3.1 Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng lúa
3.1.2 Thành phần sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa
Thu ngẫu nhiên các lá lúa có triệu chứng bị sâu cuốn lá nhỏ tấn công trên 13 ruộng lúa tại địa bàn huyện Kế Sách, Sóc Trăng được 293 ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ.
Sau khi định danh ghi nhận có 132 ấu trùng là loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée, chiếm tỷ lệ 45,05% và loài Marasmia patnalis Bradley có 161 ấu trùng, chiếm tỷ lệ 54,95% (bảng 3.2, hình 3.4).
Bảng 3.2: Thành phần sâu cuốn lá nhỏ vào thời điểm phát triển mạnh trên ruộng lúa tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng, vụ Đông Xuân 2010 - 2011.
Giai đoạn Ấu trùng Tỷ lệ (%) Thành trùng Tỷ lệ (%)
Cnaphalocrosis medinalis 132 45,05 125 73,53
Marasmia patnalis 161 54,95 45 26,47
Tổng cộng 293 100 170 100
Theo kết quả ghi nhận ở trong 13 ruộng được khảo sát thì chỉ có 3 ruộng là loài Cnaphalorosis medinalis Guenée có ưu thế, đó là các ruộng: ruộng 1, ruộng 2 và ruộng 10. Ở 9 ruộng còn lại thì loài Marasmia patnalis Bradley chiếm ưu thế. Riêng ở ruộng 9 này thì hai loài có tỷ lệ ngang nhau.
Hình 3.4: Tỷ lệ thành phần loài ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ được cắt ngẫu nhiên trên ruộng.
54,95%
45,05%
Trên tổng số ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ được thu ngẫu nhiên trên ruộng thì thấy ấu trùng loài Marasmia patnalis Bradley (hình 3.6) có ưu thế hơn ấu trùng loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée (hình 3.5). Mặc dù, sự chênh lệch nhau giữa hai loài này không quá 10%, nhưng cũng thể hiện rõ rệt sự ưu thế của loài Marasmia patnalis Bradley về mặt ấu trùng trên 13 ruộng tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng.
Hình 3.5: Ấu trùng và nhộng loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée
Hình 3.6: Ấu trùng Marasmia patnalis Bradley
Việc vợt bắt thành trùng sâu cuốn lá nhỏ trên 9 ruộng lúa tại địa bàn huyện Kế Sách, Sóc Trăng cũng thu được 170 bướm sâu cuốn lá nhỏ. Trong đó, loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée có 125 bướm, chiếm 73,53% và loài Marasmia patnalis Bradley thu được 45 bướm, chiếm tỷ lệ 26,47% (bảng 3.2, hình 3.7).
Theo ghi nhận thì trong 9 ruộng thu mẫu thành trùng sâu cuốn lá nhỏ chỉ có 2 ruộng là loài Marasmia patnalis Bradley có ưu thế. Ở 7 ruộng còn lại thì loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée có ưu thế vượt trội hơn hẳn.
Cnaphalocrosis medinalis Marasmia patnalis
Hình 3.7: Tỷ lệ thành trùng sâu cuốn lá nhỏ vợt trên ruộng lúa tại huyện Kế Sách, SócTrăng, vụ Đông Xuân 2010 - 2011.
Từ hình 3.7 cho thấy về mặt thành trùng thì loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée (hình 3.8) có ưu thế vượt trội hơn loài Marasmia patnalis Bradley (hình 3.9).
Tóm lại, phương pháp thu ấu trùng ngẫu nhiên trên ruộng và vợt bắt bướm sâu cuốn lá nhỏ có kết quả khác nhau nhưng ưu thế vẫn thuộc về loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée.
Qua bảng 3.2 cho thấy về mặt ấu trùng thì loài Marasmia patnalis Bradley có ưu thế hơn. Về mặt thành trùng thì loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée có ưu thế vượt trội hơn nhiều. Nhìn chung, trên ruộng lúa thì loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée vẫn chiếm ưu thế trội hơn so với loài Marasmia patnalis Bradley.
Kết quả khảo sát này hoàn toàn phù hợp với ghi nhận của Lê Thị Sen (1999), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), và Phạm Văn Lầm (2006). Những tác giả trên cũng xác định loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée là loài phổ biến trên ruộng lúa.
Vợt bắt thành trùng sâu cuốn lá nhỏ ngoài việc xác định thành phần loài còn nhằm mục đích xác định tỷ lệ thành trùng đực và cái trên 9 ruộng được khảo sát.
73,53%
26,47%
Hình 3.8: Thành trùng sâu cuốn lá nhỏ
Cnaphalocrosis medinalis Guenée Hình 3.9: Thành trùng sâu cuốn lá nhỏ Marasmia patnalis Bradley
Bảng 3.3: Tỷ lệ bướm đực, cái của các loài sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng, vụ Đông Xuân 2010 - 2011.
Loài sâu cuốn lá nhỏ Bướm đực Bướm cái Tổng cộng Tỷ lệ đực : cái
Cnaphalocrosis medinalis 74 51 125
1,45 : 1
Tỷ lệ (%) 59,20 40,80 100
Marasmia patnalis 13 32 45
0,4 : 1
Tỷ lệ (%) 28,89 71,11 100
Cả 2 loài 87 83 170
1,05 : 1
Tỷ lệ (%) 51,18 48,82 100
Theo ghi nhận ở bảng 3.3 cho thấy loài Cnaphalocrosis medinalis có số lượng bướm đực nhiều hơn số lượng bướm cái. Trong số 125 bướm sâu cuốn lá nhỏ thu được thì số lượng bướm đực là 74 con, chiếm tỷ lệ 59,20% và bướm cái là 51 con, chiếm tỷ lệ 40,80%. Tỷ lệ đực : cái là 1,45 : 1 tương đương 3 : 2, nghĩa là trên ruộng lúa có 3 bướm đực tương ứng có 2 bướm cái.
Loài Marasmia patnalis thu được 45 con với số lượng bướm đực và bướm cái có tỷ lệ lần lượt là 28,89% và 71,11%. Cho thấy ở loài Marasmia patnalis tỷ lệ giữa bướm đực và bướm cái chênh lệch nhau nhiều, với tỷ lệ đực : cái là 0,4 : 1 tương đương 2 : 5, nghĩa là trên ruộng lúa có 2 bướm đực tương ứng có 5 bướm cái.
Nếu tính chung cho cả 2 loài bướm sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng thì bướm đực chiếm 51,18%, còn bướm cái chiếm 48,82%, cho thấy tỷ lệ đực : cái là 1,05 : 1 gần tương đương với nhau giống như qui luật tự nhiên.
Tóm lại, ở loài Cnaphalocrosis medinalis số lượng con đực cao hơn con cái và loài Marasmia patnalis thì số lượng con cái lại cao hơn số lượng con đực. Mặc khác, so về số lượng con cái của hai loài Cnaphalocrosis medinalis và Marasmia patnalis thì số lượng con cái của loài Cnaphalocrosis medinalis nhiều hơn con cái của loài
Marasmia patnalis và điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến sự phổ biến của loài này trên ruộng lúa.