2.2. Các phương tiện và phương thức tổ chức của lời văn trong tác phẩm
2.2.2. Điểm nhìn của nhân vật “tôi”
Nét độc đáo của truyện dài “Giấc mơ bên gốc vú sữa” là phần lớn lời văn trong tác phẩm được nhìn bằng cái nhìn của nhân vật tôi. Chính sự truyền đạt điểm nhìn đưa người đọc nhập vào cuộc đời của nhân vật, đưa đến một điểm cảm xúc, tình cảm về cả nội tâm lẫn hình thức.
Điểm nhìn của “tôi” trong tác phẩm là điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất.
Nó vừa là điểm nhìn của nhân vật, đồng thời còn là sự hóa thân của tác giả vào tác phẩm để thể hiện quan niệm, cách nhìn của nhà văn đối với cuộc sống.
Điểm nhìn của nhân vật là điểm nhìn của thế hệ trẻ nhìn về những giá trị của thế hệ cũ còn sót lại trong cuộc sống và cuộc sống đương đại với những xấu tốt đang xen. Đó là điểm nhìn của người có tư tưởng giao thời giữa hiện đại và truyền thống qua các mối quan hệ trong cuộc sống.
Trong gia đình, nhân vật thấy được những tư tưởng lạc hậu lỗi thời, cũng với những yếu tố cao quí đáng được trân trọng. Tư tưởng lạc hậu như việc phải cưới thêm vợ hai cho Bác hai vì người vợ lớn không sinh con trai. Hay trong sự mâu
thuẫn không nên có giữ mẹ và cô Bảy chỉ vì quan niệm lỗi thời về chị chồng em dâu.
Cũng như quan niệm thịt cắc không vuông không đem cúng, chiếu trãi không vuông không ngồi của bố. Đồng thời nhân vật cũng thấy được giá trị cao quí của xã hội cũ, tư tưởng Nho giáo cần được bảo tồn và phát huy. Như lòng nhân ái, sự hi sinh vô bờ của cô Bảy. Cô từ bỏ tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của người vợ, người mẹ để sống với nghĩa vụ của đứa con, của người chị thay cho cha mẹ già lo bầy em nhỏ dại. Để sau khi chúng lớn lên có gia đình, cuộc sống riêng tư. Người phụ nữ ấy lại tiếp tục cống hiến cuộc đời mình giữ gìn trọn vẹn cái Lễ của thế hệ sau đối với những thế hệ quá cố.
Còn khi đặc điểm nhìn vào những con người hiện đại ở thành phố, nhân vật nhìn thấy cái thực dụng, toan tính một bộ phận giới trí thức (Lê Huy Viễn, ông chủ làm đồ Noel). Hay sự lừa lọc gian trá của những con người thành thị (trung tâm gia sư). Bên cạnh, nhân vật thấy được trong cái xã hội ganh đua, lợi dụng cũng có những người sẵn sàng giúp đỡ người khác (Tuân).
Ngoài ra, chúng ta còn thấy “tôi” có cái nhìn cuộc sống khá sâu sắc. khi nhìn nhận sự việc nào nhân vật cũng đứng ở nhiều khía cạnh khác nhau để đưa ra lời phê bình, đánh giá. Như khi bạn bè bàn về việc làm dâu rất khó. Nhân vật không a dua theo họ mà đứng ở gốc độ khác để nhìn nhận mối qua hệ đó. Hay khi mọi người xung quanh đều cho rằng cô Bảy là một người khó khăn thì nhân vật thấy ở đó là một người ngăn nắp, nguyên tắc và tôn trọng những kỉ niệm.
Qua những sự việc ở trên, chúng ta thấy “tôi” là một người có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, có đời sống nội tâm phong phú.
Tuy Nguyễn Thị Mạnh Hà để cho nhân vật của mình nhìn nhận sự tốt đẹp cũng như khiếm khuyết của hai dòng tư tưởng cũ và mới trong xã hội. Nhưng tác giả vẫn không hướng được cho nhân vật mình một lối đi riêng. Nhân vật tôi như trôi lơ lững giữa dòng sông tư tưởng.
Tóm lại, lời văn nghệ thuật trong truyện dài “Giấc mơ bên gốc vú sữa” của Nguyễn Thị Mạnh Hà rất đa dạng và phong phú với những đặc trưng, phương diện khác nhau. Lời văn nhiều đoạn nhiều đoạn giàu tính hình tượng, tính chính xác…
còn mang đậm tính triết lí về cuộc sống và con người của nhân vật tôi. Sự hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua đó, chúng ta thấy tác giả là một người có
cái nhìn sâu rộng, đa chiều về các sự việc trong cuộc sống. Đó là nhà văn có cái nhìn sâu sắc với xã hội và con người.
Tuy nhiên cũng có nhiều đoạn, chương tác giả nói dong dài, không cô đọng khiến người đọc nhàm chán. Đồng thời, khi miêu tả ngoại cảnh, tác giả sử dụng những từ ngữ lặp lại làm mất tính sáng tạo trong văn chương.
Phần kết luận
Lời văn là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học, mọi tác phẩm văn học dù là thể loại thơ, kịch, văn xuôi, kí… thì cũng có lời văn. Việc đọc và hiểu toàn bộ lời văn là một việc rất khó, nhưng nếu có thể hiểu hết lời văn thì mới có thể hiểu hết nội ý nghĩa của tác phẩm và cũng tìm thấy được giá trị nghệ thuật từ lời văn nghệ thuật đó.
Lời văn giữ vai trò chi phối đến toàn bộ tác phẩm, nó là yếu tố chính để tạo nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, lời văn nghệ thuật còn đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng nền ngôn ngữ chuẩn hóa, trong sáng, giàu đẹp của dân tộc.
Lời văn trong tác phẩm “Giấc mơ bên gốc vú sữa” của Nguyễn Thị Mạnh Hà khá đa dạng và phong phú. Trong tác phẩm, tác giả thể hiện được nhiều đặc trưng cũng như các phương diện khác nhau của lời văn. Nhất là, ở phương diện từ vựng với nhiều loại từ ngữ khác nhau như: Từ địa phương, từ nghề nghiệp, sử dụng tiếng nước ngoài, từ tôn giáo... Đặc biệt sự xuất hiện rất nhiều của những từ ngữ mạng, từ tiếng Anh, và từ tôn giáo của đạo Cao Đài, đạo Phật phần nào làm nên thành công của tác phẩm. Từ những loại từ ngữ đó, nhà văn thể hiện được những cảm xúc khác nhau của nhân vật. Qua đó nhân vật còn bộc lộ được phong cách trẻ trung mạnh mẽ của giới trẻ thời đại, cũng như đôi lúc suy tư trầm lặng. Đồng thời, qua cách dùng những từ ngữ trên nhà văn còn phần nào thể hiện phê phán đối với những con người trong xã hội.
Ngoài ra, với cách sử dụng từ ngữ trong tác phẩm còn thể hiện được dấu ấn thời đại tác giả đang sống.
Bên cạnh những thành công lời văn trong tác phẩm Nguyễn Thị Mạnh Hà cũng còn nhiều hạn chế. Trong tác phẩm đôi chổ tác giả còn trữ tình ngoại đề dài dòng, một vài đoạn càn lặp lại cụm từ trong miêu tả hay trần thuật. Cũng như sự lặp lại câu nói của các nhận vật khá nhiều. Hay dùng nhiều những phương tiện từ ngữ khác nhau nhưng phần nhiều chỉ có tác dụng trần thuật không thể hiện được giá trị cao.