2.2. Các phương tiện và phương thức tổ chức của lời văn trong tác phẩm
2.2.1. Các phương tiện của lời văn trong tác phẩm
2.2.1.1. Phương tiện từ vựng
Ngoài các phương tiện ngữ âm, thì lời văn nghệ thuật còn vận dụng phương tiện từ vựng. Nó là yếu tố không thể thiếu của lời văn nghệ thuật.
Phương tiện từ vựng gồm các từ như: tiếng nước ngoài, từ tôn giáo, từ địa phương,…Nó là phương diện tạo hình và biểu cảm của lời văn
Trong truyện dài “Giấc mơ bên gốc vú sữa” Nguyễn Thị Mạnh Hà đã sử dụng khá dày đặc các phương tiện từ ngữ trên làm nên giá trị của tác phẩm.
2.2.1.1.1 Từ nghề nghiệp.
Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm và quá trình sản xuất có tính thủ công, được một số người trong một ngành nghề nào đó sử dụng.
Trong tác phẩm “Giấc mơ bên gốc vú sữa”, Nguyễn Thị Mạnh Hà khai thác khá triệt để các từ ngữ, thuật ngữ và cách dùng từ ngữ internet trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ hiện nay. Đồng thời tác giả còn sử dụng một vài thuật ngữ chuyên ngành y học. Qua cách sử dụng từ chuyên ngành của tác giả làm cho lời văn trong tác phẩm giàu màu sắc hơn.
Là nhà văn trẻ, năng động lại làm biên tập viên website cho một số công ty tại Tp.HCM. Tác giả khá am hiểu các thuật ngữ trong lĩnh vực quảng trị mạng và vận dụng một cách cách uyển chuyển, nhịp nhàng trong tác phẩm làm nên phong cách của tác giả trong thế giới văn chương.
Dưới đây là bảng thống kê sử dụng từ ngữ mạng trong tác phẩm.
Số thứ tự Từ dùng Tần số xuất hiện
1 Cái nick 1
2 Chat 5
3 Chơi blog 1
4 Check mail 1
5 Click 2
6 Cửa sổ trình diệt IE 1
7 Edit CV 1
8 File 1
9 Flash 1
10 Gallery 1
11 Game over 2
12 Google 1
13 Hanosoft Tool 1
14 Hi-tech 2
15 Link liên kết 1
16 IMDB(cơ sở dữ liệu điện ảnh trên mạng)
1
17 Level 1
18 Lướt web 1
19 Message Sent 1
20 MS Word 2007 1
21 Nhân viên nhập liệu 1
22 Nội dung Web 1
23 Phần mềm crack 1
24 Phiếm enter 1
25 Phòng Content 1
26 Phòng Web Content 1
27 Shut down 1
28 Sing out 1
29 stage cleared 1
30 Test 1
31 Undo 2
32 Vọc web 1
33 Web 1
34 Website 1
35 WordWed 1
36 Yahoo Messenger 1
Từ bảng trên, chúng ta thấy số lượng từ ngữ mạng được sử dụng trong tác phẩm rất nhiều. Tuy nhiên tần số xuất hiện của từng từ trong tác phẩm không cao và nó được phân bố rộng khắp tác phẩm không tập trung như từ ngữ tôn giáo.
Như đoạn tự sự của nhân vật tôi về việc mẹ Tuân đau khổ trong đám tang và muốn an ủi.
“Mẹ nó sụt sùi hỏi mọi người: “Sao thế này ? Bác có làm gì thất đức đâu. Bác vẫn giúp đỡ mọi người…” Cũng muốn nói với người mẹ đau khổ ấy rằng: “Vì nó tốt quá. Con người ai cũng phấn đấu để hoàn thiện mình. Ai hoàn thiện rồi thì stage cleared. Game over, bác ạ”. Thà vô dụng như mình vậy mà còn Level để sống phấn đấu trong đời”.[2; tr61]
Nguyễn Thị Mạnh Hà đã dùng từ ngữ internet “stage cleared. Game over”
ngắn gọn, súc tích nói cuộc đời như một trò chơi khi nó hoàn thành các cuộc chơi đến được đích cuối cùng thì đến gian đoạn hủy diệt của nó. Và những trò chơi nào chưa đi hết cửa, chưa hoàn thiện thì vẫn còn đường để sống phấn đấu tiếp. Tuy nhân vật tôi dùng những từ ngữ mạng trong đoạn văn nhẹ nhàng, nhí nhỏm nhưng chúng ta có thể cảm nhận sự đau đớn ngậm ngùi của “tôi” trước cái chết đột ngột của Tuân.
Đồng thời, những lời mà nhân vật muốn nói cùng với mẹ Tuân cũng là những lời nhân vật tự nói với mình để làm nhẹ đi sự đau khổ của người bạn trước sự ra đi của người bạn thân, vừa là chổ dựa về mặt tinh thần của nhân vật tôi.
Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ mạng trong tác phẩm của Nguyễn Thị Mạnh hà không đạt được nhiều sự thành công. Ngoài cách dùng từ ngữ mạng để làm nhẹ đi nỗi đau trong đoạn văn trên thì sự xuất hiện của các từ khác trong tác phẩm không có gì đáng kể. Hầu hết những đoạn văn còn lại những từ ngữ đó chỉ dùng để trần thuật hay thể hiện phong cách dùng từ của “nhân viên nhập liệu”. Như đoạn văn dưới đây trong chương “Vì sao con người ta phải kết hôn?”, dùng khá nhiều từ ngữ mạng nhưng chỉ để trần thuật câu chuyện.
“Mồng mười, trở lên Sài Gòn, tôi tranh thủ check mail. Hàng loạt dòng tiêu đề nhắc nhở nhận thiệp từ American Greetings do Huỳnh Thanh Thanh gửi. Click, click liên tục và bực bội nhìn dấu đồng hồ cát chậm rãi xoay xoay trên cửa sổ trình diệt IE. Mấy phút sau, tôi quen với tốc độ tải thông thả của đường truyền, tôi thư giãn với giai điệu dịu dàng từ file thiệp flash trên web”.[2; tr179]
Trong đoạn văn có đến sáu lần xuất hiện của các từ ngữ mạng với những từ ngữ khác nhau “check mail”, “click”,“ cửa sổ trình diệt IE”, “file”, “thiệp flash trên web” “đường truyền” chỉ để nhân vật tôi kể về việc nhận “mail” của bạn.
Với cách dùng từ ngữ mạng kết hợp trong khi kể, trần thuật Nguyễn Thị Mạnh Hà không những làm đa dạng từ ngữ trong tác phẩm và còn thể hiện một cách cô động, súc tích cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm. Nhưng ở nhiều đoạn văn nó chỉ dùng để trần thuật, liệt kê.
Cùng với từ nghề nghiệp quảng trị mạng, Nguyễn Thị Mạnh Hà còn sử dụng những từ chuyên môn của y học như: ung thư dạ dày, hormone, khối u ác tính…các từ ngữ hòa lẫn vào lời tự sự, triết lí sâu xa của nhân vật tôi. Qua đó, chúng ta có thể thấy đây là người có suy nghĩ sâu sắc, nhiều chiều.
Tuy tần số xuất hiện từ ngữ y học trong tác phẩm không nhiều chỉ khoảng mười ba lần và số lượng từ cũng không cao, nhưng nó đạt được những thành công đáng kể. Qua cách dùng những từ ngữ đó trong các đoạn văn khác nhau phần nào giúp cho người đọc hiểu được tính cách và tình cảm của nhân vật trong tác phẩm.
Như đoạn suy nghĩ của nhân vật tôi quan niệm của nhân vật về mối quan hệ của những người phụ nữ trong gia đình.
“Người ta hay nói về qua hệ mẹ chồng- nàng dâu, chị chồng- em dâu, chị dâu- em chồng với vẻ ghê gớm và ở các góc nhìn cao lớn, vĩ mô quá. Người ta nói: Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Thay vì ngồi tìm những từ ngữ ví von này nọ sao không ngồi mà ngẫm nghĩ để yêu thương phụ nữ hơn. Từng gia đoạn phát triển của một bé gái, thành một thiếu nữ, thiếu phụ rồi bà lão, người phụ nữ phải thay đổi rất nhiều, rất khác lạ về ngoại hình. Rồi những thay đổi về hormone đáng sợ khác khiến tâm tính phụ nữ thay đổi.” [2; tr46]
Qua đoạn văn, ta thấy nhân vật là một người có suy nghĩ sâu sắc tiến bộ về người phụ nữ. Nhân vật lí giải mối mâu thuẫn giữa “mẹ chồng”, “chị chồng”, “em chồng”
và nàng dâu là do sự qui trình thay đổi “hormone”trong cơ thể. Bản chất những người phụ nữ đều tốt, vị tha chỉ do sinh lí thay đổi mà họ trở nên thù hằn, ghen ghét nhau. Từ đó ta thấy được sự cảm thông, cách nhìn mới của nhà văn về người phụ nữ. Đồng thời, việc đưa câu thành ngữ “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” vào tác phẩm, nhà văn phần nào phê phán suy nghĩ lệch lạc, phiến diện của người Việt Nam từ xưa đến nay về mối quan hệ giữa nàng dâu và những người phụ nữ khác trong gia đình
chồng, làm rộng thêm sự ngăn cách giữa họ mà không tìm ra nguyên nhân giải quyết vấn đề.
Hoặc trong chương “Thư cho Gấu”, ở đoạn nhân vật tôi kể lại tình cờ xem một bộ phim Hàn Quốc được biết nhân vật nữ cũng bị bệnh “ung thư dạ dày” như Tuân.
“Có hôm dậy sớm, tớ xem được một đoạn phim truyền hình Hàn Quốc, nhân vật nữ của Choi Jin Sil cũng mắc ung thư dạ dày… Không cưỡng lại được, sau đó sáng nào cũng dậy sớm để theo dõi và cầu mong cho nhân vật sẽ vượt qua căn bệnh… Nhưng nhân vật ấy cũng ra đi”.[2; tr141]
Đoạn văn chỉ là một lời tâm sự bình thường của một người bạn với người bạn về một bộ phim Hàn Quốc. Nhưng khi đọc đến những từ “cũng mắc ung thư dạ dày” với dấu ba chấm(…), chúng ta cảm nhận nhân vật như đang cố kiềm chế nỗi đau, trái tim đang oặn thắt lại. Và trong lời kể cuối “nhưng nhân vật ấy cũng ra đi” nhân vật như cố chất nhận thực tại là Tuân không còn nữa vì bất cứ ai mất bệnh đó đều phải chết. Tuy nhân vật đã khẳng định là Tuân đã mất nhưng qua giọng kể vẫn thể hiện sự ngậm ngùi đau đớn.
Bên cạnh, đoạn văn còn thể hiện tài năng trong cách sử dụng từ ngữ chuyên ngành của Nguyễn Thị Mạnh Hà, chỉ với một thuật ngữ chuyên môn và dấu ba chấm tác giả đã thể hiện được cảm xúc, nỗi đau mất mát của nhân vật.
Ngoài ra trong truyện dài có đôi chổ tác giả còn sử dụng những từ ngữ chuyên môn của kinh tế, luật như: “hôn thú, hộ khẩu”… hay “kinh tế vĩ mô”, “cá thể kinh doanh nhỏ”.
Nhưng số lượng không đáng kể, tần số xuất hiện rất thấp chỉ dùng để liệt kê trong khi trần thuật nên không tạo được giá trị nghệ thuật cao.
Tóm lại, với từ ngữ nghề nghiệp chuyên môn trong tác phẩm, Nguyễn Thị Mạnh Hà gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, cũng có nhiều đoạn chỉ sử dụng để miêu tả đơn thuần không có gì đặc sắc.
2.2.1.1.2 Từ tôn giáo.
Nguyễn Thị Mạnh Hà là nhà văn có vốn từ ngữ rất phong phú đa dạng. Là một người ham học hỏi, tuy còn trẻ nhưng tác giả đã rèn luyện cho mình một vốn từ dân tộc dồi dào.
Ở phương diện từ vựng, tác giả không chỉ sử dụng những từ chuyên ngành y học, kinh tế, quảng trị mạng để làm giàu thêm cho lời văn trong tác phẩm. Tác giả còn sử dụng từ tôn giáo của đạo Phật, đạo Cao Đài làm phong phú lời văn trong tác phẩm.
Tần số xuất hiện của từ ngữ đạo Phật trong truyện dài rất cao. Nhất là ở chương “Quảng An Trần” và “Mùa Gấu ngủ đông”. Chỉ hai chương với độ dài không quá hai mươi lăm trang nhưng từ ngữ đạo Phật xuất hiện đến năm mươi mốt lần. Chúng ta thấy mật độ dùng từ của Phật giáo dày đặc. Sau đây là bảng thống kê về tình hình sử dụng từ ngữ của tôn giáo này trong tác phẩm của Nguyễn Thị Mạnh Hà.
Bảng thống kê từ Phật giáo trong tác phẩm
Số thứ tự Từ sử dụng Số lần xuất hiện
1 Tu sĩ 4
2 Tu sĩ Phật Giáo 2
3 Pháp môn 1
4 Pháp danh 2
5 Thiền 5
6 Tu thiền 2
7 Cửa thiền 1
8 Trường thiền 1
9 Thiền môn 1
10 Thân trung ấm 7
11 Thanh tịnh 1
12 Chùa 6
13 Tùy duyên 2
14 Tùy kiếp 1
15 Nhà Phật 1
16 Sát na 1
17 Đệ tử 3
18 Tu tập 4
19 Kinh điển Phật 1
20 Tịch 1
21 Hóa kiếp 1
22 Tịnh độ 1
23 Sư 5
Từ bảng thống kê trên, chúng ta thấy việc sử dụng từ ngữ đạo Phật trong tác phẩm rất đa dạng trong lời kể hay miêu tả của nhân vật. Tác giả dùng những từ như:
thiền, cực lạc, pháp danh, pháp môn… của đạo Phật trong khi miêu tả hoặc nói về một vấn đề nào đó làm cho lời văn sống động và có sức thuyết phục cao.
Như trong chương “Trường đại học” ở đoạn nhân vật tôi thuật lại chuyện một
“ông bạn tu sĩ” có lần đến trường “Đại học Bách Khoa” để gặp một người bạn từ Đài Loan nhưng bảo vệ không cho vào vì hiệu trưởng trường đó qui định đầu trọc không được vào trường:
“Nói đến ăn mặc, tôi nhớ đến nỗi ấm ức của ông bạn tu sĩ trong lớp. Sư tên Hùng, pháp danh tôi không nhớ, pháp môn Tịnh Độ, có lần bức xúc: “Tôi không thích trường Đại học Bách khoa. Lần đó, một người bạn từ Đài Loan đến trường đó và hẹn tôi sang gặp. Khi tôi đến, bảo vệ nhất quyết không cho tôi vào vì tôi để … đầu trọc(!)” Thầy cười, tôi cũng cười. Chắc đó là dạo ông hiệu trưởng Bách Khoa nảy ra cao kiến “tút” vẻ bề ngoài cho sinh viên với việc cấm “đầu trọc vào trường”
đây mà”.[2; tr42]
Nguyễn Thị Mạnh Hà dùng từ tôn giáo trong khi trần thuật để làm sống động thêm hình ảnh được nói đến và tạo nên sức biểu cảm trong lời nói. Với những từ như
“pháp môn, pháp danh, sư” để chứng minh, thuyết phục người đọc về đầu trọc của
“ông bạn tu sĩ”. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện thái độ phê phán việc thực hiện qui định một cách cứng ngắt, sáo rổng không có sự uyển chuyển đối với các hoàn cảnh và tình huống khác nhau của ông hiệu trưởng.
Hay ở chương “Quảng An Trần”, tác giả cũng dùng khá nhiều từ ngữ của Phật giao với tần số xuất hiện cao như: thanh tịnh, thiền môn, tịch, tịnh độ,…trong lời kể của nhân vật tôi về người bạn “ tu sĩ Phật giáo” Trần Anh, cũng như những nhận định và quan niệm sống của nhân vật này.
“Trần Anh sống thanh tịnh, có lần bạn ấy bảo tôi: “Tôi quan sát và thấy rằng, những vị tu mà liên quan đến tiền bạc, khi tịch đều không tránh khỏi hôn mê”. Bạn cẩn thận tường giới luật. Đến xài máy vi tính cũng cân nhắc kẻo vi phạm Luật sở hữu trí tuệ, luôn chắc chắn cái máy mình không xài đến các phần mềm crack”.
[2; tr107]
Từ lời trần thuật trong đoạn văn trên của “tôi” về Trần Anh, chúng ta có thể cảm nhận đây là một tu sĩ chân chính luôn hướng tâm về cái thiện làm bất cứ việc gì
cũng nghĩ đến người khác. Đồng thời, qua lời nhận định của Trần Anh, tác giả còn thể hiện thái độ phê phán một thực tế xã hội bây giờ có những người tu hành, những nhà sư thoát tục nhưng luôn nghĩ đến tiền bạc và quyền lực.
Ngoài ra, Nguyễn Thị Mạnh Hà sử dụng từ tôn giáo trong miêu tả trần thuật để thể hiện tính cách, đặc trưng dùng ngôn ngữ của giới “tu sĩ”. Làm cho nhân vật sống động, gần với cuộc sống đời thực và tạo sức thuyết phục với độc giả.
Tuy nhiên, không phải từ Phật Giáo nào đưa vào tác phẩm cũng có giá trị cao, đạt được thành công. Bên cạnh những đoạn văn hay, cũng có những đoạn bình thường dùng quá nhiều từ tôn giáo để kể lể dài dòng. Như đoạn nhận vật tôi kể lại việc “năm ngoái” gặp lại Trần Anh và được biết bạn đã “tu thiền”, nhân vật nhắc lại lời nói muốn tu thiền cùng Trần Anh nhưng bị từ chối.
“Không ngờ năm ngoái, tôi gặp lại Trần Anh, bạn đã tìm gặp được thiền, đang tu tập ở Myanmar. Tôi thấy vui lây. Con người của bạn tôi là con người của thiền. Tôi nhắc lại lời nói của mình: “Trần Anh giờ tu thiền rồi. Hãy nhận Hà làm đệ tử và hướng dẫn Hà tu tập với!” Bạn tôi chân thành: “Trong thiền chỉ có những vị thầy chứng đắc mới có thể nhận đệ tử và hướng dẫn tu tập. Trần Anh chỉ mới nhập môn chốn thiền thôi còn phải tu tập nhiều. Hà hãy tranh thủ sang trường thiền bên ấy mà học.”[2; tr108]
Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ Phật Giáo như: “thiền, đệ tử, tu tập, thầy chứng đắc”… với từ “thiền” được lặp lại hai lần, “tu tập” được lặp lại bốn lần nhưng chỉ để trần thuật đơn thuần không có ý nghĩa gì thêm.
Hay chương “Mùa Gấu ngủ đông”, trong những lời đối đáp giữa Trần Anh và nhân vật tôi, nhà văn dùng khá nhiều từ ngữ của đạo Phật với sự lặp lại nhiều lần như “thần trung ấm” lặp lại ba lần nhưng cũng trần thuật bình thường không có gì đặc sắc.
“Nhưng trong kinh điển Phật có dạy về giai đoạn này của con người. Sau khi hồn xuất ra khỏi thể xác, sẽ chuyển sang giai đoạn gọi là thân trung ấm. Thân trung ấm cao khoảng tám tất, mắt trần không thể nhìn thấy được. Thân trung ấm cũng giống như người trần, cũng đi đứng, suy nghĩ, quan sát được”.[2 ; tr118]
Ở đoạn văn trên, tác giả chủ yêu chỉ kể về quan niệm của Phật giáo về con người khi chết. Từ “thân trung ấm” được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn chỉ có tác dụng định danh. Nó định danh cho việc “sau khi hồn xuất ra khỏi thể xác” của người chết.