Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại xã bình hòa, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 51 - 55)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5 Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt

Đối với mẫu nước mặt, kết quả quan trắc sẽ được đánh giá theo 2 phương pháp bao gồm: (i) so sánh với các nồng độ giới hạn của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2009/BTNMT) được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) nhằm xác định các thông số gây ô nhiễm, (ii) đánh giá theo chỉ số chất lượng nước WQI (water quality index)

Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu Trang 38 Việc đánh giá chất lượng nước mặt được thực hiện theo quyết định số 879/QĐ- TCMT ngày 01/07/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, về việc ban hành

“Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước”, nhằm đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát theo các mức giá trị được trình bày trong bảng 2.4[14].

Bảng 2.4 - Mức đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI.

Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu biểu thị 91-100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh

hoạt

76 – 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp 51 – 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các

mục đích tương đương khác

26 – 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác

0 – 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Nguồn: Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước 2 5 2 Phương pháp đánh giá chất lượng nước giếng

Đối với mẫu nước giếng, kết quả phân tích được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) và nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) được ban hành bởi Bộ Y tế. Phương pháp đánh giá số liệu cụ thể cho nước mặt và nước giếng được thể hiện trong bảng sau đây.

Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu Trang 39 Bảng 2.5 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam sử dụng trong đánh giá

chất lượng nước mặt và nước giếng xã Bình Hòa oại mẫu Quy chuẩn kỹ thuật

Quốc gia Việt Nam

Giá trị

giới hạn Ghi chú

Nước mặt QCVN 08:2009/BTNMT Cột A2 Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải xử lý Nước giếng

QCVN 01:2009/BYT - -

QCVN 02:2009/BYT Cột II Hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình

2 6 PHƯƠNG PHÁP T NH TOÁN & D BÁO T I Ư NG Ô NHIỄM 2 6 Tính toán tải lƣợng nguồn nông nghiệp

 Trồng trọt

Xác định hàm lượng N, P, K nguyên chất trong phân bón hoá học đạm, lân, kali được sử dụng, đơn vị kg/ ha/vụ (tuỳ thuộc vào từng địa phương). Từ đó xác định được tổng lượng chất dinh dưỡng N, P, K được sử dụng trong năm nhờ số liệu diện tích đất canh tác, số vụ canh tác, đơn vị tấn/ năm.

Xác định lượng N bị rửa trôi ra sông suối được ước tính bằng 20 - 25% lượng phân đạm bị rửa trôi ra sông suối dưới dạng NO3- (Cooke, Willam, 1973). Xác định lượng P bị

rửa trôi ra sông suối được ước tính bằng 4- 6% lượng phân lân bị rửa trôi ra sông suối (Culley et al., 1983).[21]

 Chăn nuôi

Tải lượng ô nhiễm do chăn nuôi gia súc gia cầm cũng được tính bằng công thức:

T = T1 x K (2.1)

Với K là hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)[21] ; T1 là tổng đàn con của từng loại hình chăn nuôi.

Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu Trang 40 Bảng 2.6 - Hệ số ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi

oại Hệ số ô nhiễm ( g/ngày/con)

BOD TSS Tổng N Tổng P

Trâu, bò 0,45 3,25 0,12 0,03

Heo 0,09 0,2 0,02 0,006

Gia cầm 0,0025 0,015 0,009 -

Nguồn: WHO [21]

2.6.2. Tính toán tải lƣợng nguồn sinh hoạt

Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán và dự báo đến năm 2020 theo công thức:

Li = Ci x Q (2.2)

Với Li là tải lượng của thông số i (kg/ngày.đêm); Ci là nồng độ trung bình của thông số i (kg/m3) và Q là lưu lượng nước thải (m3/ngày.đêm). Trong đó, lưu lượng nước thải là tổng của lưu lượng nước thải sinh hoạt và dịch vụ tối đa, được tính theo số dân (người), tiêu chuẩn dùng nước bình quân (l/người/ngày đêm) lấy theo TCXDVN 33:2006 [4], hệ số dùng nước lớn nhất trong ngày (1,35), tỷ lệ dùng nước cho các dịch vụ khác (15%) và hệ số hao hụt của nguồn nước sử dụng (0,85).

Xác định dân số để dự báo ta áp dụng công thức tính dân số cho từng thời kỳ Nt = No *[ 1 + ( ttn + tch)]t (2.3)

Trong đó, Nt là dân số năm dự báo, No là dân số năm hiện trạng, ttn là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tch là tỷ lệ tăng dân số cơ học, t là số năm trong khoảng thời gian dự báo.

Nồng độ các thông số ô nhiễm sẽ được dựa vào định mức tải lượng ô nhiễm trung bình tính cho 1 người/ngày đêm do tổ chức Y tế thế giới –WHO nghiên cứu.

Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu Trang 41 Bảng 2.7 - Định mức tải lượng ô nhiễm trung bình tính cho 1 người/ngày đêm Thông số

ô nhiễm

ịnh mức tải lƣợng ô nhiễm (g/người/ngày đêm)

ịnh mức tải lƣợng ô nhiễm trung bình (g/người/ngày đêm)

BOD 45 – 54 50

COD 85 – 102 94

TSS 70 – 145 107

Dầu mỡ 0 – 30 15

Tổng N 6 – 12 9

NH4+ 3,6 - 7,2 5,4

Tổng P 0,8 – 4 2,4

Coliform 106- 1010 (MPN/100ml) 108 (MPN/100ml)

Nguồn: WHO,1993 [21]

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại xã bình hòa, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)