Thành ngữ ẩn dụ

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong tác phẩm của chu văn (Trang 47 - 52)

Chương II. Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn

II. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn

1. Thống kê và phân loại thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn. Thống kê

1.2.2. Thành ngữ ẩn dụ

Là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở lấy sự vật hiện tượng này để nêu lên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự liên tưởng về mối quan hệ giống nhau giữa các sự vật hiện tượng.

Phương thức ẩn dụ thức chất cũng chính là một hình thức so sánh ngầm. Vì về nội dung nó giống với phương thức so sánh ở chỗ cần phải liên tưởng nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nhưng về hình thức thì lại khác với so sánh ở chỗ ẩn dụ thì chỉ công khai một đối tượng dùng để biểu thị còn đối tượng định nói đến thì được ẩn đi chứ không phô bày như so sánh. Hay nói khác đi ẩn dụ chỉ phô bày một vế dùng để so sánh. Vế được phô bày chỉ là vế biểu thị nghĩa đen, thông qua những hình ảnh ngôn từ có mặt trong thành ngữ. Còn vế được ẩn đi chính là vế biểu thị nghĩa bóng của thành ngữ. Loại thành ngữ này có cấu trúc rất cố định nên khi dùng nó có sức thuyết phục cao đối với người đọc.

Ta có thể nắm khái quát về loại thành ngữ này trong hai tác phẩm “Bão biển” và

“Sao đổi ngôi” như sau:

Qua sự khảo sát ta thấy thành ngữ ẩn dụ được Chu Văn đưa vào tác phẩm chiếm số lượng thấp nhất trong số ba loại thành ngữ chiếm 224/775 thành ngữ với tỷ lệ là 28,9% một tỷ lệ khá cao. Sự đóng góp của thành ngữ này trong tác phẩm là nó tạo ra sự sâu sắc về mặt ý nghĩa và thế giới trong tiểu thuyết cũng càng phong phú và sinh động hơn.

Thành ng

S lượng Chiếm % tng s Câu văn cha thành ng tiêu biu

Ẩn dụ 224 28,9% Nhưng dù có ngm b hòn làm ngt cũng chưa chắc đã yên phận…

Thành ngữ ẩn dụ được tác giả đưa vào tiểu thuyết để thể hiện những vấn đề khác nhau. Và dưới đây là những câu thành tiêu biểu:

Cả vú lấp miệng em Há miệng mắc quai Ngậm bồ hòn làm ngọt

Sau đây người viết sẽ giải thích thành ngữ trong sáng tác của Chu Văn để nêu rõ vấn đề mà tác giả đã đề cặp đến.

Đầu tiên là thành ngữ “C vú lp ming em”. Khi trẻ con khóc người mẹ đôi khi chẳng cần dỗ dành mà chỉ cần đưa bầu vú của mình để lấp miệng đứa trẻ. Nhờ được bú em bé sẽ nín ngay không khóc nữa. Như thế là bầu vú của người mẹ rất có thế mạnh đối với trẻ con. Quan sát được hiện tượng này, thành ngữ “Cả vú lấp miệng em”

xuất hiện để chỉ những hiện tượng dùng quyền lực, thế mạnh của mình để chèn ép, lấn át kẻ khác… Hiểu sâu sắc thành ngữ này, tác giả đã đưa vào trong sáng tác của mình, trong văn cảnh đó là tiếng kêu gào của Nhân trong đám cưới của Ái và Vượng:

“Người ta cưới xin không có phép nhà thờ. Người ta bày ra sống mới chết mới, cả vú lấp miệng em. Xin làng nước làm chứng cho!”[30;Tr.390]. Nhân là một người vô cùng mộ đạo. Cả cuộc đời chị ta hiến dâng cho đạo, đến nỗi chồng chị ta bỏ đi vào Nam theo quân Ngô Đình Diệm chị ta vẫn tôn thờ. Ái là em của Nhân bị chồng phụ bỏ, Hiểu được mặt trái trong nhà thờ lại hiểu được người thanh niên trong cuốc sống mới phải làm gì. Ái và Vượng yêu nhau và có nhiều đóng góp cho thôn Sa Ngoại nên được Tiệp Tổ chức đám cưới không co sự chứng kiến của Cha nhà thờ. Không đồng ý với việc đó, lại bị bọn phản động xúi giục, ngày đám cưới của Ái, Nhân đã đến xỉ vả Ái và chửi cán bộ thôn Sa Ngoại lấy quyền để lấn át chị và lấn át cả nhà thờ nơi mà chị tôn kính bằng câu thành ngữ “ “C vú lp ming em”. Câu thành ngữ được đặt trong ngữ cảnh như thế cho ta thấy được tính nết chanh chua của Nhân và đó là một lời vu khống.

Hay để nói về cảnh lỡ làng đau khổ của Ái khi sống trong thôn Sa Ngoại đất lề quê thói. Chu Văn đã sử dụng thành ngữ “Ngm b hòn làm ngt”. Đó là lời than thở của Ái với Nhân “Em có muốn đâu ăn ở không ra gì. Nhưng dù có ngm b hòn làm ngt cũng chưa chắc đã yên phận…”[30;Tr.22]. Bồ hòn là một loại quả hình tròn, rất đắng. Nếu không may mà nếm phải thì rất khó chịu. Cách nói “Ngm b hòn làm ngt

“chính là chỉ sự cam chịu dù gặp cảnh đau đớn, tủi khổ như thế nào vẫn cố nhẫn nhục.

Và đó là cảnh sống của Ái khi ở nhà chồng, đã ngậm đắng nuôt cay mà phải cho là ngọt ngào vui sướng thì nỗi khổ đó tăng lên biết là bao nhiêu. Thế nhưng người ta vẫn chưa vừa lòng đối với Ái. Sử dụng thành ngữ này Chu Văn muốn khắc họa một cách thành công hoàn cảnh của Ái những lại rất ngắn gọn, không dài dòng, lôi thôi.

Trong tác phẩm “Bão biển” Chu Văn đã thành công khi viết về vấn thiên chúa giáo, với những mặt trái của nó. Bọn phản động đã dùng nhà thờ, đạo giáo để mê muội dân chúng không lo phần xác- có nghĩa là không lao động sản xuất, để chúng thành công trong việc chống đối công cuộc xây dựng đất nước. Mà chỉ chú tâm lo phần linh hồn. Nhà thờ là nơi tôn nghiêm của Chúa, mọi người đều bình đẳng trước Chúa. Thế nhưng trong giới tu hành cũng phân chia thứ bậc, có kẻ trên người dưới. Chu Văn đã kheo léo khi sử dụng thành ngữ “Cá ln nut cá bé” thông qua lời kể của cụ Lâm Văn Tập “Ô hay! Thế ra ngay trong đức Chúa Lời này, cá ln c nut cá bé mãi hay sao?”[30;Tr.279]. Đó là sự ỷ vào thế lực của mình để hà hiếp người khác, theo lối mạnh được yếu thua. Đã cho ta thấy được mặt trái của nhà thờ, nơi mà người dân Sa Ngoại tôn kính gìn giữ bằng cả sinh mạng của mình và thấy được đức tính của những kẻ chăn chiên giả mạo. Qua thành ngữ này ta thấy được sự đã kích thâm thúy của tác giả.

Trong tiểu thuyết “Sao đổi ngôi” đây là bộ tiểu thuyết của đêm trước ngày thắng lơi. Đêm mà những chiến sĩ phải ở trong rừng sâu núi thẳm. Chiến đấu mà vẫn vui tươi, với những tiết mục văn nghệ do chính những người lính là những diễn viên. Để nói lên sự bình dị đó tác giả đã dùng thành ngữ “Cây nhà lá vườn” để chỉ những giọng hát, những ngón đàn của người lính.Thành ngữ được sử dụng trong văn cảnh sau: “…

Trong đại hội trang nghiêm bao nhiêu, thì đem liên hoan văn nghệ tưng bừng bấy nhiêu. Phần lớn là cây nhà lá vườn, nhưng ai cũng mong chờ…”.[32;Tr.54] “Cây nhà lá vườn” là thành ngữ dùng để chỉ những những thứ thân thuộc, sẵn có xung quanh, đậm nét bình dị, thân yêu. Cây nhà lá vườn đó đó giọng hát của Liễu. Thành ngữ được Chu Văn sử dụng đúng lúc tạo thêm không khi vui tươi, bình dị và cũng rất là lính của những chiến sĩ.

Với thành ngữ “Nga quen đường cũ”

Chỉ người đã mắc khuyết điểm một lần thì lần sau lại dễ mắc lại khuyết điểm cũ.

Trong “ Sao đổi ngôi”. Ở ngữ cảnh “… Người chồng bạc ác, người bố bất nhân quen lối nga quen đường cũ của tên cường hào phá sản, đã bán sạch chút của cải còn

lại, rồi cuốn gói vào Nam 1954”. [32;Tr.57].Chu Văn dùng thành ngữ này nhằm mục đích nêu lên tính cách của môt con người. Người chồng bạc ác, người cha bất nhân ấy chính là cha của Liễu. Trong một lần kể về cuộc đời mình, Liễu đã nhắc đến cha cô.

Một người cha bạc ác đã ruồng bỏ mẹ con cô ở với người khác, rồi như thế cứ nga quen đường cũ đã bán sach nhà cửa để cuốn gói vào Nam. Nói về tính cách người cha của Liễu, tác giả cho ta thấy được cuộc đời của Liễu phải chịu nhiều bất hạnh, tạo sự xót thương sâu sắc về cuộc đời cô.

Trong tiểu thuyết Bão biển nổi cộm lên vấn để tôn giáo. Vì thế đối tượng mà tác giả phản ánh không ít, đó là các bậc chăn chiên trong nhà thờ. Thành ngữ “Ch tay năm ngón”, được dùng đắc lực trong trong ngữ cảnh sau: “Tính Cha vốn không rộng rãi, kể cả từ miếng ăn uống mà cũng thương thương cái con người quá nữa đời ăn trên ngồi trốc, ch tay năm ngón, làm ông làm cha người ta, nay gặp hồi sa sút lúc về già…[30;Tr.571]. “Ch tay năm ngón” không phải đơn thuần là một hành động mà nó còn là sự chê bai những kẻ có quyền hành sai bảo người khác làm, trong khi bản thân mình chẳng làm gì cả. Trong văn cảnh trên, Chánh Hạp nói về bản thân mình ngày trước một tên Trương xứ đầy quyền hành có quyền sai bảo người khác. Cùng với Thành ngữ “Ăn trên ngồi trốc” phía trước thành ngữ “Chỉ tay năm ngón” được dùng hớp lí hơn và nêu bậc được vấn đề rõ hơn. Từ đó làm cho tác phẩm thêm đặc sắc.

Rõ ràng với thành ngữ ẩn dụ Chu Văn đã làm nổi rõ lên những vấn đề mà ông muốn đề cặp đến trong tác phẩm. Qua đó cũng bộc lộ được phong cách nghệ thuật tả chân và trào phóng của tác giả. Ngoài ra còn bộc lộ được tính cách dí dõm của của cây bút đầy sức mạnh.

Thành ng hoán d.

Là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở lấy sự vật hiện tượng này để nêu lên sự vật hiện tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối gần nhau giữa các sự vật hiện tượng.

Qua khảo sát hai tác phẩm “Bão biển” và “Sao đổi ngôi” của Chu Văn ta có bảng thống kê về thành ngữ hoán dụ như sau:

Thành ng

S lượng

Chiếm % tng s

Câu văn cha thành ng tiêu biu

Hoán dụ

309 39,9% Thằng này có ra đầu thú…thì Nhân lại nai lưng ra làm nuôi nó, để nó tự do du th du thc

Qua bảng thống kê ta thấy được rằng: Đây là loại thành ngữ có số lượng cao nhất với con số 309/775 chiếm 39,9%. Thành ngữ ẩn dụ được tác giả sử dụng nhằm tăng thêm sắc thái ý nghĩa của tác phẩm. Từ đó làm cho tác phẩm của Chu Văn thêm phần đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật.

Sau đây người viết xin đưa ra một số thành ngữ tiêu biểu để giải thích:

Chân lắm tay bùn Lao tâm khổ tứ Lầu son gác tía Cổ cày vai bừa

Để nói đến sự làm lụng vất vả, cực nhọc của người lao động (nhất là ở đồng ruộng). Người ta thường dùng thành ngữ: “Chân lm tay bùn”. Nhưng trong văn cảnh sau: “Chưa bao giờ Nhài chịu làm ruộng. Mẹ cô không muốn đứa con gái một bị chân ln tay bùn…”[30;Tr.137] thì thành ngữ này không còn để chỉ sự vất vả, cực nhọc của người lao động nữa. Mà nó chỉ sự lười biếng của Nhài và việc cưng chiều con của vợ Thất. Nếu Chu Văn không dùng thành ngữ này mà nói dong dài, đại khái như. “Mẹ cô không muốn đứa con gái một bị nắng, mưa,cực khổ, sình lầy ngoài ruộng…”. Nói như thế sẽ làm cho người đoc khó liên tưởng sẽ không thấy được sự cưng chiều con của vợ Thất, cũng như sự lười biếng của Nhài.

Thành ngữ “Chân yếu tay mềm”. Là thành ngữ dùng để chỉ người yếu đuối không thể làm nổi việc nặng nhọc, thường để chỉ người phụ nữ.

Thành ngữ được sử dụng trong văn cảnh “Ngoài ấy, xe cứu thương phần lớn là con gái lái. Chân yếu tay mm mà cũng ngất nghểu trung xa đại xa…”[32;Tr.99].

Trong hoàn cảnh chiến tranh thì sức mạnh của dân tộc sẽ được nâng cao lên. Những

Chân yếu tay mm” giờ đây cũng chiến đấu oanh liệt. Rõ ràng trong thành ngữ này tác giả không dùng thành ngữ để miêu tả sự yếu đuối của người phụ nữ, mà chỉ dùng để chỉ đối tượng . Đó là những nữ cứu thương. Còn tính chất thì ngược lại vì đó là những chiến sĩ hết sức mạnh mẽ. Thành ngữ này cho ta thấy được sự sáng tạo hết sức thông minh của Chu Văn.

Để chỉ sự bận bịu, không có thì giờ rảnh tay để nghĩ ngơi, dân gian có thành ngữ

Trăm công ngàn vic”. Thái là một chủ tịch huyện những rất quan tâm đến nhân dân các xã mặc dù lúc nào anh cũng bận bịu nhiều việc. “ Bây giờ Thái đứng đầu cả một

huyện lớn, bận trăm công nghìn vic…”[30;Tr.456]. Thành ngữ này đã lột tả được sự lo lắng của chủ tịch Thái đối với việc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân trong huyện. Mặc dù đã nói quá lên sự việc, nhưng vẫn chính xác với một cán như Thái.

Trong cuộc sống ngoài sự tao phùng, luôn có sự phân ly. Sau chiến thắng 1975, những người chiến sĩ phải trở lại quê hương của mình để kiến thiết lại đất nước. Đã cùng nhau chiến đấu, sát cánh bên nhau trong làn tên mũi đạn, nên tình cảm của những người lính đối với nhau rất thiêng liêng. Hãy nghe họ bộc bạch lòng mình lúc chia tay:

“…K đi người , bỗng thấy ngậm ngùi. Chúng tôi đã để lại cho nhau biết bao kỉ niệm…[32;Tr.109]. Thành ngữ “k người đi” được Chu Văn sử dụng trong ngữ cảnh này rất đắc trong việc miêu tả sự lưu luyến của những người lính trong lúc chia tay đồng đội, và chính thành ngữ này cũng tìm được sự đồng cảm trong lòng người đọc.

Chiến tranh đã người lính quay về nơi mình sinh ra, nơi có mẹ già, vợ dại con thơ. Để xây dựng lại mái nhà sống cuộc đời bình an, hạnh phúc. Đó là tâm trạng chung của những người lính bao năm lăn lộn trong chiến trường. Bởi lẽ, khi con người có chỗ ở ổn định thì họ mới có thể làm việc được. Hiểu sâu sắc điều đó tác giả đã đưa thành ngữ “ nơi ăn chn ở” vào trong ngữ cảnh sau để nói lên tâm trạng của người lính khi đối diện với lần ra đi thứ hai vì chiến tranh biên giới đã nổ ra ở một vùng trời tỏ quốc.

“Chiến tranh kéo dài ba mươi năm, quá dài, quá mệt mỏi. Nay mới kết thúc ai chả muốn thở phào xoa tay, thu xếp lại nhà cửa, nơi ăn, chn ở, hưởng sự êm ấm sau những ngày cay đắng…[33;Tr.174]. Thành ngữ “nơi ăn chốn ở” cho ta thấy được sự khao khác được sống trong hòa bình, được yên thân yên phận của người lính sau những ngày sống và chiến đấu nơi rừng thẳm. Qua đó ta thấy được sự cảm thông của Chu Văn đối với tâm trạng của người lính.

Một phần của tài liệu Thành ngữ trong tác phẩm của chu văn (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)