Các bộ phận cấu thành quyền lực Nhà nước

Một phần của tài liệu Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở việt nam (Trang 27 - 36)

8. Két cấu của luận án

1.1.2. Các bộ phận cấu thành quyền lực Nhà nước

Nghiên cứu cấu trúc quyền lực Nhà nước sẽ mở đường nhân thức về tmh chất quyền lực Nhà nước, làm sáng tỏ nội dung của Ị^iạm trù quyền lực Nhà nước và từ đó tạo ra khả năng khái quát hoá cao hơn trong việc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước trong điều kiên Đ ổi m ới hiện nay. Để xác định cấu trúc quyền lực Nhà nước cần khẳng định những xuất phát điểm sau:

- Quyền lực Nhà nước được sinh ra từ những mâu thuẫn đối kháng giai cấp.

Không có đối kháng giai cấp thì không có quyền lực Nhà nước. Mặt khác, bản thân quyền lực Nhà nước có mâu thuẫn bên trong của nó. Trong quyền lực Nhà

nước có sự đan xen nhất định quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyên với quyền lực chính trị của một số giai cấp khác trong xã hội.

- Quyền lực Nhà nước là hiên tượng xã hội đa dạng, năng động, và các cấu phần của nó được phân chia thành hai loại: bộ phận cấu thành tạo nên bản chất của quyền lực Nhà nước là ý chí giai cấp hoặc ý chí nhân dân; và bộ Ịđìận tạo nên cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước là bộ máy chính quyền Nhà nước.

Tính giai cấp của quyền lực Nhà nước thể hiên rõ nhất ở chỗ quyền lực v không thể không thuộc một chủ thể nhất định. Quyền lực Nhà nước thuộc về giai cấp nào thì giai cấp đó là chủ thể của quyền lực Nhà nước.

Quyền lực Nhà nước dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó các yếu tố sức mạnh quyền lực Nhà nước được hình thành: Đảng cầm quyền, chính quyền...

Trong thực tiễn nếu không có bộ máy Nhà nước thì quyền lực Nhà nước không thể thực hiên được. M ối liôn hệ qua lại giữa quyền lực Nhà nước và bộ máy Nhà nước là rất Ị^ìức tạp. Thực ra, " từ góc độ triết học ta có thể nói quyền lực Nhà nước ỉà nội dung, còn bộ máy Nhà nước là hình thức"[ 35,tr.82]. Các cơ quan Nhà nước được tổ chức lại và đó chính là sự thể hiên 'Vật chất” của quyển lực. Cơ cấu quyền lực Nhà nước quyết định nội dung quyền lực Nhà nước. Không pửiải ngẫu nhiên trong bộ máy Nhà nước bóc lột, vai ưò chủ đạo lại thuộc về hệ thống các cơ quan trấn áp, và

trong bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vai trò chủ đạo lại thuộc về cơ quan đại diện của nhân dán là Quốc hội.

Quyền lực nhà nước gổm 3 bộ phận chủ yếu cấu thành: quyền Lập pháp, quyền Hành pháp và quyền Tư Ị^ìáp.

Quyền lập pháp.

Ngay từ thời cổ đại, đã có những nhà tư tưởng vượt lên trên thời đại của họ đang sống, như Xôlông (638-559 TCN) chẳng hạn, cho rằng quyền lực Nhà nước không phải ở đâu xa lạ mà chính bắt nguồn từ những cá nhân sống trong cộng đồng. Tất cả dân chúng phải bầu ra những đại diện cho cộng đồng để giải

quyết công việc chung được gọi là công việc nhà nước, về quy chế bầu Hội đổng Chấp chính của Xôlong, Ph. Ảnghen nhận định : "vì chế độ th ị tộc không thể giúp đỡ nhân dân bị bóc lột chỉ còn cách trông cậy vào nhà nước vừa mới ra đời. Và Nhà nước đã đến cứu giúp nhân dân bằng các quy chế của X ôlong..."

[18,tr.l78]

Tuy nhiên, chỉ khi xã hội loài người phát triển đến chủ nghĩa tư bản, Nghị viện mới xuất hiện và thực hiện chức năng lập pháp, nghĩa là thông qua những văn bản pháp luật. Việc làm luật ỉà chức năng cơ bản nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước và để đảm bảo thực hiện chức năng làm luật, trên thực tế, song song với chức năng làm luật còn có chức năng giám sát việc thực hiện các văn bản ỉuật mà quốc hội đã thông qua.

Trong lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nghị viện tư sản lần đẩu tiên ra đời ở Anh quốc, vào thế kỷ 13-14 do nhu cẩu chi tiêu ngày càng tăng, để có thêm những nguồn thu bù những khoản chi trên của ngân sách Hoàng gia, nhà Vua thường triệu tập những cuộc họp bao gồm đại diện các lãnh địa trực thuộc nhằm mục đích vừa thăm dò, vừa yêu cầu thực hiện tốt việc thu thuế. Khoản chi tiêu ngày càng tăng lên của ngân sách Hoàng gia, và các cuộc họp như trên diễn ra nhiều hơn, từ bất thường thành ra thường kỳ, rồi trỏ thành tục lệ. Bên cạnh việc đồng ý thu tăng thuế cho ngân sách Hoàng gia, đại diện các lãnh địa đã khôn khéo yêu cẩu Hoàng đế chỉ được cai trị những lãnh địa mà họ là người đại diện theo một quy định nhất định.

Chính những cuộc họp đã dẩn dần trở thành Nghị viện Anh.[30,tr 137] Những yêu cẩu gia tăng thu thuế trò thành một chức năng tài chính của Nghị viên và cũng chính những quy định yêu cầu của các đại diện trở thành những văn bản luật như hiện nay. Từ đó, việc làm luật trở thành chức năng chủ yếu của Nghị viện. Thuật ngữ Nghị viện cũng vì vậy mà có nghĩa là nói, tranh cãi (Parlement).

Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản là thời kỳ hoàng kim của Nghị viện. Mặc dầu, quyền lực nhà nước bị chia sẻ, nhưng thực sự N ghị viện có ưu thế hơn hẳn so với

các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực. về Nghị viện tư sản, V.I.Lênin nhận định rằng: "Chế độ đại nghị là chế độ mà đó Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực: quyển lực lập pháp, quyền lực hành pháp và quyền lực tư Ị^ìáp, trong đó quyền lực lập pháp của Nghị viên có ưu thế hơn hẳn và những thành viên của Nghị viên do nhân dân trực tiếp bầu ra có nhiều đặc quyền đặc lợi, nhưng lại không chịu trách nhiệm trực tiếp trước cử tri"

P 5 ’tr57’58]

- T ừ k hi Nghị viện ra đời, không có m ột đ ạ o luật n ào có thể được ban hành nêu không có sự xem xét, ựìê chuẩn của Nghị viện, về nguyên tắc, Nghị viện tư sản có thể thông qua bất cứ một đạo luật nào để điều chỉnh bất cứ một quan hệ xã hội nào, nếu Nghị viện cho rằng viêc điều chỉnh quan hệ xã hội đó bằng luật là cần thiết. Quan điểm này hình thành vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản và hiên nay vẫn được Hiến pháp các nước Anh, Hylạp và Nhật bản quy định. Tuy vậy, trong tình hình mới, quan điểm trên không còn đứng vững nữa. Nghị viện chỉ được quyền thông qua những đạo luật mà nội dung của nó không can thiệp quá sâu vào lĩnh vực hành Ịáiáp. Hiến Ị*á p của Cộng hoà Pháp năm 1958 quy định: Nghị viện chỉ được thông qua luật trong một Ị^iạm vi nhất định (điéu 34).

Ở nước ta, bản Hiến pháp đầu tiên là Hiến pháp 1946 đã khẳng định:

“ Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyển cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (điều 22). “ Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đật ra các pháp luật...” (điều 23). Hiến pháp nãm 1959 khẳng định quyền lập pháp của Quốc hội một cách dứt khoát hơn: “ Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Viêt Nam dân chù cộng hoà” (điéu 43). “ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Ị^háp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”

(điều 44). Hiến Ị^iáp 1980 qui định tại điều 82 vị trí, tính chất của Quốc hội đầy đù hơn nhiều so với các Hiến pháp trước đó. “ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa V iệt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những qui tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà n ư ớ c'

Những qui định tại điều 82 của Hiến pháp 1980 về cơ bản được Hiến pháp năm 1992 khẳng định lại tại điều 83. Như vậy, Quốc hội nước ta thay mặt nhân dân nắm giữ quyển lực Nhà nước và trực tiếp thực hiện quyền lập pháp, về vấh đề này chúng tôi sẽ phân tích kỹ các Ị*ầ n sau.

Quyền hành pháp

Quyền hành pháp là một trong ba bộ phận của quyền lực Nhà nước. Cần phải khẳng định rằng ba bộ phận của quyền lực Nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối giữa chúng.

Quan niệm khá phổ biến hiện nay cho rằng quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật và xét về phương diên quyền lực, quyền hành pháp không có tính độc lập mà ịáiụ thuộc vào quyền lâp Ị^iáp. Cách hiểu này chưa toàn diện và đầy đủ, bởi vì:

- Quyền lực Nhà nước biểu thị ‘"ý chí chung’,,là quyền lực bao ưùm toàn xã hội và thống nhất. Bất cứ một bộ Ị^ìận nào của quyền lực Nhà nước cũng là sự biểu hiện của quyền lực thống nhất, xuất hiện từ quyền lực chung và thực hiện những mục đích của quyền lực chung. Quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, được thiết lập và thực thi trên cơ sở uỷ quyền của quyền lực nhân dân. Cho nên, quyền hành pháp là một loại quyền lực có tính độc lập tương đối.

- Quyền hành Ị^áp dù được quan niệm là quyền thi hành pháp luật và được trao cho Chính phủ thực hiện, nhưng trong chức năng của mình, ơ iứ ih píìủ và các cơ quan hành píiáp còn có quyền lập quy. Hơn thế, cơ quan lập ỊÌiáp phải chịu sự giám sát của nhân dân và chịu sự tác động nhất định của cơ quan hành pháp và tư pháp để đảm bảo cho công tác lập ựiáp thể hiện đúng tinh thẩn pháp luật, phản ánh

“ ý chí chung” và mọi hoạt động của cơ quan lạp pdiáp cũng Ị^iải tiến hành đúng chức năng, thẩm quyền trong khuôn khổ của pháp luật. Như vậy, vai trò của cơ quan hành Ị^ìáp còn thể hiện ở việc tham gia vào quá trình sáng tạo pháp luật. Ở nước ta, đây chính là sự phối hợp các cơ quan Nhà nước thực hiện quyển lực Nhà nước.

- Xét về mặt lịch sử hình thành và phát triể n của lý thuyết tam quyền phân lập thì khái niêm quyền hành pháp được phân biệt cùng với quyền lập pháp và tư pháp từ quyền lực Nhà nước. Việc phân biệt này làm cho ba quyền trên mang tính độc lập tương đối nhằm mục đích chống độc quyền và lạm dụng quyền lực.

%

Khái niệm quyén hành pháp có mối quan hệ hũu cơ với khái niệm quyền hành chính. Hành chính là khái niêm rất rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý, điều hành và phục vụ trên tất cả các ỉĩnh vực của đời sống xã hội.

"Quyền hành chính có những nét đặc thù rất cơ bản, đó là quyền lực hành động, mạnh mẽ, rộng khắp và luôn đòi hỏi ỊẾiải có phương thức tổ chức và triển khai đặc thừ để đáp ứng các yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên, nhạy cảm một cách nhanh chóng, linh hoạt, quyết đoán"[58,tr.284-285].

Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra một số kết luận :

“ Quyền hành pháp là khái niệm chung dùng để chỉ một bộ phận (nhánh, loại) quyền lực đặc th ù ,quyền lực thi hành pháp luật, và phản ánh mối quan hệ quyền lực ở cấp độ cao nhất giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước nói chung , còn quyền hành chính là khái niệm cụ thể hơn phản ánh một tiểu hộ thống thống nhất từ trung ương xuống địa phương gắn với việc quản lý điều hành và phục vụ của toàn bộ hê thống cơ quan hành chính.

Chủ thể của quyền hành pháp là Chính phủ (nói đầy đủ là của cơ quan hành pháp trung ương), còn chủ thể của quyền hành chính là toàn bộ hộ thống các cơ quan hành chính các cấp. Tính chất điển hình của cơ quan hành pháp là chấp hành, còn tính chất điển hình của cơ quan hành chính là quản lý, điều hành. Nói cách khác khái niệm cơ quan hành chính phản ánh tính độc lập cao hơn so với khái niệm cơ quan hành pháp.

Tuy nhiên, quyền hành pháp và quyền hành chính có quan hê mật thiết với nhau, xâm nhập bổ sung ỉẫn nhau, sự phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm đó chỉ có thể tiến hành về Ịđìương diên lý thuyết, còn trong thực tế tổ chức và thực thi quyền lực thì điều đó dường như khó có thể thực hiện được. Vì vậy, việc dùng khái niệm điều hành quyền hành pháp hay quyền hành chính là tuỳ thuộc vào yêu cẩu cụ thổ của vấn đề thực tiến đặt ra. Nhưng, bất luận trong trường hợp nào, quyền hành pháp hay quyền hành chính cũng đéu có tính độc lập và có những đặc điểm riêng không thể trộn lẫn với các quyền khác. Nếu xem xét vấn đé quyổn lực theo quan điểm hệ thống thì cả hai khái niệm đều chưa phản ánh đầy đủ tính chất và nội dung của một bộ pAiận quyền lực có những đặc điểm rất riêng với tư cách là một tiểu hộ thống nằm trong một hê thống quyển lực nhà nước thống n h ấ t,mà từ đó hình thành một hệ thống cơ quan tương ứng từ trung ương xuống địa phương.” [58,tr,285-286].

V ì vậy, để tiện cho việc nghiên cứu và vận dụng vào việc giải quyết các vâíi đề thực tiễn thì "cần thiết phải mở rộng nội dung của khái niệm quyền hành pháp thành khái niệm quyền thi hành pháp luật và hành chính (có thể gọi là quyền hành pháp và chính sự) để dung hợp trong đó những nội dung thi hành pháp luật, lạp qui, quản lý, điều hành và phục vụ" [58,tr287】.

Quyền tư pháp

"Tư pháp" là gì? "Tư" là chỉ ý nắm giữ, chấp chưởng, "Tư pháp" chính là việc nắm giữ pháp luật, bảo vê công lý. Theo các học giả Trung Quốc trong sách "Nãm đương đại" thì "vào thời Trung Quốc cổ đại, "Tư Ịáiáp" chủ yếu chỉ

là "đoán ngục" tức là điều tra phán xét những vụ án, đổng thời cũng bao gồm sự quản lý giám sát, giám ngục đối với quan lại. Cơ quan của công việc nắm giữ pháp luật gọi là "Pháp ty", như thời Minh TTìanh, có 3 cơ quan sự vu pháp luật là Bộ Hình, Đại L ý Tự và Đô Sát Viên, được gọi là "Tam Pháp Ty" [45,tr319].

Dưới chế độ chiếm nô và phong kiến, cả ba quyền lập frfiàp, hành pháp và tư pháp đều thuộc về nhà Vua. Quyền lực của nhà Vua là vô hạn và nhà Vua sử dụng quyền lực một cách tuỳ tiện. C.Mác nhận xét rất xác đáng rằng " sự tuỳ tiện là quyền lực của Vua, hay quyền lực của Vua là sự tuỳ tiện"[15, tr 319].

Đến giai đoạn tư bản chủ nghĩa, các nhà tư tưởng tư sản xây dựng học thuyết phân chia quyền lực nhằm chống lại sự lạm dụng và tuỳ tiện của nhà Vua.

Montesquieu trong tác Ịđìẩm "Tinh thần Pháp luật" viết: “ sẽ không có tự do nếu quyền xét xử không được phân biệt với quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền xét xử được sáp nhập vào quyén lập pháp thì sẽ không có tự do. Nếu quyền xét xử được nhập vào quyền hành pháp thì thẩm phán sẽ trở thành những kẻ áp bức” [43,t r i o i】.

Như vậy, sự độc lập của Toà án trước lập pháp và hành pháp là một trong những bảo đảm quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người, nhất là trong việc chống lại tình trạng chuyên chế, tham những, lợi dụng quyền lực của nhà cầm quyền.

Đối tượng của hoạt động xét xử dẩn dẩn được mở rộng. Dưới chế độ phong kiến, hoạt động xét xử chỉ được áp dụng cho các thần dân vi phạm pháp luật do Vua đặt ra. Thời đó tồn tại phổ biến một quan điểm cổ xưa lỗ i thời cả phương Đông và phương Tây là: chỉ có thần dân mới có hành vi vi phạm pháp luật, còn quan lạ i thì hoạt động của họ là mẫu mực, luôn luôn đúng luật, càng về sau và đến đương đại thì hoạt động xét xử cũng được áp dụng cho các quan chức cao cấp, kể cả Tổng thống: Việc xét xử của Toà án không chỉ bao hàm các hoạt động thi hành luật, mà với sự Ị^iát triển ngày càng cao của dân chủ, Toà án còn xem xét cả những hoạt động ban hành các văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở việt nam (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)