Chương 2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo dức
2.2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh
2.2.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện
* Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
“Lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản. thái độ XHCN đối với lao động, lòng nhân ái và tinh thần tập thể XHCN”. [23, Tr. 130].
Đối với lứa tuổi THPT cần đặc biệt nhấn mạnh những nội dung sau:
Lòng yêu nước XHCN: là một phẩm chất cơ bản của con người mới Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là “sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại” [11, Tr. 100], là “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một dạng triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam” [14, Tr. 63] và còn là “động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta” [12, Tr. 74]. Giáo dục cho học sinh thấy rằng dù đã sống trong thời hoà bình, độc lập, thống nhất nhưng âm mưu và hành động phá hoại của Chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực thù địch vẫn tồn tại. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN luôn là hai nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt mà toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành mục tiêu, lý tưởng chính trị xuyên suốt của toàn dân tộc; đồng thời là nền tảng nảy sinh những giá trị, những chuẩn mực đạo đức mới tốt đẹp. Dân tộc Việt Nam trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Yêu nước luôn là giá trị đạo đức cao nhất, là cơ sở tinh thần tạo nên sức sống trường tồn của dân tộc. Phải thực sự gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Chỉ có như vậy mỗi người học sinh yêu nước dù trong bất kì hoàn cảnh
nào cũng đều một lòng hướng về Tổ quốc thân yêu để phấn đấu, hi sinh vì một nước Việt Nam hùng cường có thể sánh vai cùng với các nước trên thế giới.
Trong thời đại ngày nay, con người với lòng yêu nước chân chính không những yêu mến, tự hào về Tổ quốc mình mà còn góp sức vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa bao gồm: yêu quý quê hương, đất nước; yêu quý và tự hào về lịch sử vẻ vang và những giá trị văn hoá của dân tộc; gắn bó với truyền thống dân tộc và có ý thức về phẩm giá dân tộc; quan tâm tha thiết đến những lợi ích chính đáng của dân tộc; tự hào về những thành tựu của đất nước đang tiến bước trên con đường của CNXH; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Đây là phẩm chất đầu tiên cần có trước hết khi giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm truyền thụ lại những giá trị tinh thần đó là: lòng yêu nước nồng nàn từ xa xưa, là quyết tâm đứng lên bảo vệ Tổ quốc khi có giặc ngoại xâm, là phấn đấu học tập cống hiến sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì đổi mới hiện nay.
Đi liền với lòng yêu nước là tinh thần quốc tế vô sản: đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của các nước khác trên thế giới, quý trọng những giá trị và truyền thống văn hoá của dân tộc khác. Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều có bản sắc văn hoá riêng phải trân trọng những giá trị văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác nhưng không được đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc mình.
Lòng nhân ái XHCN: là tình yêu thương sâu sắc đối với nhân dân lao động, là một phẩm chất đạo đức cơ bản của nhân cách XHCN được thể hiện ở: lòng yêu quý và kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, những người gần gũi thân thích trong gia đình, họ hàng, thầy cô giáo; thái độ quan tâm và thông cảm với những người xung quanh mình, về những nỗi vui sướng và đau buồn,
trị cao nhất của CNXH, tích cực đấu tranh bảo vệ những quyền của con người tự do và phẩm giá của con người; sẵn sàng giúp đỡ người khác đặc biệt khi họ gặp tai nạn “lá lành đùm lá rách” bằng chính kiến thức, sức lực của mình mà không mảy may tính toán. Thông qua việc phát động các phong trào nhân đạo như: “giúp bạn nghèo vượt khó”, “tất cả hướng về miền Trung ruột thịt”, ủng hộ Nhật Bản khi đất nước này phải chịu ảnh hưởng nặng nề của sóng thần năm 2011 vừa qua. Đó cũng là giáo dục những giá trị đạo đức của dân tộc.
Khi cơn lốc của kinh tế thị trường, của cuộc chạy đua để đạt tới tiền tài, địa vị, danh vọng, khi đồng tiền được đặt lên trên hết thì rất cần giáo dục lòng nhân ái, lòng yêu thương đồng cảm giữa người với người. Đặc biệt cần giáo dục cho thế hệ từ lớn đến bé, từ khi các em cất tiếng khóc chào đời thông qua lời ru của bà, của mẹ và khi các em lớn lên bằng những bài giảng trên lớp của thầy cô, bằng cách ứng xử giữa người với người, bằng chính những gì các em đang mắt thấy tai nghe.
Thái độ XHCN đối với lao động: đây cũng là một phẩm chất cơ bản của nhân cách XHCN: coi lao động là phẩm giá, là vinh dự, là hạnh phúc, là lẽ sống của người lao động, là nhu cầu cơ bản của con người; lao động có kỉ luật, có kĩ thuật, có sáng tạo, đạt năng suất cao; biết quý trọng và bảo vệ của công, ghét thái độ chây lười, ăn bám, vô kỉ luật, nói dối, làm dối.
Phẩm chất đạo đức cơ bản này cần được xây dựng và biểu hiện ngay trong lao động học tập của học sinh với các đức tính chăm chỉ, cần cù, say mê trong học tập, chu đáo, trách nhiệm, vượt khó, hoàn thành mọi công việc được giao, giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập, tuân theo kỉ luật học tập, giúp đỡ bạn bè trong học tập. Đó là em giỏi giúp em kém, em thông minh giúp em chậm chạp, em năng động giúp em ít hoạt động dựa trên tình bạn và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa con người để trở thành một nhóm tập thể lành mạnh theo lời dạy của Bác: người đời ai cũng có những chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay
của người này và giúp người chữa chỗ dở…Dùng người cũng như dùng gỗ, thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tuỳ chỗ mà dùng được. Và điều quan trọng hơn thông qua nhóm bạn giúp bạn mà các em đoàn kết, yêu thương nhau, sống có tinh thần tập thể, trách nhiệm, ghét thói sống cá nhân, vị kỉ.
Giáo dục cho các em không những có thái độ đúng đắn với lao động trí óc mà cần phải coi trọng cả lao động chân tay: ý thức sẵn sàng ở lại quê hương, có thể làm nông nghiệp hay phát huy những ngành nghề truyền thống cuả địa phương.
Giáo trình đạo đức học do Phạm Khắc Chương - Nguyễn Thị Yến Phương chủ biên cũng nêu một số nội dung giáo dục đạo đức mới cho học sinh. Đạo đức là một hình thái ý thức thường xuyên biến đổi, thường xuyên có những yếu tố mới nảy sinh và phát triển cùng với các điều kiện vật chất của xã hội. Theo quan điểm đó thì đạo đức trong gia đình, học tập, giao tiếp cũng có những nội dung mới nhằm hình thành nhân cách người công dân theo lý tưởng XHCN.
Nội dung giáo dục đạo đức mới trong gia đình: Cùng với tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc, gia đình Việt Nam cũng có những biến đổi lớn về đời sống, cơ cấu, các quan hệ nội bộ gia đình. Nếu trước đây gia đình với nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp, hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, gia đình gồm nhiều thế hệ, hiện tượng li hôn, hoang thai ít. Từ khi nền văn minh công nghiệp ra đời cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự hình thành nhiều đô thị lớn tập trung thu hút dân cư ra thành thị, việc thuê mướn lao động tăng nhanh trong đó đông đảo là phụ nữ. Nhiều chức năng gia đình đã được các thiết chế khác đảm nhiệm hay hỗ trợ như: nuôi dạy chăm sóc người ốm, người già... tình trạng li hôn phổ biến, trẻ em ngoài giá thú… Đây là những vấn đề cơ bản đang nổi cộm trong xã hội hiện nay.
Dù xã hội có nhiều đổi thay, nhiều yếu tố của xã hội tác động đến sự biến đổi của gia đình nhưng không có một thể chế xã hội nào thay thế được chức năng sinh đẻ, nuôi dưỡng, giáo dục con người của gia đình, của những bậc làm cha, làm mẹ đặc biệt khi con cái họ đang ở lứa tuổi THPT - rất cần sự giáo dục, quan tâm để định hướng những giá trị đạo đức cho các em.
Giáo dục con cái trở thành người công dân chân chính là nghĩa vụ hết sức nặng nề đối với mỗi bậc cha mẹ. Con cái có thể là niềm vui, niềm tự hào, hạnh phúc hoặc là những giọt nước mắt âm thầm đau đớn của cha mẹ lúc tuổi già. Điều 19 của Luật hôn nhân và gia đình có nêu: “Cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ, đạo đức. Cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con”.
Phải luôn chú trọng giáo dục đạo lý truyền thống của con cái đối với cha mẹ.
Luôn luôn đem lại niềm vui, sự phấn khởi cho cha mẹ.
Luôn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ.
Thường xuyên tỏ lòng kính trọng, quý mến cha mẹ.
Có trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ những việc làm vừa sức, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, lúc tuổi già.
Biết kế thừa những truyền thống tốt đẹp của gia đình, bảo vệ danh dự, gia phong tốt đẹp của gia đình.
Giáo dục cho học sinh THPT đạo đức mới trong học tập:
Giáo dục cho học sinh xác định được động cơ học tập để trở thành người có tài, có đức không chỉ vì mục đích “vinh thân, phù gia” mà còn vì lợi ích của quần chúng nhân dân, của xã hội. Mọi động cơ học tập vì lợi ích cá nhân không tính đến lợi ích của cộng đồng dân tộc hoặc làm tổn hại đến sự
phát triển văn minh, tiến bộ của xã hội đều là những biểu hiện thiếu đạo đức trong học tập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát và khẳng định động cơ học tập mới là “Học để tin tưởng, tin tưởng vào tương lai dân tộc, tin tưởng vào tương lai cách mạng” [22, Tr. 329].
Giáo dục cho học sinh tính kiên trì vượt khó, khiêm tốn - đây cũng là yếu tố đạo đức mới trong học tập. Lúc còn sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn chúng ta trong học tập “Phải khiêm tốn, thật thà, cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập.
Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc tính, không được ba phải, điều hoà.
Phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập” [22, Tr. 641- 642].
Đối với mỗi con người trong quá trình học tập ở nhà trường từ khi khai tâm cho đến khu thành đạt đã nảy sinh và phát triển một mối quan hệ rất đặc biệt đó là quan hệ thầy - trò một trong những đạo lý thiêng liêng nhất của con người Việt Nam. Cũng như đạo trung với nước, đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, đạo lý thầy trò góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc và cốt cách con người Việt Nam. Nói đến đạo lý thầy trò là nói đến sứ mệnh cao cả của người thầy giáo và truyền thống “tôn sư trọng đạo” cần giáo dục cho học sinh mọi thời đại, là một trong nội dung cần giáo dục cho học sinh THPT khi học trong nhà trường cũng như sau khi trưởng thành.
Người thầy phải dạy học bằng cả đức độ trong sáng và trí tuệ dồi dào của mình như Bác Hồ căn dặn “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức. Tài là văn hoá, chuyên môn đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức” [21, Tr. 494]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi cùng tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm trường Đại học sư phạm Hà Nội đã nói với các thầy
nhất, dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người vô danh” [20, Tr. 236].
Cần giáo dục cho học sinh là những người học trò đúng mực: bao giờ cũng kính trọng đạo đức và tài năng của các thầy cô; coi trọng tri thức văn hoá và thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người hữu ích cho Tổ quốc và gia đình; có tình nghĩa với thầy cô; lúc nào cũng khiêm tốn với thầy cô cho dù sau khi ra trường mình có giàu sang và danh vị đến đâu.
Thầy và trò như thế mới tạo nên đạo lý cao đẹp. Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người rất chăm lo cho nền giáo dục nước nhà đã nói “thầy phải ra thầy trò phải ra trò” đây là nội dung giáo dục cần thiết cho cả học sinh và giáo viên.
Bởi lẽ đạo đức thầy - trò nằm trong hệ thống đạo đức xã hội.
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều.
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Và “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đây là truyền thống, là những lời khuyên của những nhà nho uyên thâm thuở trước và cũng là cho hầu hết các em học sinh đang ở lứa tuổi THPT - những người đã có sự trưởng thành nhất định về tâm lý, thể chất, trí tuệ.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay cần giáo dục cho học sinh THPT nhận thức được phẩm chất đạo đức cần thiết trong học tập để có quyết tâm rèn luyện, nâng mình ngang với tầm cao của thời đại.
Giáo dục cho học sinh có tính kỉ luật, chấp hành nội quy, quy chế của trường, của lớp; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
Nhà trường chính là “mái nhà thứ hai” sau gia đình góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách toàn vẹn cho học sinh. Cũng như trong gia đình con cái phải kính yêu, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, không làm cha mẹ phiền lòng;
cha mẹ nuôi nấng, dậy bảo con lên người, cho con một mái ấm gia đình ấm cúng, hạnh phúc. ở nhà trường cũng như vậy, nhà trường tạo mọi điều kiện
cho học sinh được học tập, rèn luyện, đào tạo học sinh thành những người có ích cho xã hội thì nhà trường cũng đòi hỏi học sinh phải có ý thức chấp hành nội quy, quy chế trong trường học.
Một số nội quy, quy chế học đường đặt ra và yêu cầu học sinh phải chấp hành: không đi muộn; không nói dối; không vi phạm trong kiểm tra, thi cử; không gây gổ đánh nhau; quần áo đầu tóc gọn gàng, không ăn mặc theo kiểu lập dị; không bỏ học, trốn tiết; không vô lễ với thầy cô, đội ngũ nhân viên trong nhà trường; không phá hoại của công. Bởi lẽ thực tế cho thấy dù kỉ luật học đường được đặt ra nhưng do xử lý vi phạm không nghiêm nên học sinh rất dễ tái phạm. Do đó phải tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức chấp hành kỉ luật, ý thức tự nghiêm khắc với chính bản thân mình. Trong lời căn dặn của Bác, Bác đã khuyên học sinh phải “đoàn kết tốt, kỉ luật tốt”. Bởi lẽ học sinh THPT là những thế hệ trẻ có trình độ học vấn cao, sẽ học tiếp bậc Đại học, sẽ trở thành những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực hoạt động xã hội: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục của một quốc gia. Nhưng ngay từ bây giờ cũng như về sau nữa các em phải có ý thức chấp hành nội quy, quy chế của trường học.
Điều 85 Luật giáo dục 2005 có đề cập đến “nhiệm vụ của người học”
trong đó tại khoản 2 cũng đặt ra nhiệm vụ của người học “thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường, chấp hành pháp luật của Nhà nước” [15, Tr. 37], điều 88 cũng đề ra một số hành vi học sinh không được làm “xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ nhân viên của các cơ sở giáo dục và người khác; hút thuốc, uống rượu bia trong trường học, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng; gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh” [15, Tr. 38].
Giáo dục cho học sinh hiểu, tuân thủ pháp luật của nhà nước. Có nhiều