CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.2 Phương thức thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba nghiệm thức với ba lần lặp lại. Tổng diện tích thí nghiệm 121 m2 (11 x 11 m).
Diện tích mỗi ô là 5 m2.
Cải ngọt Cải xanh
REP 1
T1 T1
T2 T2
T3 T3
REP 2
T2 T2
T3 T3
T1 T1
REP 3
T3 T3
T1 T1
T2 T2
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Chú thích T: Nghiệm thức
Các thí nghiệm được khí hiệu như sau:
- Nghiệm thức 1: không phun Lactofol O, bón phân theo công thức của nông dân 105 N + 87 P2O5 + 58 K2O (đối chứng).
- Nghiệm thức 2: phun Lactofol O một lần.
- Nghiệm thức 3: phun Lactofol O hai lần.
Phun Lactofol O lần 1 vào thời điểm cây có 3 – 5 lá (15 đến 17 NSKG) với liều lượng 200 ml Lactofol O + 50 lít nước/1000 m2, phun Lactofol O lần 2 vào thời điểm 28 – 35 NSKG với liều lượng 400 ml Lactofol O + 100 lít nước/1000 m2.
19 2.2.2 Kỹ thuật canh tác
Sửa soạn đất:
Đất được dọn sạch cỏ dại và cuốc lên thành liếp (5 m2), phơi đất khoảng 4 ngày sau đó làm mặt liếp có hình mui luyện để thoát nước tốt và xới đất không quá nhuyễn vì mùa mưa làm đất quá nhuyễn làm đất nén chặt lại làm rễ không ăn sâu vào đất. Lên luống mui luyện: giữa luống cao, hai bên mép liếp thấp dần, kiểu luống này được áp dụng cho vùng có mưa nhiều, đất thoát nước kém (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
Chuẩn bị giống và gieo sạ:
Hạt giống cải xanh và cải ngọt khi mua về có thể gieo trực tiếp, lượng hạt giống gieo trực tiếp khoảng 1,2 kg/1000 m2. Có thể đánh rãnh nhỏ trên liếp rau để dễ chăm sóc và tỉa cây, mỗi rãnh cách nhau khoảng 10 cm.
Bón phân:
Bón phân theo công thức của nông dân: 105 N + 87 P2O5 + 58 K2O cho 1 ha chia làm 5 đợt bón (Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Liều lượng và phương pháp bón phân cho cải xanh WASA 54 và cải ngọt H&V
Thời điểm bón Cách bón Liều lượng bón (%)
N P2O5 K2O
0 (bón lót) Rải 0 55,6 50
10 Tưới 19,9 8,9 10
15 Tưới 36,4 13,3 15
20 Tưới 36,4 13,3 15
25 Tưới 7,3 8,9 10
Bón lót toàn bộ phân super lân và KCl, phân hóa học (Bảng 2.3) còn lại tưới vào lúc chiều mát, tưới nước ướt đều liếp rồi tưới phân hóa học, cân và pha phân riêng cho từng lô (hòa tan từng loại phân sau đó pha chung các loại lại để tưới).
Bảng 2.3 Liều lượng và loại phân bón cho cải xanh WASA 54 và cải ngọt H&V
Loại phân Tổng số (kg/1000m2)
Ngày sau khi gieo (ngày)
0 10 15 20 25
Super lân 24 25 0 0 0 0
KCl 4,8 4,8 0 0 0 0
Ure 14,44 0 2,88 5,78 5,78 0
NPK
(20-20-15) 19,26 0 3,85 5,78 5,78 3,85
20
Lượng phân bón cho rau trên đơn vị diện tích thường lớn vì rau có thời gian sinh trưởng ngắn và cho năng suất cao. Sự hấp thu chất dinh dưỡng của rau không giống nhau trong các giai đoạn sinh trưởng. Có rau chỉ hút một lượng lớn dinh dưỡng vào giai đoạn cuối gần thu hoạch, do đó để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây cần kết hợp bón lót và bón thúc nhiều lần. Cần bón nhiều lần và phối hợp các cách bón trên tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh để có thể bón một lượng lớn phân mà không làm hại rễ, cháy lá, hư cây và hao hụt do rửa trôi. Ngoài ra có thể tưới hay phun trên lá dung dịch phân nồng độ 2 – 3‰ để cung cấp nhanh chất dinh dưỡng và tránh hao hụt hoặc cho phân vào đầu nguồn nước khi tưới (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
Chăm sóc:
- Dọn cỏ xung quanh và tiêu hủy cỏ để diệt các mầm bệnh có sẵn trên ruộng.
- Trừ kiến bằng Vibasu 10 H để tránh kiến tha hạt cải khi gieo.
- Đậy lưới lại khoảng 3 ngày từ lúc gieo để tránh nước mưa rửa trôi hạt, giảm bốc hơi nước từ đất, tăng cường ẩm độ đất trong vùng rễ mọc, giữ cấu trúc đất tốt, đất không bị đóng váng, khỏi tốn công xới đất, vun đất và giảm công làm cỏ.
- Sau khi gieo 7 – 10 ngày, dặm những chỗ hạt không mọc để đảm bảo mật độ. Công việc tỉa cây được tiến hành 10 – 15 ngày sau khi gieo, tỉa bỏ những nơi mọc dày, cây xấu.
- Phun thuốc khi thấy sâu bệnh xuất hiện và gây hại.
- Tưới nước định kì 2 lần/ngày sáng và chiều, những ngày mưa hoặc đất còn ước thì không tưới. Tưới nước là trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết.
- Làm cỏ để giảm cỏ cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng với cây trồng, giúp sâu bệnh có nơi ẩn nấp và phá hại cây rau nên làm giảm năng suất cây trồng. Đa số các loại rau có rễ ăn cạn ở lớp đất mặt do vậy việc làm cỏ kết hợp với xới xáo đất là hết sức cần thiết vừa có tác dụng thông thoáng, tăng cường chế độ khí cho rễ rau, vừa có tác dụng tiêu diệt cỏ.
2.2.3 Thời điểm và liều lượng xử lý phân bón lá khoáng – sinh học Lactofol O
Lactofol O được phun qua các lần và thời điểm như sau:
- Lần 1: phun khi cây có 3 – 5 lá (khoảng 15 – 17 NSKG) liều lượng sử dụng trên 1000 m2 là 200 ml Lactofol O + 50 lít nước.
- Lần 2: phun vào thời điểm 28 - 35 NSKG liều lượng sử dụng trên
21 1000 m2 là 400 ml Lactofol O + 100 lít nước.
Lưu ý: thời điểm phun Lactofol O và lúc chiều mát, sau khi tưới nước, lá khô. Tránh phun lúc còn ánh sáng mặt trời và tránh bị mưa (nếu bị mưa rửa trôi thì phải phun lại).
2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 2.2.4.1 Ghi nhận
- Ngày gieo, ngày trồng, ngày thu hoạch.
- Sâu bệnh: theo dõi tình hình xuất hiện sâu bệnh.
2.2.4.2 Các chỉ tiêu nông học
Mỗi lô đánh dấu cố định 30 cây cố định để lấy các chỉ tiêu nông học các thời điểm 15, 20, 25, 30, 33 NSKG. Các chỉ tiêu gồm:
- Chiều cao cây (cm): dùng thước cây đo từ cổ rễ đến chóp lá cao nhất của cây.
- Số lá trên cây (lá/cây): đếm tổng số lá trên thân tính từ lá thật đầu tiên đến lá ngọn (có chiều dài phiến lá trên 2 cm).
- Kích thước lá (cm): chiều dài và chiều rộng của lá lớn nhất trên cây, đo nơi to nhất của lá.
2.2.4.3 Chỉ tiêu năng suất và thành phần năng suất
- Trọng lượng cây (g/cây): cân ngẫu nhiên 10 cây/lô, cân toàn bộ cây (rễ, thân, lá) lúc thu hoạch.
- Năng suất tổng: tổng trọng lượng thu được ở các lần thu được, quy ra năng suất (tấn/1000 m2).
- Năng suất thương phẩm: là phần bán được trên mỗi lô sau khi đã loại phần không thương phẩm (cây đã bị hư hại do sâu bệnh, dị tật, thối, úng hay quá nhỏ không bán được) qua các lần thu hoạch, quy ra năng suất (tấn/1000 m2).
- Tỉ lệ năng suất thương phẩm (%) = năng suất thương phẩm /năng suất tổng.
- Thời gian bảo quản (giờ): sau khi thu hoạch để 10 cây/lô vào điều kiện môi trường bình thường.
2.2.4.4 Các chỉ tiêu khác
- Tổng chi phí: bao gồm tiền giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động,…
- Tổng thu nhập: năng suất (kg/1000 m2) x giá bán (đồng/kg) = đồng/1000 m2.
22
- Lợi nhuận/vụ: tổng thu nhập – tổng chi phí.
- Chi phí cho 1 kg sản phẩm (đồng/kg) = tổng chi phí đầu tư/năng suất.
- Lợi nhuận/1 kg sản phẩm (đồng/kg) = giá bán – chi phí cho 1 kg sản phẩm.
2.2.5 Phân tích số liệu
Các số liệu thí nghiệm được nhập vào bảng Microsoft Excel 2003 và dùng hàm tính toán để tính giá trị trung bình, vẽ đồ thị. Sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0, dùng phép thử LSD hoặc Duncan để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
23