Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở việt nam hiện nay (KL04644) (Trang 59 - 68)

Chương 2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo dức

2.2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh

2.2.3 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

* Giáo dục thông qua môn GDCD trong nhà trường phổ thông Môn GDCD có vị trí, vai trò rất quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh THPT. Thông qua hệ thống tri thức về Chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng bộ môn trực tiếp góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Do đặc trưng như vậy nên bản thân môn học GDCD đã mang chức năng giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi lẽ giáo dục học sinh phát triển toàn diện trong đó một mảng rất quan trọng là phẩm chất của người công dân mới phải được hình thành bằng giáo dục và phải đạt được những nội dung rất cụ thể; họ phải là người có thế giới quan tiên tiến nhất đó là thế giới quan duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phải có đạo đức cách mạng; phải hiểu biết pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mặt khác trong hoàn cảnh quốc tế đang có nhiều biến động, xây dựng CNXH gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Do đó chỉ có thông qua những tri thức khoa học mà bộ môn GDCD đem lại chúng ta mới có thể xây dựng cho

học sinh những niềm tin có cơ sở khoa học vững trãi và chỉ có như thế đạo đức của học sinh mới được khẳng định.

Đối với môn GDCD ở trường THPT, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi sách giáo khoa đã biên soạn nội dung môn học bao gồm nhiều phân môn khoa học có chung một mục đích cung cấp cho học sinh phương pháp giải thích thế giới một cách đúng đắn khoa học. Bài 10 trong chương trình GDCD lớp 10 có đề cập đến vấn đề đạo đức là gì? chức năng của đạo đức… giúp học sinh giải quyết những vấn đề gần gũi trong cuộc sống thường nhật của học sinh. Rõ ràng thông qua môn GDCD là con đường thuận lợi nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

* Giáo dục đạo đức học sinh thông qua lao động, hoạt động thực tiễn của xã hội

Theo quan điểm của triết học và đạo đức học macxit để có thể giải quyết một cách khoa học nội dung giáo dục đạo đức cần phải xuất phát từ những tiền đề hiện thực, khách quan gắn với những hoạt động cơ bản, hoạt động xã hội của con người. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac cho rằng:

trong lao động sản xuất con người không chỉ bó hẹp một mục đích duy nhất là duy trì sự tồn tại thể xác mà còn biến bản thân hoạt động ấy thành đối tượng của ý chí và lí trí, khiến nó trở nên chủ động, sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Giáo dục đạo đức thông qua lao động sẽ góp phần thúc đẩy và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ.

Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động thực tiễn của xã hội.

Đòi hỏi nhà trường phải gắn với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của cả nước, đưa thực tiễn vào những giờ lên lớp, vào hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh.

* Giáo dục đạo đức học sinh trên cơ sở tuân thủ một số nguyên tắc Giáo dục đạo đức học sinh phải phát huy ưu điểm là chính trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT là thích được khen, thích thầy cô bạn bè biết đến những mặt tốt, những thành tích của mình. Nếu giáo dục đạo đức cho học sinh quá nhấn mạnh khuyết điểm, luôn nêu cái xấu, cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, tự ti, thiếu ý chí vươn lên. Do đó cách thức giáo dục tốt nhất trong nhà trường phổ thông là thầy cô phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh, dù là những thành tích nhỏ. Người thầy cần phải tôn trọng nhân cách học sinh. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức thì cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn lên hoàn thiện mình hơn nữa.

Giáo dục đạo đức học sinh trong gia đình: cha mẹ có thể giáo dục con cái thông qua một số cách thức sau đây:

Giáo dục đạo đức cho con cái thông qua những hoạt động chung trong gia đình (duy trì giờ cơm tối, giờ ăn trưa xem tivi và chia sẻ cùng nhau) điều này sẽ giúp các em hình thành và tạo dựng mối quan hệ thân thiết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

Giáo dục đạo đức cho con cái thông qua việc đề cao nề nếp và truyền thống đạo đức gia đình.

Giáo dục đạo đức cho con thông qua lớp dạy kĩ năng sống.

Ngoài xã hội: giáo dục học sinh thông qua Luật giáo dục, trong Luật giáo dục cũng nêu điều lệ mục tiêu, nội dung giáo dục. Đòi hỏi không chỉ riêng các em học sinh mà cả nhà trường thầy cô cũng phải dựa vào đó mà định hướng phấn đấu cho mình.

* Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những tấm gương đạo đức

Trong cuộc sống xã hội, có những nhân cách toàn diện, điển hình cả về đạo đức, tài năng hoặc từng mặt. Họ trở thành những mẫu mực sống động mà những người xung quanh ca ngợi, khâm phục muốn làm theo. Do đó phương pháp nêu những gương điển hình cho người khác bắt chước, làm theo những người mẫu mực, điển hình đó đã trở thành một phương pháp quan trọng trong giáo dục đạo đức xã hội với mọi thế hệ, đặc biệt là ở học sinh. Học theo khuôn mẫu nhân cách của người khác là nét chung ở mọi lứa tuổi, song đặc biệt nổi bật ở lứa tuổi thanh niên. Tuy nhiên thì học sinh THPT đã có thái độ tự giác và phê phán rõ rệt khi bắt chước, đã tích cực nhào nặn các mẫu mực mà bản thân tự giác được.

Trước hết học sinh bắt chước những tấm gương gần gũi, được tiếp xúc hàng ngày là cha, mẹ, ông bà, anh chị em ruột thịt. I.N.Nôbscốp đã khẳng định “không có gì tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không gì gây ấn tượng sâu sắc, bền chặt bằng sự mẫu mực của bố mẹ, thầy cô giáo”. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, tất cả những hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, thái độ lao động, cách xử sự, tinh thần trách nhiệm công dân của bố mẹ, thầy cô giáo vô tình hay hữu ý đều được các em bắt chước một cách vô thức hay có ý thức.

Vì vậy việc hoàn thành nghĩa vụ công dân, xây dựng được một gia đình hòa thuận, êm ấm, hạnh phúc là điều kiện thuận lợi để giáo dục con cái. Khi đó con cái tự hào về gia đình, sống, học tập, lao động theo tấm gương của bố mẹ.

Thầy cô giáo cũng là một tấm gương để học sinh noi theo. Do đó trong từng cử chỉ, hành vi, lời nói, cách xử sự của giáo viên phải là tấm gương sáng

kiếm tri thức và hình thành nhân cách. Đòi hỏi mỗi người giáo viên phải lấy mình làm gương, đó là nguyên tắc sư phạm tối ưu nhất: lấy nhân cách để giáo dục nhân cách, lấy niềm tin để xây đắp niềm tin.

* Một số phương pháp sư phạm góp phần giáo dục đạo đức học sinh

- Phương pháp tác động vào lí trí, tình cảm của học sinh để xây dựng niềm tin đạo đức bao gồm các nội dung

Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn GDCD cũng như trong giờ các môn học khác, sinh hoạt dưới cờ.

Đàm thoại với học sinh hoặc với nhóm học sinh để khuyến khích, động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt.

- Phương pháp rèn luyện: là phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế.

Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, sinh họat tập thể.

Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biệp pháp quan trọng giúp cho học sinh phấn đấu vươn lên trở thành những người có đạo đức tốt.

- Phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh

Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu đối với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh, đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.

Khen thưởng: là tán thành, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên các em khác noi theo.

Xử phạt: là phê phán những khuyết điểm của học sinh là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự, lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác.

* Ưu, nhược điểm trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

- Ưu điểm

Việc giảng dạy bộ môn GDCD trong nhà trường: phần lớn đội ngũ giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành từ những trường sư phạm có uy tín, có kiến thức chuyên sâu, hoàn thành nhiệm vụ góp phần nâng cao nhận thức và đạo đức cách mạng, hình thành nhân cách người học sinh xã hội chủ nghĩa.

Nhiều đồng chí đã được rèn luyện trong thực tiễn cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên có lập trường tư tưởng khá vững vàng.

Việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn GDCD trong một số trường phổ thông là một bước phát triển mới. Học sinh đã thấy yêu thích, hứng thú với môn học này hơn, là nhân tố tích cực thúc đẩy việc giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả.

Việc giáo dục học sinh thông qua lao động, những hoạt động thực tiễn của xã hội: Tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm giáo dục cho các em truyền thống anh hùng của dân tộc, biết yêu thương và giúp đỡ các bạn học sinh là con em những gia đình có nhiều cống hiến cho đất nước đang gặp phải khó khăn. Tổ chức cho học sinh viết thư thăm hỏi bộ đội nhân ngày 22/12 hàng năm, kí cam kết về an toàn giao thông, về phòng chống AIDS, không sử dụng pháo trong ngày Tết đã được đông đảo học sinh ủng hộ và hưởng ứng. Qua đó giúp cho các em tin tưởng, ủng hộ công cuộc đổi mới của đất nước ngày càng tích cực tham gia

Nhìn chung trong công tác này đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, các đoàn thể và đơn vị địa phương có liên quan đặc biệt là vai trũ của Đoàn thanh niên cũng như sự tích cực xã hội của mỗi học sinh khi tham gia các hoạt động đó.

Hình thức nêu gương người tốt, việc tốt: đã thực sự phát huy tác động đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên truyền hình cũng thường xuyên tổ chức các chương trình mời những người nổi tiếng đến trò chuyện: đó có thể là những người làm ăn kinh tế giỏi, những tấm gương vượt khó. ở một số trường THPT cũng đã tổ chức tốt hình thức giáo dục này: thầy cô mẫu mực là tấm gương sáng cho học trò, hướng dẫn học sinh đọc những tác phẩm có nội dung giáo dục sâu sắc về lao động, xây dựng quê hương như “Sống giữa những người anh hùng”, tìm những gương gần gũi để các em noi theo. Cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu rộng và hầu khắp ở các trường và thực sự có hiệu quả trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi lẽ Bác cũng chính là tấm gương gần gũi, một sự hội tụ và thẩm thấu tinh hoa văn hoá của nhân loại, có tác động lớn đến tâm hồn và trí tuệ của học sinh. Bởi lẽ quá trình hình thành nhân cách là quá trình cá nhân tiếp thu các giá trị xã hội. Tiêu chí cao nhất thể hiện sự thành công của quá trình này là giá trị xã hội đó được cá nhân lĩnh hội, biến thành giá trị của cá nhân mình và trên cơ sở đó thực hiện những tình cảm những hành vi đạo đức trong thực tiễn. Học sinh sẽ đối chiếu những giá trị xã hội mà họ có được với những tấm gương thực tế để rút ra những định hướng giá trị cần thiết. Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng một tấm gương sáng còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền. Theo Người “lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [20, Tr. 558].

- Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

Việc giảng dạy bộ môn GDCD tuy đã đạt được một số thành tựu đã nêu nhưng nhìn chung bộ môn GDCD trong nhà trường vẫn chưa được xem trọng, chưa có vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông. Cô Phan Thanh Thảo, Phó hiệu trưởng trường THPT Nhân Chính, Hà Nội cho hay: GDCD phải có sức lôi cuốn. Nhiều học sinh, giáo viên coi môn GDCD là môn phụ. Cô giáo giảng, học sinh nghe trên lớp “thấm” được cái gì thì thấm về nhà quẳng sách vở không xem lại do không nhận thức được vị trí và nhiệm vụ của môn GDCD trong trường THPT. Thực tế đó đang đặt ra cho ngành giáo dục cần có giải pháp để công tác giảng dạy bộ môn GDCD đạt kết quả. ở các trường phổ thông cũng đang diễn ra tình trạng một số giáo viên “trái ngạch” kiêm dạy môn GDCD (giáo viên văn dạy GDCD, giáo viên sử dạy GDCD). Một số không ít giáo viên chính quy nhưng không thường xuyên bổ sung kiến thức mới, không thực hiện được phương châm “học đi đôi với hành” mà đáng lẽ với môn GDCD đó lại là điều hết sức cần thiết. Do không nhận thức hết tầm quan trọng của bộ môn GDCD cũng như công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm cần thiết nên một số giáo viên giảng bộ môn đã tự ý cắt xén giờ giảng, có giáo viên cho giờ giảng của mình cho các giáo viên bộ môn khác như văn, toán mà không hề đòi lại.

Thực trạng đáng buồn khác dẫn đến hiệu quả giảng dạy bộ môn GDCD chưa đạt kết quả như mong muốn kéo theo công tác giáo dục đạo đức vẫn tồn tại một số hạn chế, đó là một số ít giáo viên còn thiếu tự tin, thiếu sáng tạo trong giảng dạy bộ môn GDCD. Đứng trước những quan niệm không đúng đắn về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của môn GDCD trong trường phổ thông, sự quan tâm không đầy đủ của phụ huynh, của các em học sinh

môn, nghiệp vụ cao, bằng lương tâm trách nhiệm của bản thân để cảm hóa, thuyết phục họ. Song chính bản thân giáo viên lại tự hạ thập vai trò của mình, giá trị của mình hoặc buông xuôi với tình trạng đó. Suy nghĩ này có cả ngay trong sinh viên khoa GDCT, họ lo lắng cho tương lai của mình do thực tế của bộ môn. Trong khi môn GDCD là con đường cơ bản nhất, thường xuyên nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh. Lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp có thể bốc cháy hay như ngọn lửa kia đang được nhen nhóm gặp gió mạnh làm lung lay?

Việc sử dụng một số phương pháp sư phạm cũng chưa đạt kết quả như mong muốn: việc giảng giải, truyền thụ tri thức đạo đức dường như vẫn mang tính một phía. Giáo viên giảng, học sinh lắng nghe và ghi chép. Đây cũng là hạn chế của việc sử dụng phương pháp cũ trong dạy học nói chung. Trong khi chính học sinh là chủ thể của các quá trình tiếp nhận tri thức đạo đức. Phải chăng nên để cho học sinh chủ động bày tỏ quan niệm của mình về những quan niệm đạo đức, đúng- sai, thiện- ác để từ đó giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

Việc áp dụng nội quy, quy chế cũng như sử dụng phương pháp khen thưởng, trách phạt vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả giáo dục đạo đức: xử lý không nghiêm vi phạm dẫn đến học sinh rất dễ tái phạm. Đơn cử trường THPT Trần Quốc Tuấn (Nam Định) nơi tôi thực tập sư phạm có những hôm thứ hai đầu tuần do đường bẩn rất nhiều học sinh đi học muộn. Hiện tượng này đã chấm dứt khi Ban Giám Hiệu trường cùng giáo viên chủ nhiệm xiết chặt hơn công tác xử lý vi phạm, số học sinh đi muộn đã giảm đi đáng kể.

Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT phải mang tính toàn diện từ việc đề ra mục tiêu giáo dục, nội dung và cả phương pháp giáo dục đạo đức, tác động cả trong và ngoài nhà trường cùng với sự nỗ lực của chính bản thân học sinh để góp phần tạo nên những con người phát triển toàn dịên.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở việt nam hiện nay (KL04644) (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)