Thành phần thiên địch

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch trên ruộng lúa tại huyện kế sách, sóc trăng và hiệu lực của một số loạ (Trang 46 - 49)

3.2 Thành phần thiên địch trên ruộng lúa

3.2.1 Thành phần thiên địch

Qua khảo sát 3 ruộng lúa trên địa bàn huyện Kế Sách, Sóc Trăng vào thời điểm vụ Đông Xuân 2010 - 2011, ghi nhận được côn trùng thiên địch hiện diện trên 3 ruộng ở địa bàn này gồm có: 25 loài thuộc 15 họ và 6 bộ.

Qua bảng 3.4 ghi nhận được trong 6 bộ côn trùng thiên địch thu mẫu mang về phòng thí nghiệm định danh thì trong đó bộ Cánh màng (Hymenoptera) có số lượng loài phong phú nhất với 16 loài thuộc 7 họ, chiếm tỷ lệ 64% so với tổng số 25 loài côn trùng thiên địch thu được.

Trong 7 họ thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera) này thì họ Braconidae có thành phần loài phong phú nhất với 6 loài hiện diện và trong đó có loài A. javanensis có mật số trung bình 19,3 con/25m2 có ưu thế nhất trong bộ Cánh màng (Hymenoptera).

Ở bộ Hai cánh (Diptera) có 3 loài hiện diện và bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), bộ Chuồn chuồn (Odonata) chỉ hiện diện 2 loài trong mỗi bộ. Duy nhất chỉ có bộ Strepsiptera là hiện diện 1 loài.

Với 2 loài hiện diện trong bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) nhưng về mật số thì loài bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter thuộc họ bọ xít mù (Miridae) có mật số trung bình 30 con/25m2, chiếm tỷ lệ 21,7% so với tổng số côn trùng thiên địch thu được trên 3 ruộng mang về định danh.

Ngoài ra, loài ruồi kí sinh Argyrophylax sp1. thuộc bộ Hai cánh (Diptera) là loài có mật số trung bình thấp nhất 0,3 con/25m2 tương đương trên 3 ruộng khảo sát chỉ hiện diện 1 con loài Argyrophylax sp1..

47

Bảng 3.4: Tình tình thiên địch trên ruộng lúa vào thời điểm sâu cuốn lá nhỏ phát triển mạnh tại huyện Kế Sách, Sóc trăng (Vụ Đông Xuân 2010 - 2011). BHLoàiTên thông thưng Mật sbình (con/25m2 ) Coleoptera Staphylinidae Paederus fuscipesCurtis Kiến ba khoang đuôi nhọn 1 Hydrophilidae Berosus sp. 5 HemipteraMiridae Cyrtorhinus lividipennis ReuterBọ xít mù xanh30 Veliidae Microvelia douglasi atrolineata Bergroth Bọ xít nước 4 OdonataCoenagrionidae Agrionemis pygmaea RamburChuồn chuồn kim2,3 Agrionemis femina femina Brauer Chuồn chuồn kim xanh lam3,3 DipteraTachinidae Argyrophylax sp1.Ruồi kí sinh0,3 Argyrophylax sp2.Ruồi kí sinh2,3 Ephydridae Ochthera sp.Ruồi bắt mồi chân trước to 14,3 StrepsipteraElenchidae Elenchus yasumatsuiKifune và Hirashima Kí sinh cánh xoắn2,6 HymenopteraIchneumonidae Temeluchaphilippinensis Ashmead Ong cự nâu vàng kí sinh sâu cuốn lá nhỏ0,6 Xanthopimpla flavolineata CameronOng vàng kí sinh sâu đục thân 1,3 Braconidae Macrocentrus sp. Ong kén nhỏ 1,0 A. javanensisOng kí sinh19,3 Bracon sp. Ong kén nhỏ 10,6 Apanteles cypris NixonOng kén trắng7,3 Apantelessp1.Ong kén kí sinh5,3 Apantelessp2.Ong kén kí sinh3,3 PteromalidaeObtusiclava oryzae subba RaoOng kí sinh3,3 Trichomalopsis apanteloctena CrawfordOng kí sinh3,3 Encyrtidae Copidodomopsis nacoleia EadyOng kí sinh đa phôi4,3 Elasmidae Elasmus sp. Ong kí sinh1,3 Eulophidae Tetrastichus sp1. Ong kí sinh1,3 Tetrastichus sp2. Ong kí sinh1,3 Stenomesius japonicum Ashmead Ong nhỏ kí sinh 9,6

Bên cạnh, còn có sự hiện diện của bộ Nhện (Araneae) trên 3 ruộng lúa khảo sát với 5 loài thuộc 4 họ (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Tình tình nhện thiên địch trên 3 ruộng khảo sát tại huyện Kế Sách - Sóc Trăng vụ Đông Xuân 2010 - 2011.

Bộ Họ Loài Tên thông

thường

Mật số trung bình (con/25m2) Araneae Tetragnathidae Tetragnatha maxillosa Thonell Nhện chân dài 8,0

Araneidae Araneus inustus Koch Nhện lùn 2

Agriope sp. 2,3

Lycosidae Lycosa pseudoannulata Nhện Lycosa 0,6 Oxyopidae Oxyopes javanus Thorell Nhện linh miêu 2,3

Trong 5 loài nhện thu được thì loài nhện chân dài Tetragnatha maxillosa Thonell có mật số trung bình 8 con/25m2 với tỷ lệ 52,3% so với trung bình tổng số nhện thu được.

Loài nhện chân dài Tetragnatha maxillosa Thonell có mật số trung bình cao nhất trong 5 loài nhện thu được, thấy được loài Tetragnatha maxillosa Thonell là loài chiếm ưu thế nhất ở các ruộng lúa khảo sát.

Các loài nhện còn lại hiện diện với mật số rất thấp, rãi rác trên các ruộng.

Thiên địch ăn mồi trên ruộng lúa rất phong phú. Thiên địch ăn mồi có khả năng tấn công nhiều con mồi khác nhau và rất năng động trong việc tìm kiếm con mồi.

Thiên địch ăn mồi dùng miệng để nhai gặm con mồi hay dùng miệng chích hút để hút dịch trong cơ thể con mồi.

Kết quả điều tra trên 3 ruộng ở huyện Kế Sách, Sóc Trăng nhận thấy có một số loài là thiên địch ăn mồi những loài sâu hại trên lúa, chúng có khả năng ăn trứng, tấn công ấu trùng lẫn thành trùng của sâu cuốn lá nhỏ. Trong các bộ côn trùng thiên địch điều tra được thì có 4 bộ có một số loài là thiên địch ăn mồi của sâu hại là các bộ như:

bộ Coleoptera, bộ Hemiptera, bộ Odonata, bộ Araneae.

* Bộ Coleoptera

Kết quả điều tra cho thấy trên 3 ruộng có sự hiện diện của loài kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes Curtis nhưng mật số trung bình của loài này thấp (1 con/25m2).

* Bộ Hemiptera

Ở bộ này có 2 loài đều là thiên địch ăn mồi là bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter và loài bọ xít nước Microvelia douglasi atrolineata Bergroth, trong đó loài bọ xít mù xanh có mật số trung bình 30 con/25m2 là cao nhất, còn loài bọ xít nước có mật số trung bình thấp (4 con/25m2).

* Bộ Odonata

Ghi nhận được sự hiện diện của 2 loài chuồn chuồn kim Agrionemis pygmaea Rambur và chuồn chuồn kim xanh lam Agrionemis femina femina Brauer đều thuộc họ Coenagrionidae. Tuy nhiên, cả 2 loài trên có mật số trung bình thấp (2,3 - 3,3 con/25m2).

* Bộ Araneae

Trong bộ này có 5 loài nhện thuộc 4 họ và loài nhện chân dài Tetragnatha maxillosa Thonell thuộc họ Tetragnathidae có mật số trung bình cao nhất 8 con/25m2. Bên cạnh đó, các loài nhện còn lại như nhện lùn, nhện Lycosa, nhện linh miêu có mật số thấp (0,6 - 2,3 con/25m2).

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch trên ruộng lúa tại huyện kế sách, sóc trăng và hiệu lực của một số loạ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)