Những nét dị biệt của hành ngữ và tục ngữ

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong tác phẩm của chu văn (Trang 39 - 42)

V. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

2. Những nét dị biệt của hành ngữ và tục ngữ

2.1. V ni dung ý nghĩa.

Xét về mặt ý nghĩa thì tục ngữ diễn đạt một ý trọn vẹn, là một phán đoán, còn thành ngữ diễn đạt một khái niệm - ngang một từ, một cụm từ.

Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội, chẳng hạn đúc rút về kinh nghiệm canh tác: "Nht nước, nhì phân, tam cn, t ging".

Hay kinh nghiệm về thời tiết:

Mau sao thì nng vng sao thì mưa”. Qua nhìn lần quan sát hiện tượng thiên nhiên mà người dân đúc kết được kinh nghiệm này để ứng dụng trong nông nghiệp

Còn thành ngữ là một hình ảnh sinh động, biểu cảm, giàu tính hình tượng. Thành ngữ thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hay nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn:

"Chân cng, đá mm" (tu từ hoán dụ).

Hay :

Kín cng cao tường”. Hình ảnh của nhà giàu sang trọng.

Giàu nt đố đổ vách”. Giàu có quá mức.

Giai nhân tài tử”. Hình ảnh của những trai tài gái sắc thời phong kiến

"Kiến bò ming chén” (tu từ ẩn dụ).

2.2. V hình thc ng pháp.

Thành ngữ là một cụm từ cố định, không diễn đạt được một ý tưởng. Chúng chỉ tương đương với một cụm từ hay một từ, được sử dụng như một thành phần để tạo câu và có kết cấu một trung tâm. “Về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ là một cụm từ”, “Không có khả năng đứng độc lập trong chuỗi lời nói” [;Tr13]Nguyễn Văn Mệnh, về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ. Tạp chí ngôn ngữ số 3, 1972

Ví dụ: Tôi chúc chị "M tròn con vuông". Thành ngữ “M tròn con vuông” không thể đứng độc lập một mình mà nó cần sự bổ trợ của cụm từ “Tôi chúc chị” thì mới có nghĩa.

Còn tục ngữ là một loại đơn vị câu độc lập, có những đặc điểm về mặt truyền thống về mặt cấu trúc hình thức cũng như về mặt tạo nghĩa. Có khả năng đứng một mình. Ví dụ như:

Có công mài sắc có ngày nên kim Nói thật mất lòng

Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn 2.3. V chc năng.

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, bài học luân lí hay phê phán sự việc.

Vì thế tục ngữ có nhiều chức năng như: Chức năng thẩm mỹ, nhận thức và giáo dục.

VD: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Chức năng nhận thức, giáo dục giúp ta hiểu được hễ làm gì cũng phải kiên trì nhẫn nại thì mọi việc sẽ thành công. Còn chức năng thẩm mỹ cho ta những hình ảnh đặc sắc để thuyết phục được người đọc.

Bên cạnh đó còn rất nhiều những câu tục ngữ như: “Mt con nga đau, c tàu b cỏ” giáo dục sự đoàn kết, hay câu “Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc li” theo quan niệm của ông bà ngày xưa thì con người ít nói mà hễ nói là đúng đắn còn hơn nói nhiều mà chẳng ích chi và tiếc kiệm lời cũng thể hiện được tính cách của những người hiểu biết nhiều.

Do thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định đã quen dùng và cũng chưa thể là một câu hoàn chỉnh cho nên về chức năng có phần hạn chế hơn tục ngữ. Thành ngữ chỉ có chức năng định danh và chức năng thẩm mỹ.

VD: “ Mt vuông ch đin”. Thành ngữ cho ta một hình ảnh đẹp về một khuôn mặt của người nào đó trông có vẻ đầy đặn , khôi ngô nhưng chưa cho ta được một phán đoán nào về con người này và cũng chẳng có một bài học kinh nghiệm nào.

Như vậy , sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức về các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy, khi được rút lại thành khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, được diễn đạt thành ngững phán đoán thì ta có tục ngữ.

2.4. V đối tượng nghiên cu.

Vì thành ngữ, tục ngữ về cơ bản khác nhau là giữa một hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội. Do đó, thành ngữ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học ngôn ngữ . Còn tục ngữ được nghiên cứu như một hiện tượng ý thức xã hội, một hiện tượng văn hóa tinh thần của nhân dân lao động, trong đó biểu hiện khá rõ ràng nhận thức của nhân dân về cuộc sống, trong đó phản ánh khá rõ ràng thế giới quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động trong một thời kì lịch sử nhất định.

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong tác phẩm của chu văn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)