Chương II. Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn
II. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn
2. Cách sử dụng thành ngữ của Chu Văn
2.2 Sử dụng ở dạng cải biến, sáng tạo
Có thể nói đối với công việc đánh giá một tác phẩm ngoài việc xem xét tác phẩm đó có những tình tiết hấp dẫn thu hút người đọc hay không? Hoặc việc xây dựng nhân vật có gì đặc biệt không? Thì việc xem xét cách sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác cũng là một vấn đề khá quan trọng. Đối với Chu Văn, ngoài việc sử dụng những ngôn từ trong tạo tác đã khẳng định được tài năng của ông, gười đọc nhận thấy rằng ông còn sử dụng thành công vốn ngôn ngữ dân gian - đó là thành ngữ.Với thành ngữ nguyên mẫu đã xét ở trên ta đã thầy tài nghệ của ông trong việc sử dụng vốn ngôn ngữ này.Nhưng không dừng ở thành ngữ nguyên mẫu Chu Văn còn khẳng định tài năng của mình trong việc sử dụng thành ngữ cải biến. Sử dụng thành ngữ cải biến có nghĩa là, từ thành ngữ gốc tác giả sẽ biến đổi về mặt ngữ âm hay từ ngữ (tách từ, thêm từ, chuyển vđổi vế…). Để thành ngữ được vận dụng vào trong tác phẩm sẽ uyển chuyển, luyến láy hơn, làm rõ được nội dung ý nghĩa muốn nói hơn, và phù hợp với cách nói thông thường trong giao tiếp của người dân. Chính vì thế mà Chu Văn cải biến thành ngữ khi sáng tác.
Qua khảo sát hai bộ tiểu thuyết “Bão biển” và “Sao đổi ngôi” của Chu Văn người viết nhận thấy rằng, số lượng thành ngữ cải biến chiếm tỷ lệ ít hơn số lượng thành ngữ nguyên mẫu rất nhiều. Mặc dù vậy, người viết vẫn thấy sự phong phú và đa dạng cách trong cách cải biến của tác giả. Và qua sự cải biến này cũng thể hiện được tài năng uyên bác cũng như sự hiểu biết rộng rãi của Chu Văn về vốn ngữ của dân tộc.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể trong từng hình thức cải biến thành ngữ của tác giả:
+ Cải biến về mặt ngữ âm: Qua việc khảo sát thành ngữ trong hai bộ tiểu thuyết trên người viết nhận thấy số lượng thành ngữ cải biến về mặt ngữ âm chiếm số lượng thấp, và chỉ có cải biến phụ âm đầu.
Ví dụ:
Thành ngữ gốc Thành ngữ cải biến
Chôn nhau cắt rốn Chôn rau cắt rốn (nh-r) Bôi tro trát trấu Bôi gio trát trấu (tr-gi) Thuận trai thuận gái Thuận giai thuận gái (tr-gi)
Những thành ngữ trên chủ yếu tác giả dành cho lời thoại của nhân vật, nên được cải biến nhằm mục đích để thuận miệng trong lời nói của người dân địa phương miền Bắc. Qua đó tạo sự gần gũi, tính bình dân trong tác phẩm, đậm tính địa phương. Và khi người đọc tiếp nhận sẽ thấy được nét văn hóa của vùng miền.
Trong văn cảnh “Cô bôi gio trát trấu vào mặt tôi” [30;Tr.21]. Thành ngữ này được tác giả cải biến từ thành ngữ gốc “Bôi tro trát trấu”. Ta thấy ở đây có sự cải biến phụ âm đầu (tr – gi). Đây là lời mắng của Nhân cho em gái của mình, khi Nhân biết được Ái sắp bỏ chồng và trở lại tình yêu với Vượng. Điều đó là trái với đạo thiên chúa, với đạo này dú chồng có ra sao vợ cũng không được lấy người khác vì cái phép Bi tích . Nhưng do tiểu thuyết “Bão biển” viết về một vùng công giáo ở Đồng bằng Bắc Bộ nên tác giả đã cải biến ngữ âm của thành ngữ này để thấy rõ tính chất địa phương, vùng miền mà nhân vật đang sống như thế tác phẩm sẽ chân thực hơn và thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng của tác giả.
Ngoài cải biến về mặt ngữ âm Chu văn còn cả biến về mặt từ ngữ, cấu trúc. Qua khảo sát thì đây là những hình thức được cải biến nhiều nhất.
Chúng ta bắt đầu từ dạng cải biến thêm từ vào trong thành ngữ của Chu Văn. Đây là hình thức được cải bến nhiều nhất. Và đây là những câu thành ngữ tiêu biểu:
Ví dụ:
Thành ngữ gốc Thành ngữ cải biến Ngọt như chuối Ngọt ngào như chuối Đông như kiến cỏ Đông người như kiến cỏ Nặng như chì Nặng trĩu như chì
Thẳng ruột ngựa Thẳng tuồn tuột như ruột ngựa
Trong “Bão biển” Chu Văn đã cải biến thành ngữ gốc “Ướt như chuột lột” và đưa vào văn cảnh “ Cảnh tượng ấy…, có lẽ nóng hơn cả mấy cô kéo đá, ướt đẫm từ đầu đến chân như chuột lột…”.[30;Tr.73]. Tác giả đã thêm một từ và một cụm từ “đẫm”
và “từ đầu đến chân” để làm nổi rõ hơn sự cực nhọc của những cô gái kéo đá, cúng như sự nóng bức bên ngoài cả trong nóng bức trong lòng của mụ Lái Táp.
Thành ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” của nhân gian cũng độc tác giả khéo léo cải biên trong ngữ cảnh sau “Các em rất ngoan còn thằng Huy, nó đã lớn. Bà hai Khoản muốn gửi hẳn để nó có các bác các chú dậy dỗ nên người. Nó sống được nhờ ai? Ăn cây nào, phải biết rào cây ấy chứ”.[30;Tr.608]. Đó là lời nói của bà hai Khoản mẹ Huy sau khi Huy được các cán bộ xã đưa đi trị bệnh đau ruột thừa tưởng chết, trong khi nhà thờ nơi mà bà tin tưởng nhất thì không mở cửa đón con bà. Cụm từ “ phải biết” tác giả đưa vào nó tạo cho câu thành ngữ biến thành một lời khẳng định mạnh mẽ. câu nói được nhấn mạnh thêm rất nhiều làm cho người tiếp nhận phải chú lắng nghe.
Thành ngữ “Nóng như lửa” đã thể hiện đầy đủ sự nóng bức khó chịu. Thì Chu Văn lại đưa thêm từ “quạt” vào trong ngữ cảnh sau “Chúng nó xung phong sáu dợt tất cả. Đạn bay sát lưng, nóng như quạt lửa…”[32;Tr.102]. Từ “quạt” được tác giả đưa vào làm tăng thêm sự nóng bức khó chịu, lửa đã nóng mà con quạt thêm thì sức nó của nó thật vô cùng bức bối. Vì đây là những ngày chiến đấu gian khổ, người lính phải đối diện với cái nóng của lửa đạn chiến trường. Tác giả cải biến thành ngữ này nhằm mục đích làm tăng thêm cảnh gian nan cực khổ của của người lính khi chiến đấu.
Ta có thành ngữ “Đông như kiến cỏ”. Kiến là loài động vật sống theo bày đàn rất đông đúc. Người đời lấy sự đông đúc của bầy kiến để tạo nên thành ngữ “Đông như kiến cỏ”, nhưng nó chỉ nói chung về sự đông đúc chứ không hề nói lên một đối tượng cụ thể nào. Với sự việc người đi xem lễ ở Bài Chung rất đông rất tấp nập với ngữ cảnh
“… Trong lúc đông người như kiến cỏ, sự hội họp trao đổi thật là dễ dàng, chuyện ngay lành cũng như chuyện không tốt” [30;Tr.185]
Chu Văn đã thêm vào thành ngữ từ “người” đó là đối tượng mà Chu Văn muốn nói đến trong thành ngữ này. Thêm vào thành ngữ “Đông như kiến cỏ” từ “người” tác giả đã cụ thể hóa đối tượng được nói đến, làm cho người đọc thấy rõ hơn.
Bên cạnh đó, các câu thành ngữ còn được Chu Văn cải biến bằng cách chuyển đổi các vế với nhau một cách khéo léo, phù hợp để nhấn mạnh tích chất của sự việc.
Ta có một số thành ngữ được biến đối như sau:
Ví dụ:
Thành ngữ gốc Thành ngữ cải biến Lành ít dữ nhiều Dữ nhiều lành ít Nhà tan nước mất Nước mất nhà tan
Bươu đầu sức trán Sức trán bươu đầu
Để nói đến tình thế nguy hiểm nào đó sắp xảy ra dân gian có thành ngữ “Lành ít dữ nhiều”. Thành ngữ này đã đầy đủ tính chất nguy hiểm của sự việc. Nhưng với Chu Văn như thế là chưa đủ với sự việc ông nói đến trong tác phẩm của mình. Đó ra sự việc Tiệp đề nghị muốn hàn miệng cái vũng Mập Đớp để mở rộng diện tích đất cho dân Sa Ngoại. Nhưng đó là một việc là rất nguy hiểm, khó khăn có thể gây tổn hại sức người sức của và ảnh hưởng đến cả thanh danh của Tiệp . Nó được sánh như công việc lấp biển. Chính vì thế Chu Văn đã cải biến thành ngữ “Lành ít dữ nhiều” thành “Dữ nhiều lành ít” để cho thấy sự rủi ro cao trong việc sắp làm. Trong văn cảnh đó là lời khuyên hay nói đúng hơn là lời cảnh báo của cụ Trùm Nhâm dành cho Tiệp “… Anh xướng ra việc này dữ nhiều lành ít. Ở với dân là khó lắm. Xem như ông chủ tịch Thất đấy. Chỉ sơ suất có mấy cái vé vải mà cũng đơn từ giấy má kiện cáo lôi thôi, đến mất cả thanh danh” [31;Tr.77].
Quan sát nỗi cực nhọc của người nông dân trên cánh đồng. Người đời đã khái quát lên câu tục ngữ “Một nắng hai sương”. Trở lại với người lính trong tiểu thuyết sao đổi ngôi của Chu Văn . Sau khi độc lập nước nhà người lính được phục viên trở về quê, nếu không được phân bố công tác người lính cũng trở lại cuộc sống bình thường bên ruộng đồng. Đời lính đã đầy gian nan khổ ải, khi đất nước bình yên họ trở về lo sản xuất. Để khắc họa nỗi vất vả của người lính Chu Văn đã chuyển vế của câu thành ngữ thành “Hai sương một nắng”. Số từ “Hai” cho thấy nỗi vất vả kia được tăng gấp bội. Và đây là câu văn chứa đựng thành ngữ “Nghĩa là cũng theo đít con trâu hai sương một nắng như tôi, như bố nó từ xưa đến rày, phải không ạ” [33;Tr.68]. Đó là lời mai mỉa của chú họ anh Sơn dành cho anh, khi biết anh không được bổ nhiệm công tác.
“Bôi tro trát trấu” là thành ngữ dùng để chỉ người nào đó bôi nhọ thanh danh của người khác. Nhài con của chủ tịch Thất lỡ dại nên mang thai với Phùng, cha mẹ cô bắt cô đến ở nhà một người dì. Bọn phản động lợi việc này và sự nhẹ dạ của Nhài, bọn chúng muốn dùng bào thai Nhài đang mang đổ lên đầu của Tiệp, bôi nhọ thanh danh của Tiệp. Với hành động nham hiểm đó Chu Văn đã không giữ nguyên thành ngữ gốc mà ông đã cải biến lại để phù hợp với ngữ cảnh. Trong văn cảnh thành ngữ đã được thể hiện như sau “… Nhài đã thuận và mụ múa tay trong bụng “…đồ đĩ dại kia, mày hãy cứ ưng đi để về mà trát trấu bôi gio vào mặt thằng Tiệp cho tao”.[31;Tr.264]. Với
động từ “trát” được đưa ra phía trước ta thấy câu thành ngữ nặng nề hơn nhờ thanh trắc, vì vậy ta thấy được lòng nham hiểm tột độ của mụ Lạc nói riêng và bọn phản động nói chung. Sự thành công của sự cải biến thành ngữ này không dừng lại mà tác giả còn cải biến về mặt ngữ âm với từ “tro” thành “gio” cho ta thấy thành ngữ cải biến này đã thực hiện đúng ý đồ của tác giả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
Thay đổi từ cũng là một trong những cách đẻ cải biến thành ngữ của Chu Văn.
Sau đây là những ví dụ tiểu biểu đã dược khảo sát trong hai bộ tiểu thuyết “Bão biển”
và “Sao đổi ngôi”:
Thành ngữ gốc Thành ngữ cải biến Nhanh như con thỏ Nhẹn như con thỏ Vạch lá tìm sâu Rẽ lá tìm sâu
Nhanh như con thoi Lanh lẹn hơn con thoi Làm ơn mắc oán Làm ơn nên oán
Trong văn cảnh “Bõ Sức- tuy tập tễnh mà nhẹn như con thỏ…” [30;Tr.54]. Chu Văn đã thay đổi tính từ “nhanh” trong câu thành ngữ “ Nhanh như con thỏ” thành từ
“nhẹn” trong câu thành ngữ trong văn cảnh trên với lí do là, Bõ Sực là một người có tật ở chân mà hắn luôn nhanh nhạy trong việc nghe ngóng theo dõi. Tác giả dùng từ nhẹn để nâng cao hơn sự nhanh nhạy của Bõ Sức trong những việc làm ảm muội và với tư nhẹn này đã là cho câu thành ngữ mang sắc thái âm tính phù hợp với những việc làm không trong sáng của Bõ Sức và bọn phản động.
Thành ngữ “Nói cạnh nói khóe” cũng được tác giả dùng cách cải biến thay đổi từ để làm nổi rõ hơn hoàn cảnh của Mận khi sự viêc lỡ làng xảy ra. Chẳng những Mận không được cảm thông mà còn “Cô bị khinh rẻ. Người ta bàn tán xì xào. Nói cạnh chửi khóe, đích danh cô và cả cha mẹ cô…” [33;Tr.107]. Từ “nói” trong thành ngữ gốc làm cho ta không thấy được nỗi khổ đau vô cũng của Mận, những khi Chu văn thay đổi bằng từ “ chửi” thì ta thấy nỗi khổ nhục của Mận thật vô cùng.
Cũng không ít những thành ngữ được Chu Văn cải biến bằng cách đảo vị trí của các từ trong thành ngữ. Ví dụ như các thành ngữ sau:
Thành ngữ gốc Thành ngữ cải biến Trắng da dài tóc Da trắng tóc dài Ăn nhờ ở đậu Ăn đậu ở nhờ
Thương vụng dấu thầm Vụng dấu thầm thương
Trong tiểu thuyết “Bão biển”. Trong sự suy nghĩ về tình yêu vụng trộm của mình, Xơ Khuyên nghĩ “Xơ biết rằng chuyện vụng dấu thầm thương tội lỗi sẽ chỉ đi đến kết quả chua xót như bao nhiêu điều được giữ là bí mật trong những bức tường xám nơi này từ xưa đến nay”.[30;Tr.244]. Tác giả đã cải biến bằng cách hoán đổi hết nhưng từ trong thành ngữ “ Thương vụng dấu thầm” thành “vụng dấu thầm thương”.
Từ “Vụng” được đưa ra phía trước cho ta thấy được tính chất xấu xa trong tình yêu bất chính giữa một Xơ và một Cha xứ. Mặc dù bị cải biến nhưng người đọc vẫn thấy quen thuộc và hấp dẫn khi đọc.
Ngoài việc cải biến bằng cách thêm từ, thay đổi vị trí của từ rồi thay đổi từ. Qua khảo sát người viết còn bắt gặp những thành ngữ chỉ được sử một vế cũng được Chu Văn dùng trong tác phẩm của mình. Đó là những thành ngữ gốc: “Nghèo kiết xác”,
“Ba que xỏ lá”, “Thành đồng vách sắt”, “Đông như hội”…
Khi đưa vào văn cảnh tác giả khéo léo bỏ đi một vế để sự diễn đạt được phù hợp hơn, tránh được sự dài dòng mà vẫn đầy đủ ý nghĩa nội dung của thành ngữ. Trong tiểu thuyết “Bão biển” với hoàn cảnh nghèo nàn, khốn khổ, không nơi nương tựa của Bõ Sức được tác giả khái quát lại bằng thành ngữ cải biến “kiết xác” từ thành ngữ
“Nghèo kiết xác” trên. Trong văn cảnh sau “Thằng Sức là thằng kiết xác…”
[30;Tr.534]. Bằng cách nói ngắn gọn như thế nhưng tác giả vẫn cho người đọc thấy rõ được rõ ràng hoàn cảnh nhân vật.
Tài năng của mình Chu Văn không dừng lại trong việc cải biến thành ngữ thuần Việt mà còn uyển chuyển trong việc cải biến thành ngữ Hán Việt vào trong văn cảnh.
Ví dụ:
Thành ngữ gốc Thành ngữ cải biến Tông chi họ hàng Tông chi bọt rãi
Cùng đinh mạc hạng Cùng đinh khốn nạn
Được thể hiện trong ngữ cảnh sau “Chị sẽ nói thật vào mặt kẻ nào dung túng nó rằng chị biết hết cả tông chi bọt rãi rồi”.[31;Tr.13]. Thành ngữ này được cải biến từ thành ngữ “Tông chi họ hàng”. Trong văn cảnh này để nói lên vợ Thất đã biết hết tường tận việc là hư đốn của lài
Ngoài ra cách chuyển đổi vế cũng được Chu Văn dùng để cải biến thành ngữ Hán Việt. Đó là thành ngữ “Tôn ti trật tự” đã được tác giả chuyển đổi trong văn cảnh sau
“Cũng đã nhiều lần, có kẻ vì vô tình, cố ý, hoặc chỉ tham ăn thôi, đã trở nên kẻ làm
loạn cái trật tự tôn ti ấy, bằng cách ngồi lạm vào các mâm cổ cao hơn thứ bậc của mình”[30;Tr.146]. Đây là thành ngữ chỉ cái trật tự của phong kiến phân biệt người trên kẻ dưới, người sang kẻ hèn trong cách đối xử. Thành ngữ trong văn cảnh dù bị chuyển đổi vế nhưng nó vẫn giữ được ý nghĩa trên.
Qua việc khảo sát và phân tích thành ngữ cải biến của Chu Văn ta thấy được ở ông một cây bút sáng tạo, tận tụy với sự hiểu biết uyên thâm và thông thạo trong việc sử dụng ngôn từ trong tạo tác. Với thành ngữ cải biến của ông đã đóng góp cho kho tàng thành ngữ Việt Nam những thành ngữ mới, khá lý thú nhưng vẫn rất gần giũ vời người tiếp nhận.