Tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong tác phẩm của chu văn (Trang 71 - 76)

Chương II. Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn

II. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn

3. Mục đích sử dụng thành ngữ của Chu Văn

3.4. Tính cách nhân vật

Để làm nổi bật được tác phẩm thì việc miêu tả tính cách nhân vật cũng không thể thiếu. Với tài năng của mình Chu Văn đã dùng những thành ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày để miêu tả tính cách của những nhân vật của mình. Với việc này đã

làm nổi bật được tính sáng tạo và nêu bật được nội dung của tác phẩm. Sau đây, người viết xin đưa ra một số trường hợp tiêu biểu.

“…dù cho nó có là đứa bc ác bt nghì, mt khi đã chu phép bí tích ri, con Ái không được xa lánh…”.[30;Tr.23]. Nó ở đây chính là Nhương chồng của ái. Là một người ham ăn, ham chơi, bám váy đàn bà mà sống đã phụ bỏ Ái. Trong văn cảnh trên là lời nói của Nhân khuyên Ái dù Nhương có như thế nào Ái cũng không được xa lánh. Với thành ngữ trên tính cách của nhân vật Nhương cũng đã lộ ra.

Để nói đến tinh cách ba phải của ông Trùm Nhâm khi ông làm ông Trùm hờ trong nhà thờ, ai nói gì ông cũng chẳng giận hờn gì Chu Văn đã đưa thành ngữ thành ngữ

Mười rm cũng ư, mười tư cũng gtvào ngữ cảnh: “ông chng bn. Mười rm cũng ư, mười tư cũng gt”[30;Tr.84]. Với thành ngữ này ta thấy được tính cách nhu nhược ba phải của nhân vật.

Luôn cho mình là đúng và kêu ngao về điều đó. Đó là tính cách của Phùng một nhân vật trong tiểu thuyết “Bão biển”. Và đây là lời nhận xét của Tín “Ti nghip cho hn là vì nó dương dương t đắc không biết mình dt nát…”[30;Tr.93] Chu Văn đã rất kheo léo khi dùng thành ngữ này để nhân xét tính cách của Phùng.

Xông đi! Xông đi! Mày nhát như cáy thế thì… cho chúng nó…”.[30;Tr.394].

Nhát như cáy” là thành ngữ mà Chu văn dùng để khắc họa tính cách của Tần trong lúc Tần cùng bọn Ngật đến phá. Nhưng vốn với bản tính nhút nhát thật thà không dám làm nên bị Ngật chê là nhút nhát. Và câu thành ngữ này đã khái quát được điều đó.

Thành ngữ “lá mt lá trái” là thành ngữ nói đến bản chất tráo trở, lật lộng của một người nào đó. Chu Văn đã mượn thành ngữ này và thông qua suy nghĩ của Nhài để nói lên bản chất của Phùng, một tên tráo trở, lấy Nhài đến mang thai rồi bỏ. Đây là văn cảnh chứa đựng thành ngữ. “Nhưng con người ấy thế mà lá mt lá trái, lật lường không nói hết được…”

Ruột của loài ngựa rất thẳng, chính vì thế mà khi để nói về tính cách của một người nào đó thẳng thắng, bộc trực thì nhân gian có câu “Thng rut nga”. Trong ngữ cảnh sau để nói về tích cách của người lính Chu văn đã sử dụng thành ngữ này với một chút thay đổi nhưng vẫn giữ được nội dung ý nghĩa “Chng qua là h “lính”

quá mà thôi, gp gì nói đấy thng tun tut như rut nga, cha chú cũng mc,…”[33;Tr.22]. Thật vậy người lính đã từng đối mặt với sống chết nới chiến trường

nên họ chẳng sợ gì nữa và tâm tính cũng thẳng thắng ví như ruột ngựa. Thành ngữ này được Chu văn sử dung rất hợp lí khi miêu tả tính cách của người lính.

Thành ngữ “Ming hùm gan sa” để nói về tính cách của một người nào đó bên ngoài miệng thì ăn to nói lớn những thực ra bên trong rất nhút nhác sợ hãi. Ở đây Chu Văn đã dùng thành ngữ này để nói về tính cách của Ba đích một tên hay nói phét nhưng cũng rất nhát gan. Hắn nói năng thiếu lịch sự, chửi thề là cho Cáp nóng lên thụi vào mõ hắn thế mà hắn vẫn chịu nhin vì sợ và vì nghe lời vợ. Chu Văn đã đặt thành ngữ này trong văn cảnh sau “Ba Đích vua nói phét, ming hùm gan sa, s cô v tr hết vía”[32;Tr.149]. Chỉ với một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng sử dụng đúng chỗ đã làm nổi bật lên tính cách của một con người, mà không cần phải miêu tả dài dòng và đó cũng kích thích được sự liên tưởng của người đọc.

Qua việc khảo sát thành ngữ trong tác phẩn của Chu Văn, người viết thấy được rằng vốn thành ngữ dân tộc được Chu Văn sử dụng khá phổ biến trong tác phẩm của mình. Chẳng những ông sử dụng thành ngữ nguyên mẫu mà còn cải biến thêm để sử dụng phù hợp hơn trong văn cảnh, tạo được hiệu quả nghệ thuật. Những thành ngữ thành ngữ cải biến của ông đã góp phần tạo nên sự phong phú cho kho tàng thành ngữ của dân tộc.

Việc sử dụng thành ngữ cũng được ông sử dụng với nhiều dạng vẻ, nhiều vị trí và những mục đích khác nhau trong văn cảnh, làm cho thành ngữ tạo được dấu ấn trong văn cảnh với nhiều vị trí khác nhau, tạo sự thú vị cho người tiếp nhận.

Tuy sử dụng với nhiều cách khác nhau như thế nhưng phần lớn thành ngữ được Chu Văn thể hiện rất rõ ràng tạo sự tiếp nhận dễ dàng của người đọc. Bởi lẽ nó rất quen thuộc, phổ biến trong cuộc sống phù hợp trong lời ăn tiếng nói của người dân với văn hóa của từng vùng miền. Đó chính là biệt tài sử dụng thành ngữ của Chu Văn.

Phn kết lun

Thành ngữ là môt đơn vị ngôn ngữ quan trọng trong nền văn học dân gian nói riêng và ngôn ngữ dân tộc nói chung. Nó có rất nhiều ưu điểm trong giao tiếp cũng như trong sáng tác văn chương. Nó làm cô đọng trong lời nói, trong văn cảnh nhưng lại bao quát về nội dung ý nghĩa. Chính vì thế nó tạo được sự hứng thú cho người nói người viết và cá nhân người đọc người nghe.

Thành ngữ là một loại ngôn ngữ mang đậm nét văn hóa dân tộc. Qua thành ngữ ta thấy được quê hương thấy được tron vẹn cả hình ảnh, âm thanh, và con người Việt Nam. Tuy có sự tiếp thu của thành ngữ nước ngoài, nhưng thành ngữ Việt Nam vẫn giữ được bản sắc và tâm hồn người Việt.

Qua thành ngữ ta thấy được được sự thông minh sáng tạo trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt Nam. Họ khái quát được những gì cần nói mà ý nghĩa vẫn sâu sắc.

Tuy chỉ là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ thôi nhưng khi được vận dụng trong sáng tác văn chương thì thành ngữ lại có tác dụng không ngờ. Bởi nó làm cho lời văn trở nên ngắn gọn súc tích, sinh động với những hình ảnh cụ thể quen thuộc trong đời sống nhưng vẫn truyền tải hết nội dung của vấn đề. Nó cũng góp phần làm cho lời văn văn minh lịch sự hơn trong một số tình huống trong tác phẩm. Chính vì tác dụng của thành ngữ nên không ít nhà văn nhà thơ đã vận dụng vốn ngôn ngữ này trong sáng tác để tạo nên những hiệu quả nghệ thuật và thể hiện được phong cách của chính tác giả.

Với đề tài “ Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn” người viết đã tìm tòi, nghiên cứu và đi sâu vào thành ngữ được Chu Văn sử dụng trong sáng tác. Với sự khéo léo và sự thông hiểu rõ ràng về vốn thành ngữ dân tộc Chu Văn đã khai thác và sử dụng rất hiệu quả thành ngữ trong sáng tác của mình.

Trong sáng tác Chu Văn đã sử dụng thành công khi đưa thành ngữ nguyên mẫu vào trong từng ngữ cảnh mà không thấy sự gượng ép khiêng cưỡng nào. Trái lại rất phù hợp và uyển chuyển tạo điều kiện cho thành ngữ phát huy hết tác dụng trong văn cảnh.

Bên cạnh đó thành ngữ được Chu Văn cải biến rất sáng tạo để đưa vào văn cảnh tạo sự đưa đẩy nhịp nhàng trong câu văn, tạo sự gần gũi trong từng lời thoại, hoàn cảnh nhân vật…

Thành ngữ còn được Chu Văn sử dụng ở nhiều vị trí trong cầu để thành ngữ có thế phát huy cao nhất nhiệm vụ khái quát cô đọng vấn đề. Trong những vị trí khác nhau thành ngữ cũng được Chu Văn giao cho nhiệm vụ nhấn mạnh, gợi ý, chuyển câu chuyển đoạn…

Với nhận xét “Tôi cho rằng, điểm mạnh nhất trong bút pháp của Chu Văn là cách xây dựng nhân vật. Hầu như tất cả các nhân vật trong Bão Biển dù kỳ công tạo dựng hay chỉ bằng vài nét tả rất chân thực, rất sống động, rất độc đáo nhưng lại có tính khái quát cao, buộc người đọc phải tin, đó là những nhân vật của cuộc đời, chứ không phải là nhân vật do “sáng tác”…” Lê Hoài Nam. Việc miêu tả nhân vật thành công của Chu Văn cũng được sự đóng góp không nhỏ của vốn thành ngữ. Bởi lẽ, những thành ngữ cũng được Chu Văn đưa vào để miêu tả từ hình dáng, tính cách, hành động của nhân vật…

Việc vận dụng thành ngữ trong sáng tác của Chu Văn không chỉ làm rõ ràng nội dung của tác phẩm mà còn phản ánh sự vật sự việc, con người một cách chính xác.

Điều đó cho ta thấy được những đóng góp của Chu Văn trong việc sử dụng thành công và nâng cao vốn thành ngữ của dân tộc.

Với đề tài này người viết đã hiểu thêm về thành ngữ có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ và cách sử dụng thành ngữ hiệu quả tránh được sự dùng sai hiểu sai thành ngữ. Bên cạnh đó cũng hiểu thêm về Chu Văn một tác giả với những tâm huyết trong ngòi bút và tình yêu tiếng mẹ đẻ của tác giả.

Qua thời gian tìm tòi nghiên cứu người viết mong rằng mình đã đóng góp được một giọt nước nhỏ trong biển cả bao la của việc nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong tác phẩm của chu văn (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)