diện gồm: giáo dục thể lực, trí lực, khoa học kỹ thuật; giáo dục gắn với lao động sản xuất, tức là nội dung giáo dục phải bao gồm các mặt: đức, trí thể, mỹ và giáo dục công nghiệp.
VI. Lênin, người thầy của giai cấp vô sản toàn thế giới đã đúc kết lại vai trò của giáo dục trong lời kêu gọi nổi tiếng “học, học nữa, học mãi”
Trên cơ sở phát huy truyền thống của dân tộc, tiếp thu những tư tưởng của Mác, của Lênin về giáo dục, Hồ Chí Minh cũng đã nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [21, Tr. 22]
Kế tục và thấm nhuần lời dạy của Bác, quan điểm của Đảng về GD - ĐT xuất phát từ thực tế nền giáo dục nước ta. Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã xác định những định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục nước ta nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – con người Việt Nam có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi và có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là những người kế thừa sự nghiệp xây dựng CNXH vừa “hồng”
vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ” [10, Tr. 28 - 29]
Đại hội X của Đảng cũng đã nêu cao nội dung đường lối GD - ĐT con người Việt Nam yêu nước, yêu CNXH, làm chủ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hữu nghị, hợp tác với bạn bè bốn phương, học tập, tôn trọng bản sắc dân tộc của dân tộc khác, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Dù làm bất cứ ở cương vị nào, bất cứ ngành nghề nào, đạt bất cứ thành tích nào, ở bất cứ trình độ văn hóa nào thì trong nhà trường, con người Việt Nam cần được giáo dục theo mô hình nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện và tiên tiến.
* Khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức đã được xuất hiện cách đây hơn 2600 năm trong tiết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy lạp cổ đại.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latin là mos (mous) – lề thói (morales nghĩa là có liên quan với lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lý” được xem như đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos – lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức tức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa những người với người trong giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm: mcral là đạo đức còn ethicos là đạo đức học.
Cách đây hàng ngàn năm, vấn đề đạo đức của con người đã được các nhà xã hội học xem xét và bàn luận.
- Khổng Tử (thế kỷ VI Tr CN) đã khuyên học trò của mình “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ông mong muốn xã hội phát triển bình ổn, gia đình sống hạnh phúc, con người giữ được đạo lý. Để thực hiện được ý tưởng đó, ông đề ra nguyên tắc vua tôi, ông bà, cha mẹ; con cháu đều phải theo luật nước, phép nhà. Thực ra Khổng Tử không phải là người đầu tiên bàn đến đạo đức, nhưng công lao chính của ông đã tổng kết được kinh nghiệm thực tiễn của đời sống xã hội, trên cơ sở đó xây dựng nên học thuyết về đạo đức. Học thuyết này còn nặng về tư tưởng nho giáo và ý thức hệ phong kiến, nhưng nó chứa đựng nhiều vấn đề đạo đức xã hội. Đó là ý thức đối với bản thân, ý thức đối với xã hội đặt các mối quan hệ của con người trong mối tương quan xã hội, cách ứng xử và hành vi của con người, phẩm hạnh con người, hạnh phúc con người.
- Trong xã hội ấn Độ cổ đại, học thuyết của Đạo Phật do Thích Ca Mâu Ni sáng lập đã đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức. Cái cốt lõi nhất trong hệ thống đạo đức Phật giáo là khuyên con người sống thiện, biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, tránh điều ác.
- Ở phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng. Cho đến nay, người ta vẫn coi Xôcrat (469 -399TCN) là
322 TCN) đã viết bộ sách Đạo đức học với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh con người. Nội dung của phẩm hạnh chính là ở chỗ biết định hướng đúng, biết làm việc thiện. Ông nói: Chúng ta bàn về đạo đức không phải để biết đức hạnh là gì mà là để trở thành con người có đức hạnh.
Trong giáo trình “ Đạo đức học” của tác giả Trần Đăng Sinh – Nguyễn Thị Thọ, đạo đức được định nghĩa như sau: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”. [24, Tr. 6]
Trong định nghĩa trên cần chú ý ba điểm sau:
Một là: đạo đức với tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Đạo đức cũng như các quan điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo đều mang tính chất của kiến trúc thượng tầng. Chế độ kinh tế xã hội là nguồn gốc của quan điểm về đạo đức con người. Các quan điểm này thay đổi theo điều kiện kinh tế – xã hội.
Hai là: Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
Loài người đã sáng tao ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi: phong tục tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức… Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người theo khuôn phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ đạo đức cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Những khuôn phép và quy tắc đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi của mỗi cá nhân. Sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện và xét về bản chất đạo đức là sự tự do lựa chọn của con người.
Ba là: Đạo đức là một hệ thống các giá trị, các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc phủ nhận lợi ích chính đáng hoặc không chính đáng nào đó. Nghĩa là nó bày tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định. Vì vậy đạo đức là một nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hợp thành, phát triển trên và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức không tác rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức
Sách giáo khoa GDCD lớp 10 - Nxb Giáo dục cũng đưa ra định nghĩa về đạo đức: “Đạo đức là hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” [4, Tr. 63]
Như vậy đạo đức không phải là cái có sẵn, cũng không phải do thiên định mà đạo đức là sản phẩm quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội bởi đạo đức được bắt nguồn từ tồn tại xã hội, từ lao động sản xuất, từ cuộc đấu tranh chống thiên nhiên của con người, từ bản chất con người luôn vươn đến chân, thiện, mỹ, vươn tới sự hoàn thiện chính mình. Vì thế đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người. Để vươn tới sự hoàn thiện trước hết con người phải vươn lên về mặt đạo đức.
Về bản chất “ Đạo đức mang bản chất giai cấp đồng thời mang tính nhân loại” [24, Tr. 29] khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp thì đạo đức cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc được thể hiện trước hết ở đạo đức xã hội chia thành hai nền đạo đức đối lập nhau: đạo đức của giai cấp thống trị chi phối đời sống đạo đức xã hội, đạo đức của giai cấp bị trị tồn tại như cái không chính thống. Đúng như Ph.Ăngghen đã viết “và cũng như xã hội cho tới nay
đã phát triển trong sự đối lập giai cấp, đạo đức luôn luôn là đạo đức của giai cấp” [2, Tr. 163].
Tính nhân loại của đạo đức được biểu hiện ở hình thức thấp là các quy tắc thông thường, giản đơn trong cuộc sống của con người như lòng trắc ẩn, tình nhân ái giữa người với người, lòng vị tha, độ lượng… Hình thức cao của tính nhân loại là những giá trị đạo đức tiến bộ nhất ở từng thời đại lịch sử.
Đạo đức có nhiều chức năng như giáo dục, nhận thức, điều chỉnh hành vi, giao tiếp, đánh giá, thông tin, dự báo… trong đó có chức năng giáo dục.
Chức năng này nhằm góp phần hình thành, phát triển nhân cách con người đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của xã hội. Bởi lẽ giáo dục đạo đức là con đường cơ bản nhằm hình thành cho con người hệ thống những quan điểm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội. Thông qua giáo dục đạo đức giúp con người có khả năng đánh giá, lựa chọn, tiếp thu các giá trị đạo đức xã hội để hình thành phẩm chất đạo đức cá nhân. Giáo dục đạo đức còn làm tăng tính tích cực xã hội của con người, giúp con người có ý thức trách nhiệm trước cuộc sống. Vậy cụ thể thế nào là giáo dục đạo đức?
* Khái niệm giáo dục đạo đức
Trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người, suy cho cùng nhân tố kinh tế là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, sự tiến bộ và phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò, chức năng của đạo đức. Và đặc biệt khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có áp bức, có bất công ngang trái thì cuộc đấu tranh cho cái thiện, đẩy lùi cái ác trở thành ước mơ, khát vọng của nhân loại.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển xã hội. Để xây dựng xã hội mới chúng ta rất cần có những con người mới, những con người xã hội chủ nghĩa.
Những người phát triển toàn diện cả đức cả tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Xuất phát từ đánh giá vai trò, chức năng của đạo đức đối với sự phát triển của xã hội, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra từ rất sớm trong lịch sử.
Trong xã hội ta hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc đang trở thành một nguồn sức mạnh tinh thần của sự nghiệp đổi mới đất nước, có không ít vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Đó là cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, có ý thức bảo vệ thành quả lao động, chăm lo lợi ích của cộng đồng và lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền. Vì vậy giáo dục đạo đức đặc biệt là đạo đức mới làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội là nhiệm vụ, quan trọng trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Vậy thế nào là giáo dục đạo đức?.
Khái niệm giáo dục đạo đức: “Là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân. Đó là quá trình chuyển những tri thức, những kinh nghiệm, những chuẩn mực và lý tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội” [24, Tr. 165]
Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện tồn tại xã hội ấy.
Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ của cộng đồng, phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội của cá nhân ấy như là thể hiện riêng rẽ của tồn tại xã hội về lợi ích và hoạt động của các cá nhân.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình, các cá nhân thu nhận đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội, những lý tưởng, những chuẩn mực, đánh giá đạo đức đã được hình thành trong lịch sử cộng đồng, biến kinh nghiệm của xã hội thành kinh nghiệm của bản thân. Như vậy, “giáo