Sử dụng ở dạng nguyên mẫu

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong tác phẩm của chu văn (Trang 53 - 61)

Chương II. Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn

II. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn

2. Cách sử dụng thành ngữ của Chu Văn

2.1 Sử dụng ở dạng nguyên mẫu

Qua việc thống kê ở hai tác phẩm ta thấy được số lượng thành ngữ khá dày đặc trong tác phẩm của Chu Văn mà nhất là thành ngữ nguyên mẫu. Sử dụng thành ngữ nguyên mẫu có nghĩa là nhà văn đưa những thành ngữ có sẵn vào trong tác phẩm chứ không có sự thay đổi nào về mặt cú pháp hay nội dung ngữ nghĩa.

Có phải vì sự hạn chế về ngôn từ của mình mà Chu Văn phải sử dụng nhiều thành ngữ nguyên mẫu thế không? Thật sự không phải thế, vì để đưa được một thành ngữ vào tác phẩm là cả một nghệ thuật, phải làm sao để thành ngữ hòa hợp với văn cảnh và nêu bật được nội dung cũng như ý đồ của tác giả trong việc miêu tả nhân vật hay thiên nhiên chẳng hạn. Thành ngữ nguyên mẫu khi đưa vào tác phẩm cũng không phải là chuyện dễ vì nó đã cố định, nhà văn phải thật khéo léo và uyển chuyển thì thành ngữ nguyên mẫu mới phát huy được tác dụng. Bên cạnh đó, vì là những thành ngữ nguyên mẫu được mượn từ trong cuộc sống hàng ngày nên người đọc sẽ dễ dàng tiếp nhận, lí thú hơn khi đọc và yêu thích tác phẩm nhiều hơn.

Dưới đây người viết xin trích một số thành ngữ nguyên mẫu tiêu biểu mà tác giả thường dùng:

Liều thân hoại thể Lạnh như tiền Lá mặt lá trái

Ăn thịt người không tanh

Những thành ngữ nguyên mẫu được Chu Văn sử dụng trong tác với nhiều dạng khác nhau tạo nên sự phong phú. Như thành ngữ Hán Việt, thành ngữ thuần Việt…Nhưng đa số là thành ngữ thuần Việt, thành ngữ Hán Việt chiếm số lượng khá khiêm tốn.

Thành ngữ hán Việt là thành ngữ có sắc thái ý nghĩa trừu tượng. Đại bộ phận thành ngữ Hán Việt có sắc thái biểu cảm dương tính và dung trong giao tiếp nghi thức.

Mặc dù đây là thành ngữ Hán Việt nhưng do được nhân dân tiếp nhận lâu đời nên nó không còn xa lạ mà ngược lại rất quen thuộc. Sử dụng loại thành ngữ này thể hiện được sự trang trọng trong lời nói thể hiện được tính chất quan trọng của vấn đề và làm cho tác phẩm đậm tính bác học. Qua khảo sát hai tiểu thuyết của Chu Văn, người viết thấy rằng thành ngữ Hán Việt được tác giả sử dụng khá hạn. Tuy nhiên, nó vẫn thể hiện được tính ưu việc trong câu văn và nói lên được biệt tài của Chu Văn trong việc vận dụng loại thành ngữ nay.

Và đây là một số thành ngữ Hán Việt nguyên mẫu được tác giả sử dụng:

Tận tông tận tích Tôn ti trật tự

Bách nhân bách khẩu Đồng sinh đồng tử Vô công rồi nghề…

Trong tiểu thuyết “Bão biển” thì thành ngữ “Dương dương t đắc” để nói lên tính kêu ngạo, tự cho mình là đúng, là tài giỏi thông minh của Phùng con chánh trương Hạp. Tác giả đã mượn lời nhận vật Tín để đánh giá về Phùng trong dịp Tín đến nhà chánh trương Hạp “ Tội nghiệp cho hắn là vì nó dương dương t đắc không biết mình dốt nát…”[30;Tr.93].

Thành ngữ “Tiu nhân đắc chí”. “Đắc chí” là sự thỏa thích về nguyện vọng.

“Tiểu nhân là để nói về những kẻ tầm thường, có làng dạ xấu xa. Tóm lại ý nghĩa của câu thành ngữ này là chê trách những kẻ tầm thường tỏ vẻ hả hê trước một thắng lợi nhỏ. Thành ngữ này được dùng trong văn cảnh sau: “Lão già bt tr. Chng qua nó là đứa tiu nhân đắc chí, không còn gi gìn na ri”[30;Tr.546]. Thành ngữ này tác giả dành nói về Bõ Sức một lão già xảo quyệt sống trong nhà thờ để săn sóc Cha xứ. Lão đã biết được tất cả những việc làm xấu xa trong nhà thờ nên khi bị cha Qaung đối xử tệ bạc, lão đã dùng những việc mình biết được để kể cho mọi người nghe và lấy làm thỏa mãn. Câu thành ngữ này trong tác phẩm là lời nhận xét của Cha Quang dành cho Bõ Sức để to thái độ khinh khi, xem thường.

Thành ngữ “Gi nhân gi nghĩa”. Thành ngữ này để chê trách những kẻ đạo đức giả, bề ngoài tỏ vẻ có nghĩa có nhân, nhưng thực tế là những kẻ gian ác.Sau khi hành hung Tiệp trong đám cưới của Ái và Vượng, Nhân đã bị bắt. Song Tiệp đã lấy lòng vị tha của mình tha bổng cho Nhân về. Lúc này Nhân có vẻ ăn năng hối cải về kể lại với

Cha Hoan thì Cha cho là: “Con di dt lm. Loài qu d cám d người ta bao gi cũng biết gi nhân gi nghĩa. Con đã mc chước qu ri đó” [30;Tr.468]. Giả nhân giả nghĩa là sự chê bai của Cha Hoan đối với cán bộ Sa Ngoại mà chính xác là Tiệp người cán bộ đầy tâm quyết và luôn là đối thủ đáng sợ của những kẻ dựa vào đạo để hại dân hại nước. Với thành ngữ này cho ta thấy được sự nham hiểm không phải của Tiệp mà của chính Lương Duy Hoan.

Để nói về số phận của những người nghèo khổ, đáng thương đến nỗi tệ hại của một con người. Ta có thành ngữ “Cùng đinh khn nn” Thành ngữ này được sử dụng trong lời than thở của Bõ Sức về số phận của mình “Thng Sc là thng kiết xác, đầu chày đít tht, cùng đinh khn nn, đánh nó mà làm gì… Con chó đánh nó, nó cũng chu.” [30;Tr.534]. Quả thật, tuy lão là một tên Bõ già đáng ghét nhưng xét cho cùng số phận của lão cũng đáng thương. Lão là một đứa trẻ mồ côi, lão giữ chức Bõ trong nhà thờ là để phục dịch cho Cha xứ, ăn thừa uống cặn, bị chửi mắng. Khi bị Cha Quang đối xử tệ bạc lão bỏ đi lang thang và cất lên lời than não nuột kia. Qua thành ngữ này ta thấy tác giả đã lột tả được số phận của một kẻ sai đường lạc lối, và bộc lộ được nỗi niềm xót xa của mình trước số phận con người trong những ngày đầu xây xây dất nước.

Thành ngữ “Vô công ri nghề”. Là thành ngữ dùng để chê kẻ không là ăn gì, chỉ ngồi không ăn bám. Để nói về nhân vật Nhài, Chu Văn đã dùng thành ngữ trên trong văn cảnh sau: “ Con gái mi ln lên được m nuông chiu quá mc, ngày tháng vô công ri ngh, chuyn sinh hư còn tránh làm sao được”. [31;Tr.7]. Nhài suốt ngày ăn chơi trong hội, trong đạo không bao giờ làm lụng gì cả. Do không không có việc làm, nghề ngỗng gì nên Nhài có nhiều thời gian rãnh và đã tạo ra chuyện hư hại với Phùng.

Trong tiểu thuyết “Sao đổi ngôi” ta bắt gặp thành ngữ “Đồng sinh đồng tử”. Là thành ngữ nói lên tình cảm thân thiết vô cùng của những người có thể cùng sống chết bên nhau. Hấp và Cầm là hai người bạn cùng chiến đấu, họ là một già và một trẻ trái nhau về tính nết quan điểm. Cầm thì khinh hấp, Hấp thì muốn trị tội Cầm. Nhưng khi cùng nhau chiến đâu họ đã nhận ra rằng: “Trong lúc sng chết y, người lính nhn thy bên cnh mình là người bn đồng sinh đồng t, gn bó cht ch vi nhau tng động tác trong lúc trinh sát, phc kích hoc tn công…”[32;Tr.145]. Chính thành ngữ này đã giúp cho người đọc thấy được tình đồng đội thiên liêng của những người lính.

Cũng với thành ngữ này trong văn cảnh “Trước kia c nhóm có ha vi nhau đồng

sinh đồng tử. Tin tuyến vy mà v hu phương cũng s tìm nhau” [33;Tr.21]. Đó là lời hứa của những người lính với nhau. Qua đó ta thấy được những ngày hòa bình chính là những sự đoàn kết, yêu thương nhau của những người lính. Đó cũng là một bài học mà tác giả muốn gởi đến cho người đọc.

Người lính ra đi chiến đấu để lại quê nhà bao niềm thương nhớ của người thân.

Nhưng cũng có ngời ra đi rồi trở lại, và cũng co người đã mãi mãi ra đi.. Người lính đó chính là Xoan. Xoan trở về với nắm xương tàn mà đồng đội đã cố công tìm kiếm.

Thành ngữ “Sng khôn thác thiêng” là lời kêu khóc của người chị đối với đứa em đẽ khuất: “Ối em ơi! Em sng khôn chết thiêng. Tri thương thánh độ thế nào, còn quay v vi m vi ch Xoan ơi!..”[33;Tr.40]. “Sng khôn thác thiêng” là một lời khấn vái với lòng tiếc thương vô hạn của người sống đối với người thân đã mất. Thành ngữ này đôi khi cũng được xem là sự mê tín của con người. Sử dụng thành ngữ này Chu văn muốn khắc họa nỗi đau của người chi đối với đứa em thân yêu. Qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc của tác giả.

Mận là một một nữ dân quân lanh lợi, tháo vát. Trong một lần cứu thương Mận đã trao đời con gái mình cho một thương binh. Rồi người đó không bao giờ quay lại, nhưng đã để lại cho Mận một đứa con. Mận ở lại với bao điều tai tai tiếng, bị xua đuổi xa lánh và ruồng bỏ. Vì con nên Mận sống thế nhưng cuộc đời coi như đã chết. Nhưng sau này khi được thông hiểu và được sự của ông Quýnh. Mận đã được phòng giáo dục huyện bào là sẽ điều động đi công tác. Sự thay đổi đó, đã làm cho Mận như được “Ci t hoàn sinh”. Thành ngữ nay có nghĩa là người chết được sống lại. Nhưng với ngữ cảnh “Mt thay đổi nh mà nhiu khi đem li kết qu rât ln. Đối vi Mn, đấy là s ci t, hoàn sinh”. [33;Tr.136]. Vậy với văn cảnh này thì ý nghĩa trên không chính xác mà đúng hơn là Mận đã tìm lại mình, tìm lại ý nghĩa của cuộc sống. Với sự thay đổi ý nghĩa trên Chu Văn đã làm cho người độc thấy được tính chất quan trọng của công việc.

Với vốn thành ngữ Hán Việt Chu Văn đã thể hiện được tài năng của mình trong cách sử dụng với nhiều vấn đề khác nhau nhưng lại rất gần gũi và hấp dẫn người đọc.

Bên cạnh thành ngữ nguyên mẫu Hán Việt thì Chu Văn con sử dụng thành ngữ nguyên mẫu thuần Việt trong sáng tác, nhưng với số lượng nhiều hơn, dày đặc hơn và được sử dụng theo nhiều, và nói lên nhiều vấn đề hơn. Sau đây người viết xin đưa ra một số thành ngữ Thuần Việt dạng nguyên mẫu được sử dụng nhiêu trong tác phẩm.

Đen như than Buồn như chấu cắn Ngậm bồ hòn làm ngọt Lạ nước lạ cái

Chạy long tóc gáy…

Thành ngữ “Đầu trm đuôi cướp”. Nói những kẻ trộm cắp của người khác những lại hung hãn như ăn cướp.

“Bão biển” là bộ tiểu thuyết nỗi cộm về vấn đề thiên chúa giáo. Chu Văn cho người đọc thấy được những kẻ lợi dụng nhà thờ, lợi dụng lợi dụng sự ngoan đạo của các con chiên để làm loạn chống đối chính quyền, chống đối chủ trương xây dựng miền Bắc của nước ta. Tiểu biểu cho những kẻ đó chính là Cha Hoan trên xứ Bài. Để nói về gốc gác của người mà các con chiên phải gọi bằng Cha, Chu Văn đã thành ngữ vào văn cảnh sau “ông c cha Hoan xưa kia là ai? Mt tên trường tun, đầu trm đuôi cướp.[30;Tr.308]. Và vì được nhờ đức của ông nên Lương Duy Hoan mới được phong chức thánh. Câu thành “Đầu trm đuôi cướp” cho ta thấy được một cái gốc đáng sợ của hắn và không những thế trước kia hắn cũng là một tên khác máu làm tay sai cho giặc. Với những người Cha chăn chiên như thế thì thật là tai họa.

Để nói đến công việc đề ra mà mãi không làm, dân gian có câu thành ngữ “Dm chân ti chỗ”. Cũng trong “Bão biển” ta có văn cảnh sau “Nhng vn đề mi đặt ra chung quy li vn đẩy mnh thâm canh tăng năng sut, ci tiến k thut, trit để tiết kim lương thc. Nhưng đã my năm ri, công vic vn trì tr dm chân ti ch”.

[30;Tr.327]. Thành ngữ này tác giả muốn nói đến tình trạng khó khăn trong việc thực hiện các công việc của thôn Sa Ngoại. Vì người dân ở đây người dân chưa ý thức việc sản xuất chung mà chỉ lo riêng cho bản thân mình, nên những vấn đề đặt ra lúc nào cũng đứng yên, “Dm chân ti chỗ”. Chu Văn sử dụng câu thành ngữ này rất chính xác cho những vấn đề khó khăn trong việc xây dựng thôn Sa Ngoại nói chung và xây dựng đất nước nói chung trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ. Đây cũng là vấn đề bức xúc mà tác giả đề cập trong nhiều tác phẩm của mình.

Trong “Sao đổi ngôi” tác giả đã sử dụng đến thành ngữ “Trước l sao quen

trong văn cảnh sau “…Anh b đội trước l sau quen vi dân làng, vn chưa bao gi biết ngh đỡ đẻ”[31;Tr.42]. Trong hoàn cảnh chiến tranh, ngoài việc chắc tay súng chiến đấu với kẻ thù, thì có những chiến sĩ phải làm nhiệm vụ đi vào các buông làng

nơi mình chiến đấu sống với dân và lấy lòng dân ủng hộ cho cách mạng. Và vì như thế anh bộ đội đã đến với dân làng bằng tất cả tấm lòng chân thành của mình. Nhưng ngày mới đến anh cũng bỡ ngỡ, nhưng rồi sau quan dần, quen luôn cả nghề đỡ đẻ cho những người dân tộc thiếu hiểu biết. Thành ngữ “Trước l sau quen” đã nói lên sự thông hiểu của anh bộ đội với làng, thậm chí là yêu thương.

Thành ngữ “Dây mơ r”. Dây mơ là một loại thực vật có dây leo chằng chịt, Má là một loại râu có rễ chùm cũng rối rắm. Qua quan sát, người đời đã cho ra thành ngữ “Dây mơ rẽ má”, thành ngữ này để chỉ sự chằng chịt đan xen quấn víu với nhau, thường chỉ những mối quan hệ phức tạp(thường nói về họ hàng xa. Trong tiểu thuyết

“Sao đổi ngôi” Chu Văn cũng dùng thành ngữ này một cách rất độc đáo trong văn cảnh “Người ta thích có liên h vi cách mng, gng tìm cho được chút dây mơ r vi người cách mng…”[32;Tr.168]. Sau chiến thắng 30 tháng 4 thống nhất đất nước, nhưng người có liên quan đến cách mạng có nhiều ưu đãi và điều kiện thuận lợi. Vì thế cho nên hễ có bà con dù xa người ta cũng tìm tới để có chút thân tình dễ làm ăn hơn.

Thành ngữ này Chu Văn dùng với sắc thái âm tính để chỉ những kẻ vụ lợi,tính toan.

“Bốn phương tám hướng” để chỉ khắp mọi nơi chung quanh. Trong văn cảnh “M kiếp, ông đã đi bn phương tám hướng ri, v đây còn khoác cho chc n chc kia mà chết à…”[33;Tr.23]. Thành ngữ này để chỉ người lính đã đi khắp nơi không đâu là không biết. Giờ về làng họ muốn sống cảnh điền viên không bận đến bên ngoài thế sự.

Thành ngữ “Trơn lông, đỏ da” chỉ sự béo tốt hồng hào khoe mạnh. Trong ngữ cảnh “Trơn lông, đỏ da nó li vác mt v, nhng là con xin hi ci, nhà con v thì con ly m, m gi kín cho…”[33;Tr.31]. Đó là hình ảnh của vợ bài khi được mẹ anh chiều chuộng, nhưng lại phụ tình anh khi thấy anh xấu xí trở về.

Ngoài những câu thành ngữ nguyên mẫu đã được giải thích Chu Văn con sử dụng rất nhiều thành ngữ nguyên mẫu trong các tình huống sự việc khác nhau như là lời than của một tên nguy khi bị bắt, hắn cũng biết “Than thân trách phn”, hay để miêu tả những lần gặp gỡ trò chuyện giữa những cô văn công và những anh bộ đội ta có thành ngữ “Tán hơn khướu”. Vì thế, dù không có điều kiện giải thích hết nhưng người viết cũng khẳng định rằng việc sử dụng thành ngữ nguyên mẫu của Chu Văn đã góp phần tạo nên sự đặc sắc trong hai bộ tiểu thuyết này.

Xét về mặt vị trí của thành ngữ nguyên mẫu cũng được tác giả đưa vào tác phẩm.

Ta có vài vị trí đáng lưu ý sau:

Thành ngữ được vận dụng vào trong tác phẩm có khi thì tác giả đặt thành ngữ ở đầu câu, có khi lại đặt ở giữa câu và cuối câu và có khi thành ngữ đứng độc lập thành một câu.. Không phải đơn thuần muốn đặt thành ngữ ở đâu cũng được, mà phải đặt như thế nào cho hợp lí. Để nêu bậc được nội dung tác giả muốn nhấn mạnh và thực hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả.

- Thành ng đứng đầu câu: Dùng để nhấn mạnh vấn đề và chuyển ý.

Ví dụ: Thành ngữ “Na tin na ngờ” là thành ngữ nói lên thái độ tin tưởng những không dứt khoát còn nhiều điều nghi ngờ. Trong văn cảnh “Na tin na ngờ, tin thì ít mà ng thì nhiu…”.[30;Tr.74]. Thành ngữ này được Chu Văn đặt ở đầu câu nhằm mục đích nhấn mạnh thái độ nghi ngờ của dân Sa ngoại đối với những cán bộ, học sinh về Sa Ngoại phụ dân gặt lúa cho kịp mùa vụ.

Thành ngữ “Đầu trâu mt nga” Là thành ngữ chỉ sự hung hãn, ngang ngược thô bạo của một con người mà không có tính người giống như loài trâu ngựa. Trong Bão Biển có văn cảnh chứa thành ngữ này “Anh đây mt mình, tôi không yên tâm. Đất

đuôi rái” này nghch có tiếng. Đầu trâu mt nga đủ c, còn bng my Sa Ngoi kia…”[31;Tr.397]. Và câu thành ngữ “Dân t chiếng, gái thp thành” trong văn cảnh

Dân t chiếng, gái thp thành, chng phi va đâu. Anh có mt thân mt mình, thân thích không ai, nhiu khi cũng bt li đấy…”[31;Tr.397]. Câu thành ngữ “Dân t chiếng, gái thp thành” là chỉ sự tụ hợp của tất cả các loại người tứ xứ về cùng một nơi sinh sống. Cả hai câu thành ngữ này đều được Chu Văn đặt ở đầu câu trong văn cảnh đã nhấn mạnh được sự nguy hiểm và đày gian lao của Tiệp khi đến với đất “Đuôi Rái này. Qua đó người đọc cũng thấy được sự thông minh trong việc sắp xếp thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn.

- Thành ng đứng v trí gia câu: Dùng để bổ sung ý nghĩa , làm cho việc diễn đạt giải thích tính chất của sự việc cô động và hàm súc.

VD: Thành ngữ “Hai bàn tay trng”. Ý nói ai đó không có tiền của gì, không có vốn liếng gì hoặc không có phương tiện làm việc. Trong văn cảnh “Ông định lp bin vá tri à ông ch nhim ơi? Trước ông ba mươi nhăm năm, có người đã chu thua ri.

Tin ca chúng nó như nước ch có bn đâu? Ông chhai bàn tay trng thôi”.[31;Tr.75]. Thay vì nói “Ông không có gì trong tay hết, không tiền, không phương tiên gì hết” thì chỉ với “Hai bàn tay trng” Chu Văn đã giải thích được hoàn cảnh khó khăn của Tiệp khi muốn vá lại vũng Mập Đớp.

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong tác phẩm của chu văn (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)