Tính biểu cảm của lời văn trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện dài giấc mơ bên gốc vú sữa của nguyễn thị mạnh hà (Trang 22 - 25)

Lời văn trong truyện dài của Nguyễn Thị Mạnh Hà khá đa dạng phong phú.

Bên cạnh lời văn mang tính hình tượng, tổ chức cao. Lời văn nghệ thuật trong tác phẩm còn mang tính biểu cảm.

Tính biểu cảm của lời văn là khả năng lời văn biểu hiện cảm xúc của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Đồng thời, nó còn truyền cảm xúc, tình cảm đến người đọc.

Nguyễn Thị Mạnh Hà đã rất thành công trong việc xây dựng lời văn mang tính biểu cảm trong tác phẩm. Với những từ ngữ, câu chữ bình thường tác giả đã thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật.

Lời văn trong tác phẩm biểu hiện cảm xúc được thể hiện qua lời kể của nhân vật “tôi” về ông chủ xưởng làm đồ Noel. Đó là một người đàn ông khuyết tật đôi

chân, “thuộc giới trí thức làm kinh tế”. “Mồm miệng dẻo đeo” lúc nào cũng ngọt ngào với nhân viên. Nhưng ẩn phía sau cái ngọt ngào, cởi mở là sự tính toán “sít sao”, chi li.

“Ông kiểm soát sít sao cái xưởng nhỏ của mình từ chiếc xe lăn. Ông chỉ dẫn cả cách thái thịt để kho cho người làm trong nhà, cắt miếng bao lớn, bỏ gia vị gì, bao nhiêu muỗng là vừa …ngon!. Tới bữa ăn, ông hướng dẫn cả múc cơm bao nhiêu và gắp bao nhiêu thịt cho mỗi hộp cơm của người làm. Giọng ông cứ xởi lởi, ngọt xớt những lời đầy trách nhiệm và yêu thương với mọi người xung quanh trong khi đầu óc ông ta tính toán từng con tính trên những gì ông ta nhìn thấy”.[2; tr29]

Qua những từ “kiểm soát sít sao”, “chỉ dẫn cách thái thịt” “bao nhiêu” “bao lớn” “vừa…ngon!”, người đọc như thấy một sự mỉa mai của tác giả đối với nhân vật.

Là đàn ông, nhưng ông chủ làm đồ Noel lại chỉ cho người làm của mình từng chút một việc nấu ăn, cách bỏ gia vị, cách gắp thức ăn đối với bữa ăn của người làm công. Việc làm của ông ấy là một việc làm trái với tự nhiên, cũng như đặc tính của nam nhi. Từ đó, cho chúng ta thấy đây là một người tính toán chi li, một con người thực dụng làm bất cứ thứ gì cũng phải lợi cho bản thân. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy đây là một con người gian xảo, không trung thực. Luôn “xởi lởi” ngọt ngào với những lời nói “đầy trách nhiệm”, bao giờ cũng tỏ ra quan tâm yêu thương với mọi người nhưng “tính toan từng con tính trên những gì” nhìn thấy.

Từ những từ ngữ trên, Nguyễn Thị Mạnh Hà đã làm nổi bật nên một bộ phận thương nhân của xã hội đương thời bề ngoài tỏ ra vui vẻ, quan tâm đến người khác nhưng bao giờ cũng đặt lợi ích của bản thân lên trên hết. Qua đó ta thấy, tác giả là một người có tài quan sát tinh tế. Tuy trẻ tuổi nhưng nhà văn giám nói thẳng, nói thật về bản chất của những con người trong xã hội.

Ngoài ra, tính biểu cảm của lời văn còn thể hiện trong đoạn đau đớn của nhân vật tôi vì không làm tròn được tâm nguyện của cô Bảy trước khi mất.

Cô tôi cả đời bước đi bằng đôi chân của mình. Cô chưa một lần chạm đến chiếc xe đạp. Chặng đường cuối cùng trong cuộc đời mình, cô tôi cũng muốn được đi trên hai bàn chân nhưng không được. Mà thôi, cô ạ! Cứ để đôi chân của cô được một lần nghĩ ngơi trong cuộc đời.”[2; tr168]

Đọc đoạn văn, chúng ta như thấy trước mắt hình ảnh một người phụ nữ chân quê đầu đội nón lá, mặc áo bà ba và đi bộ dọc theo bờ tre làng. Cô Bảy cả đời sống

bình dị, mộc mạc. Không một lần “chạm đến xe đạp”. Đi đâu cô cũng đi trên chính đôi chân của mình. Và chặng đường cuối cùng trong cuộc đời về với lòng đất mẹ, cô cũng muốn đi bằng “hai bàn chân không”. Thế nhưng, tâm nguyện cuối đời của cô không được thực hiện vì những người trong “họ đạo” bên ban “xe thuyền không ai muốn đi bộ cả”. Từng câu chữ trong đoạn văn như toát lên tình cảm thương yêu, sự đau đớn của đứa cháu vì không làm tròn được tâm nguyện của người cô khi mất.

Đồng thời, qua những từ “Mà thôi, cô ạ!” chúng ta còn thấy ở đó là lời trách móc của nhân vật đối với những người trong “đạo hữu”. Họ vì sợ “mất công”, nặng nhọc mà không làm tròn tâm nguyện của người mất. Qua đó, tác giả còn phản ánh một hiện thực của vùng quê hiện nay. Người dân không còn sống chang hòa, quan tâm giúp đỡ nhau một cách không toan tính như trước kia nữa. Người dân quê bây giờ vì ảnh hưởng của cuộc sống đô thị hóa họ bắt đầu sống lạnh nhạt, thờ ơ với những người xung quanh.

Hay những đoạn văn hối hận của nhân vật tôi vì ham công việc đã không đi thăm Tuân lúc mổ dạ dày, để khi Tuân mất đi đột ngột, nhân vật ăn năn vì sự thờ ơ của mình.

Lần đầu tiên vui vì sẽ đi uống cà phê với nó nhưng nó chẳng bao giờ giữ được lời hứa đó. Trước đó, nó nắm vai mình lắc lắc rủ hoài đến khi mình bực lên cự nự mới thôi. Mình lựa chọn ngồi ôm cái diễn đàn với những ý viễn vông, có ích cho cộng đồng (bây giờ nghĩ mà giận mình lúc đó quá, daydream, ảo tưởng đến tội).

Trước lúc nó mất 4 ngày, mình còn chạy rông với hoạt động cộng đồng “cao cả” ở đâu đó bên quận 2…”[2; tr63,64]

Đọc đoạn văn trần thuật của nhân vật, chúng ta như cảm nhận được một nỗi đau vô cùng, sự tự dằn vặt của nhân vật tôi. Vì những việc “cao cả” xa vời đối với cộng đồng, mà lỡ mất một dịp đi thăm Tuân. Để khi Tuân mất đi nhân vật hối tiết vì đã không làm điều đó.

Bên cạnh lời văn trong tác phẩm còn cho chúng ta thấy tình cảm yêu thương, sự đau khổ của nhân vật tôi khi Tuân mất, qua đoạn tôi “đi ngang” qua bệnh viện Bình Dân nơi Tuân phẩu thuật.

Đi ngang bệnh viện Bình Dân nơi phẫu thuật cho nó, tôi rơi nước mắt. Gặp vòng hoa tang trên đường, tôi lại không cầm được nước mắt.”[2; tr122]

Qua những lời tự sự, chúng ta có thể cảm nhận được ở đó là một sự đau khổ tận cùng, chỉ cần gặp những gì gợi nên hình ảnh về Tuân là làm cho nhân vật đau lòng. Với từ “nước mắt” được lặp lại hai lần, tác giả muốn nhấn mạnh thêm nỗi đau của nhân vật.

Lời văn của tác giả miêu tả cảm giác của nhân vật tôi sau khi Tuân mất rất bình dị nhưng gợi nên một sức biểu cảm rất cao trong lòng người đọc. Qua đó, còn cho chúng ta thấy được tình cảm của nhân vật tôi đối với Tuân.

Không những thế, lời văn biểu cảm trong tác phẩm còn được tác giả sử dụng khi nói đến việc cả cuộc đời người cô cố gắng giữ đúng lễ giáo, tác giả dùng từ

“gồng” “gánh” làm tăng thêm sự biểu cảm.

Cả đời cô gồng mình gánh cái Lễ khiến tôi có cảm giác cô tôi mạnh mẽ, quật cường.”[2; tr184]

Với từ “gồng” “gánh” chúng ta như thấy được hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé, yếu đuối lúc nào cũng tỏ ra cương nghị, “mạnh mẽ” để giữ vững được “cái Lễ”. Cô Bảy như cố “gồng” mình để “gánh cái Lễ” của ông bà từ xưa đến giờ.

Nguyễn Thị Mạnh Hà đã rất thành công khi sử dụng từ ngữ, chỉ với hai động từ tác giả đã khơi gợi trong lòng người đọc hình ảnh một người phụ nữ “quật cường”

luôn chống trội với sống gió cuộc đời để giữ vững lề lối, phép tắc của gia đình.

Đồng thời, còn thể hiện tình yêu thương trân trọng, sự xót xa của đứa cháu về việc cả cuộc đời người cô sống vì cái Lễ cứng nhắc.

Tuy nhà văn sử dụng những từ ngữ đời thường bình dị, mộc mạc nhưng với cách tổ chức sắp xếp và sự am hiểu về từ ngữ Tiếng Việt, tác giả đã truyền đến người đọc những cung bậc cảm xúc của mình. Làm cho độc giả cảm nhận được một cách đầy đủ nhất tình cảm của nhân vật, cũng như của tác giả đối với các nhân vật khác trong tác phẩm. Để từ đó người đọc cảm thông, chia sẽ với những gì người viết gửi gấm trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện dài giấc mơ bên gốc vú sữa của nguyễn thị mạnh hà (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)