Phương thức tổ chức lời văn trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện dài giấc mơ bên gốc vú sữa của nguyễn thị mạnh hà (Trang 47 - 51)

2.2. Các phương tiện và phương thức tổ chức của lời văn trong tác phẩm

2.2.2. Phương thức tổ chức lời văn trong tác phẩm

2.2.2.1 Cụ thể hóa đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.

Lời văn tác phẩm văn học có chức năng tái hiện đời sống, thể hiện sự lý giải, đánh giá trước phạm vi đời sống được miêu tả, phản ánh. Do đó, lời văn thường phải làm cho đối tượng ngày một cụ thể hơn, lớn lên, tác động vào tâm tư, tình cảm người đọc.

Cụ thể hóa đối tượng miêu tả là làm cho đối tượng hiện lên dưới mắt người đọc một cách có ý thức của nhà văn. Khi miêu tả, xây dựng nhân vật nhà văn không nhất thiết để cho nhân vật hiện lên một cách ngẫu nhiên dưới mắt người đọc, mà ít nhiều có sự tác động, định hướng của tác giả. Có nhiều cách cụ thể hóa nhân vật, làm cho nhân vật dần dần hiện lên cụ thể thông qua lời nói, hành động, ngoại hình…

của nhân vật hay nhà văn có thể chú ý khai thác một khía cạnh đặc biệt nào đó của nhân vật… bên cạnh nhà văn cũng cần lựa chọn một thời điểm thích hợp để nhân vật xuất hiện. Cụ thể hóa có định hướng đối tượng miêu tả chính là yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của truyện, tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc và là điều kiện làm nên sự thành công của tác phẩm.

Trong tác phẩm “Giấc mơ bên gốc vú sữa” của Nguyễn Thị Mạnh Hà, tác giả có sự cụ thể hóa đối tượng được miêu tả. Sự cụ thể có định hướng của tác phẩm thể hiện nổi trội qua tính cách các nhân vật như : Người thầy dạy vẽ Lê Huy Viễn, người bạn thân tên Tuân, cô Bảy của nhân vật tôi. Những con người đại diện cho lớp người cũ mới trong xã hội đương thời.

Ông bà ta có câu : “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Dù xã hội hiện đại con người có nhìn thoáng về việc ngoại hình, ăn mặc của người khác. Nhưng việc một thầy giáo với mái tóc gần như “trọc” dễ gây phản cảm trong mắt người đối diện.

Miêu tả nhân vật Lê Huy Viễn, tác giả trước hết đặc tả mái tóc của nhân vật.

Ông ta để tóc thiếu mấy li là dài một centimeter, nói nôm na là kiểu tóc trọc.

Không biết do tóc ông ta thưa hay do kiểu-tóc-gần-như-không-có-tí-tóc nào mà tôi nhìn rõ từng giọt mồ hôi đang chảy loanh quanh qua các chân tóc”.[2,tr8]

Đó là sự cụ thể có định hướng gắn liền với việc chuẩn bị tâm lý cho người tiếp nhận, dẫn dắt người từ gần đến xa, ta vẫn muốn biết đó là người đàn ông như thế nào, làm nghề gì, bao nhiêu tuổi… mà có kiểu tóc khá lưu manh như vậy. Với

“kiểu-tóc-gần-như-không-có-tí-tóc” của nhân vật tạo một chút ác cảm trong lòng người đọc. Chỉ một vài nét đặc tả về nhân vật, ta cảm giác đây là một người đàn ông bậm trợn, không mấy lương thiện.

Rồi tuổi tác, cũng như nghề nghiệp nhân vật dần xuất hiện:

“Ông ta sinh năm 1977, nghĩa là chỉ hơn tôi năm tuổi, và là người thầy dạy vẽ đầu tiên của tôi. Nhìn bề ngoài ai cũng nghĩ thầy tôi ít nhất cũng 39( đó là trả sát giá, chứ thông thường sẽ không ít người hớ lên đến 41)”.[2; tr10]

Đến đây thì ta hiểu thêm về nhân vật, biết được ông ta làm thầy giáo dạy vẽ, ngoài ba mươi, chưa vợ.

Đồng thời nhân vật còn hiện dần lên và cụ thể hóa dưới mắt người đọc từ chiều cao, cách phục trang ăn mặc.

“Cách phục trang của ông ta đúng là đánh lừa những người ngay thơ. Dáng người không cao, khoảng 1 mét 6 hơn, đậm người da nâu giòn đúng màu chocolate nguyên chất nhưng ông ta rất hay mặc áo thun rộng thùng thình màu thẫm đi với jean màu tối cũng rộng phùng phình. Ông ta đeo cái ba-lô The North Face màu trắng lấm bẩn, bên trong là con Mac Pro hơn 2.000 đô.”[2; tr10,11]

Tới đây, chúng ta thấy được hoàn chỉnh về ngoại hình cũng như sơ lược về đời tư của nhân vật. Ngoài ra, nhân vật còn được Nguyễn Thị Mạnh Hà cụ thể hóa ngày một rõ hơn từ tên họ, những thành công từng đạt được trong cuộc sống như:

“Sau này tình cờ tôi được biết ông ta chính là Lê Huy Viễn, một trong mười nghệ sĩ trẻ được nhận giải thưởng do thành phố Toronto, Canada, tài trợ năm 2007.”[2; tr15]

Một người có ngoại hình cuộc, sống đầy đủ như vậy nhưng là người thực dụng, luôn tính toán. Ông ta thực dụng ngay cả trong tình yêu. Tình yêu là một loại tình cảm thiêng liêng nhất, người ta yêu nhau, đến với nhau vì hai người cần có nhau. Thế nhưng, Lê Huy Viễn chỉ vì cô gái ấy giỏi tiếng Anh và ông ta nghĩ rằng yêu cô ấy thì vốn tiếng Anh mình sẽ khá hơn.

Tiếp đến qua những lời giao tiếp giữa nhân vật và “tôi” ta thấy được đây là một người sống thực tế luôn chọn điều tốt cho bản thân “Ờ, nếu có kiếp sau, tui sẽ làm một người có rất nhiều tiền. Thiệt nhiều tiền. Có tiền làm gì cũng dễ. Có tiền tui sẽ làm được những gì mình muốn. Tui muốn làm tỉ phú”.[2; tr50]

Ngoài ra, trong tác phẩm nhà văn còn đề cặp đến nhân vật cô Bảy. Nhân vật được giới thiệu gián tiếp qua những hồi ức của nhân vật tôi về việc “thi đậu giải nhì toàn quốc, môn tiếng Anh”.

“Cô Bảy tôi cười mỉm kín đáo. Một lúc sau cô bảo tôi : Nói bố mua cho con chiếc xe đạp mới đi. Cô vừa mới bán bụi tre nè ! Đó là chiếc xe đạp đầu tiên của tôi.” [2; tr24]

Nhân vật được nhắc đến với một nụ cười “kín đáo” sâu lắng và tình yêu thương con cháu. Khi biết cháu mình thi đậu đã thưởng cho “chiếc xe đạp mới” bằng tiền bán bụi tre. Một việc làm tưởng chừng bình thường không có gì đáng nói.

Nhưng ẩn chứa trong đó là cả một tình yêu, một sự hi sinh. Để khi biết tính toán, lớn hơn một chút nhân vật tôi tự hỏi:

“Bây giờ biết tính toán, tôi tự hỏi làm sao bán bụi tre đủ để mua chiếc xe đạp ? Chỉ có cô tôi mới làm thế.”[2; tr24]

Tiếp đến nhân vật còn được nói đến qua mối quan hệ “thế chân vạc” giữa bố, mẹ và cô Bảy nhân vật tôi.

“Cô Bảy tôi, mẹ tôi và bố tôi. Nhưng mối quan hệ yêu thương giữa ba người lớn đáng kính ấy với nhau luôn khiến tôi có cảm giác mình đang ở giữa thế chân vạc trên mảnh đất màu mỡ yêu thương.” [2; tr46]

Nếu Nguyễn Thị Mạnh Hà cụ thể hóa nhân vật Lê Huy Viễn với sự tính toán thực dụng, cô Bảy một người phụ nữ giàu đức hi sinh thế hệ những người cuối cùng còn lại của tư tưởng lễ giáo, thì nhân vật Tuân được nhắc đến là một người trẻ tuổi năng động và luôn giúp đỡ mọi người.

Nhân vật được xuất hiện qua lời so sánh của nhân vật tôi về Tuân và Lê Huy Viễn.

“Lê Huy Viễn là người thứ hai bảo tôi chậm thế bao giờ mới kiếm được tiền.

Tuân là người đầu tiên nói với tôi câu đó nguyên văn thế này: “Geez, Hà dịch nhanh lên một chút. Chậm vậy sao đi dịch kiếm sống được!?”[2; tr34]

Khi nghe nói ta tưởng như lời chê trách nhưng ẩn bên trong là cả một sự quan tâm. Chỉ có quan tâm, thương yêu thì người ta mới rầy la trách mắng chủ yếu để cho người đó hoàn thiện hơn. Và Tuân cũng vậy, có quan tâm đến Hà mới chú ý đến những việc không liên quan đến mình.

Nhân vật cụ thể ngày càng rõ hơn qua những nhân định của nhận định của nhân vật tôi.

“Tuân là đứa chỉ bảo tôi khá nhiều. Ban đầu, thời gian rất dài, tôi có cảm giác rất khó chịu với nó, nhưng vẫn phải hỏi nó và nói chuyện này nọ vì dù sinh sau tôi gần 10 tháng, nó lại có kiến thức rất sâu rộng và thực tiễn.”[2; tr35]

Đến đây, nhân vật hiện lên là một người hào hiệp, thích giúp đở mọi người Tuân là đứa chỉ bảo tôi khá nhiều có kiến thức sâu rộng và thực tiễn. Nhân vật còn được cụ thể hơn nữa trong lời so sánh của nhân vật tôi, khi so sánh nhân vật với Khoa và Lê Huy Viễn.

“Tuân cũng giỏi không kém Khoa, thậm chí hiểu biết của nó còn phủ rộng, không dừng lại mảng kỹ thuật. Nếu Lê Huy Viễn hay có kiểu khiêm tốn khá cứng

nhắc khi tôi tỏ vẻ ngưỡng mộ tài năng của ông thì Tuân lại rất bình dị, thoải mái, tự nhiên.”[2; tr36]

Tuân một người tài giỏi, cởi mở, sống chân thật, hay giúp đỡ và thấu hiểu tâm tư tình cảm người khác. Một người hoàn hảo như thế, nhưng số phận không mai mắn. Nhân vật được cụ thể qua cái chết đột ngột.

Qua đó thể hiện tình cảm sâu nặng của nhân vật “tôi”(tác giả) với nhân vật rất sâu đậm.

Việc cụ thể hóa có định hướng ba nhân vật trên với những cách sống và tính cách khác nhau. Ba nhân vật thuộc ba thế hệ khác nhau, với những tư tưởng và cách sống khác. Cô Bảy, đại diện cho tư tưởng cũ còn xót lại trong xã hội cũng bị lụi tàn theo năm tháng. Tuân, một thanh niên trẻ hoạt bát có lòng nhân ái luôn giúp đỡ người khác nhưng mất đi một cách đột ngột. Lê Huy Viễn, một người giả tạo bề ngoài đại diện cho một bộ phận giới trí thức trong xã hội đương đại. Qua đó, tác giả như muốn nhấn mạnh một thực tế xã hội đương thời. Những con người sống vì cái tôi cá nhân, vị kỷ thực dụng được cuộc đời ưu đãi. Còn những người hoàn hảo, sống chân thật và luôn có tinh thần giúp đỡ người khác thì cuộc đời gặp phải những bất hạnh.

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong truyện dài giấc mơ bên gốc vú sữa của nguyễn thị mạnh hà (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)