Hấp thu dinh dưỡng qua lá

Một phần của tài liệu hiệu quả phân bón lá lactofol o lên sinh trưởng, năng suất cải xanh wasa 54 và cải ngọt hv tại xã mỹ hạnh trung, thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.3 Hấp thu dinh dưỡng qua lá

1.3.1 Nguyên lý hấp thu dinh dưỡng qua lá

Theo Romheld và El – Fouly (1999) hấp thu dinh dưỡng qua lá gồm 5 bước sau:

- Bước 1: là ướt bề mặc lá bằng dung dịch phân bón.

- Bước 2: sự xâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào.

- Bước 3: sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây.

- Bước 4: sự hấp thu dinh dưỡng vào bên trong tế bào.

9

- Bước 5: sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng đến các bộ phận khác.

Cây trồng hấp thu được các chất dinh dưỡng qua hệ thống lá nhờ cấu tạo đặc biệt của lá. Các chất dinh dưỡng sau khi hòa tan trong nước (dạng dung dịch) sẽ đi vào cây nhờ 3 con đường chính:

- Qua lớp cutin (lớp sáp).

- Qua khí khẩu trên bề mặt lá.

- Thẩm thấu qua màng tế bào trên mặt lá.

Chất dinh dưỡng xâm nhập qua hệ thống lá cây nhờ đi qua lớp cutin (lớp sáp). Lớp cutin trên bề mặt lá có cấu tạo bởi những acid béo như sáp nên không hòa tan trong nước. Đây chính lá bức tường ngăn không cho dinh dưỡng thấm qua. Tuy nhiên trên lớp sáp có những vi lỗ có đường kính nhỏ khoảng vài nm và cũng cú thể vài àm và giữa những phõn tử acid bộo cú khoảng hở. Chính những khoảng hở này giúp cho các chất đi vào khi có nước đi kèm.

Con đường thứ 2 các chất dinh dưỡng đi vào cây đó là con đường đi qua khe hở trên lớp biểu bì. Con đường các chất dinh dưỡng dễ dàng xâm nhập vào cây nhất đó là con đường dẫn đi qua khí khẩu. Khí khẩu trên lá là nơi lý tưởng nhất để các chất dinh dưỡng đi vào cây dễ dàng hơn với 2 con đường kia. Tuy nhiên, cũng có một đặc điểm bất tiện là cơ chế đóng mở khí khẩu cung phụ thuộc vào từng loài thực vật. Đa số thì cơ chế đóng mở khí khẩu đều mở ban ngày (khi có ánh sáng mặt trời), nhưng có một số loài lại mở khí khẩu vào ban đêm (khi không có ánh sáng mặt trời). Một đặc điểm nữa cần lưu ý là khí khẩu sẽ đóng lại khi có sự bất thường của thời tiết khí hậu (nóng quá hoặc lạnh quá).

Do đó, việc phun xịt phân bón lá cần quan tâm tới đặc điểm này để cho hiệu quả phân bón lá đạt cao hơn. Mặt khác, khí khẩu tập trung chủ yếu mặt dưới của lá cây (trừ cây lúa thì số khí khẩu phân bố khá đồng đều giữa mặt trên và mặt dưới lá). Do vậy, kỹ thuật phun xịt phân bón lá cũng là một kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Một trở ngạy nữa là trên bề mặt của khí khẩu có lớp đệm không khí, chính lớp đệm không khí này cũng gây khó khăn cho các chất dinh dưỡng đi vào trong mô tế bào lá.

Con đường thứ 3 mà các chất dinh dưỡng có thể xâm nhập vào cơ thể thực vật đó là qua màng tế bào lá. Hoạt động này khá bị động và hiệu suất phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và nồng độ của các chất tan.

Theo Holwerda, khả năng hấp thu của các tế bào lá cây cũng bị ảnh

10

hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng. Sự hấp thu qua các tế bào lá có thể được điều khiển qua tình trạng dinh dưỡng của cây, nhưng đây không phải là quy luật chung mặc dù hiện tượng này dã được khám phá đối với nguyên tố P (lân). Việc hấp thu lân quá lá chuyển xuống rễ nhanh hơn đối với cây đang thiếu lân.

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng hệu quả sử dụng phân bón lá

Hiệu quả nông học và hiệu quả kinh tế của phân bón lá cũng phụ thuộc vào một số yếu tố như: chất bám dính và chất làm mềm lớp cutin (lớp sáp) trên bề mặt lá. Chất bám dính có vai trò có vai trò làm mềm lớp sáp trên mặt lá, giúp giảm sức căng bề mặt để dung dịch được trải rộng trên mặt lá, tăng diện tích tiếp xúc và từ đó tăng tốc độ cũng như lượng dinh dưỡng vào mô lá.

Ngoài ra, chất bám dính sinh học cũng góp phần loại trừ lớp đệm không khí để dinh dưỡng dễ dàng xâm nhập qua con đường khí khẩu; bên cạnh đó, hiệu lực của một số loại phân bón lá phụ thuộc vào kích thước chất tan, nếu kích thước chất tan càng nhỏ thì khả năng để đi vào các khe hở qua màng tế bào của mô lá càng dễ dàng hơn; phụ thuộc vào thành phần phân bón lá: nếu dinh dưỡng có trong thành phần phân bón lá càng nhiều chức năng chuyên dùng cho từng giai đoạn (từng thời điểm) và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng cây trồng thì hiệu quả càng cao khi sử dụng loại phân bón lá này.

1.3.3 Các lưu ý khi sử dụng phân bón lá

Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, đất bị khô hạn và trời nắng nóng. Nên phun buổi sáng, có nắng nhẹ, khoảng 8 đến 10 giờ sáng là tốt nhất vì lúc này khí khẩu lá mở nhiều dễ hấp thu phân, cần phun ướt cả mặt dưới lá.

Hòa phân với nước theo đúng nồng độ hướng dẫn trên bao bì. Pha đậm đặc quá dễ bị cháy lá. Thời gian và số lần phun cũng phải tuân theo hướng dẫn, không lạm dụng quá mức có thể gây hại cây hoặc giảm chất lượng nông sản.

Mỗi loại có thành phần và tỉ lệ các chất khác nhau, thích hợp mỗi loại cây trồng, mỗi giai đoạn phát triển của cây, với mỗi loại đất và mục đích khác nhau. Cần xem xét cụ thể từng loại để sử dụng đúng điều kiện và múc đích.

Không nhầm lẫn phân bón lá với các chất kích thích sinh trưởng cây trồng vì mỗi loại có tác dụng khác nhau. Trong chất kích thích không có các chất dinh dưỡng. Nếu muốn vừa kích thích vừa cung cấp chất dinh dưỡng thì phải dùng loại phân có các chất kích thích hoặc pha chung phân bón lá với chất kích thích. Cuối cùng cần lưu ý là phân bón lá đôi lúc cần thiết nhưng không thể

11 thay thế phân bón qua đất.

Theo Brown (1999), hiệu quả của phân bón lá ảnh hưởng bởi 3 yếu tố sau:

- Yếu tố lý và hóa tính của phân bón sử dụng: sự hấp thu dinh dưỡng tùy thuộc vào các anion nối kết.

- Yếu tố về khả năng xâm nhập của các chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào chất ảnh hưởng bởi chủng loại giống của thực vật, loại và tuổi của lá cây, hóa tính của phân bón, vào các điều kiện môi trường như ẩm độ, nhiệt độ, ngày hay đêm và phương pháp áp dụng. Ví dụ: khi ẩm độ cao, sự hấp thu qua lớp cutin sẽ gia tăng vì quá trình hydrat hóa của lớp cutin cao hơn (Chamel et al., 1991; van Gardingen va Grace, 1992).

- Yếu tố về khả năng lưu động bên trong lá cây của các chất dinh dưỡng sử dụng được xác định bởi khả năng cơ động của các mô libe liên hệ, chủng tính và độ già của lá cây và sự bất động của các phần tử hiện diện nơi áp dụng phân bón.

Một phần của tài liệu hiệu quả phân bón lá lactofol o lên sinh trưởng, năng suất cải xanh wasa 54 và cải ngọt hv tại xã mỹ hạnh trung, thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)