Cách dùng từ chính xác trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện dài giấc mơ bên gốc vú sữa của nguyễn thị mạnh hà (Trang 25 - 28)

Tính chính xác của lời văn trong tác phẩm là khả năng văn học miêu tả, biểu hiện đúng những điều mà nhà văn muốn nói đến, muốn thể hiện trong tác phẩm. chỉ là một từ ngữ bình thường nhưng khi dùng đúng chổ sẽ giúp người đọc tưởng tượng và cảm nhận đúng những gì tác giả muốn nói đến.

Tuy là một tác giả trẻ nhưng Nguyễn Thị Mạnh Hà khá thành công trong việc dùng từ ngữ. Qua những từ ngữ đời thường, tác giả làm nổi bậc từng tính cách của những con người trong xã hội.

Nói về giới kinh doanh tính toán chi li, tác giả sử dụng những từ “mồm miệng dẻo đeo, nói năng lưu loát”.

“Ông chủ thuộc giới trí thức làm kinh tế, mồm miệng dẻo đeo, nói năng lưu loát đáo để”.[2; tr28]

Chỉ một câu ngắn gọn “mồm miệng dẻo đeo” “nói năng lưu loát”, tác giả đã làm nổi bậc được những đặc tính của giới trí thức làm kinh doanh. Bao giờ cũng ngọt ngào, dù điều trong lòng có suy nghĩ trái ngược với những gì họ đang thể hiện bên ngoài.

Hay nói về Lê Huy Viễn có nụ cười đẹp, hồn nhiên nhưng luôn được che lấp bởi bề ngoài gai góc. Tác giả sử dụng những từ “nụ cười hải ly”.

“Lê Huy Viễn có nụ cười rất đẹp. Nụ cười này như phần hồn nhiên. Nụ cười này cũng giống như phần hồn nhiên trong con người ông. Bình thường, không thể nào nhìn thấy phần ấy ở con người luôn tỏ ra gai góc, khó chịu. Tôi không hiểu ông ta có thú vui gì trong việc gồng lên như thế. Cũng có thể ông ta quá bận không có thời gian ngồi nhìn sâu vào phần thân phía sau lớp vỏ của mình. Tôi cũng chỉ tình cờ phát hiện ra nụ cười hải ly của ông ta thôi.”[2;tr51]

Từ cách ví von nụ cười của Lê Huy Viễn đẹp như nụ cười của con hải ly, nhà văn phần nào cho người đọc thấy một phần nữa về con người của nhân vật. Một người có vẽ ngoài “gai góc, khó chịu” nhưng ngoài vỏ bọc cứng rắn là một người có nụ cười hồn nhiên nhưng khoe khoan như nụ cười của chú hải ly trong đoạn quảng cáo kem đánh răng. Để từ đó nhà văn như ngầm báo hiệu với người đọc, đây là một con người sống bề ngoài, không trung thực.

Đồng thời, qua đoạn văn trên chúng ta còn thấy được sự liên tưởng phong phú và tài quan sát sâu sắc của tác giả. Tác giả nhìn nhận nhân vật đa chiều cả xấu tốt, không nhìn theo lối chủ quan định kiến.

Ngoài ra, việc dùng từ ngữ chính xác trong truyện dài của Nguyễn Thị Mạnh Hà còn được thể hiện qua mối quan hệ yêu thương của bố, mẹ và cô đối với nhân vật tôi.

Cô Bảy tôi, mẹ tôi và bố tôi. Cả ba đều yêu thương tôi. Nhưng mối quan hệ yêu thương giữa ba người lớn đáng kính ấy với nhau luôn khiến tôi có cảm giác mình đang ở giữa thế chân vạc trên mảnh đất mỡ yêu thương.”[2; tr46]

Nguyễn Thị Mạnh Hà đã mượn hình ảnh bàn chân của con vạc ba ngón không bao giờ gặp nhau để diễn tả mối quan hệ yêu thương mâu thuẫn, tách biệt của ba người thân của nhân vật tôi. Cả ba cùng yêu thương nhân vật tôi, đều hướng tình yêu vào một mình nhân vật. Nhưng mối quan hệ giữa ba người như ở ba thế giới khác nhau. Họ đối đầu nhau, cả ba không ai chịu thoát ra khỏi thế giới của riêng mình.

Tình thương của họ đối với nhân vật mỗi người thể hiện một cách. Mẹ thì hồn nhiên, bề ngoài yêu thương con là cố làm sao cho con không thua kém bạn bè về mặt vật chất. Còn ba thì cương nghị, nguyên tắc muốn nhân vật sống theo quan niệm của quân tử bao giờ cũng phải che đậy tình cảm trong lòng. Không được thể hiện cảm xúc ra bề ngoài. Cô Bảy, thì thể hiện tình cảm một cách thầm lặng luôn giành những điều tốt nhất cho nhân vật nhưng trong tinh thương đó bao giờ cũng giữ một khoảng cách nhất định với nhân vật. Khi nhân vật cảm nhận được tình cảm đó và muốn hiểu cô hơn, muốn tiến gần đến thì chính cô tạo vách ngăn không cho đứa cháu đến gần.

Hay qua những dòng suy tư của nhân vật tôi về sự hi sinh cao cả của cô Bảy.

Kể từ khi tôi biết nhân thức, cũng là hai mươi mấy năm tôi không nhìn thấy cô tôi mong manh đang vắt đến từng chút cuối cùng trái tim mình cho em cháu”.

[2; tr184]

Chỉ một câu ngắn gọn với động từ “vắt” và lượng từ “từng chút” nhà văn gợi nên một hình ảnh liên tưởng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Chúng ta như thấy trước mắt mình hình ảnh một người phụ nữ yếu đuối nhưng luôn tỏ cứng cỏi, mạnh mẽ để làm “thành trì” điểm tựa cho em cháu. Đồng thời, qua từ “vắt” nhà văn nhấn mạnh với người đọc, đây là một người phụ nữ nhân hậu, có tấm lòng vị tha hi sinh tất cả cuộc đời vì người khác.

Lời văn trong tác phẩm không chỉ chính xác còn cô đọng, hàm súc chỉ với những từ ngữ ngắn gọn, súc tích truyền đến người đọc những cung bậc cảm xúc của tác giả đối với nhân vật.

Từ cách vận dụng từ ngữ trong miêu tả, trần thuật Nguyễn Thị Mạnh Hà thành công trong việc dùng từ Tiếng Việt. Với những từ ngữ đơn giản, đời thường tác giả

tạo dựng những tính cách khác nhau của những con người trong xã hội, cũng như truyền đến người đọc những cảm xúc yêu thương trân trọng hay mỉa mai, trách móc.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện dài giấc mơ bên gốc vú sữa của nguyễn thị mạnh hà (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)