3.2 Thành phần thiên địch trên ruộng lúa
3.2.2 Nhóm thiên địch kí sinh trên sâu cuốn lá nhỏ
Thiên địch kí sinh rất phong phú và chúng có thể kí sinh trên trứng, ấu trùng và cả trên nhộng. Tuy nhiên, trong quá trình thu mẫu điều tra không thu được mẫu kí sinh trên trứng và nhộng của sâu cuốn lá nhỏ, do mật số trứng và nhộng vào thời điểm điều tra thấp.
Các ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ cắt trên 13 ruộng được mang về phòng thí nghiệm để nuôi riêng theo dõi. Trong quá trình quan sát ghi nhận được có 73 ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ bị kí sinh trong tổng số 396 ấu trùng thu được (Bảng 3.6).
Bảng 3.6: Tình hình sâu cuốn lá nhỏ nhiễm kí sinh trên 13 ruộng lúa tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng, vụ Đông Xuân 2010 - 2011.
Ruộng quan sát
Loài C.medinalis*
Loài M.patnalis*
Bệnh chết không rõ
lý do
Nhiễm
kí sinh Tổng Tỷ lệ nhiễm kí sinh (%)
Ruộng 1 26 14 8 16 64 25,00
Ruộng 2 12 9 2 4 27 14,81
Ruộng 3 10 18 2 3 33 9,09
Ruông 4 6 6 1 4 17 23,52
Ruộng 5 10 5 2 5 22 22,72
Ruộng 6 4 7 1 1 13 7,69
Ruộng 7 5 17 2 3 27 11,11
Ruộng 8 6 6 2 3 17 17,64
Ruộng 9 6 10 1 5 22 22,72
Ruộng 10 17 4 1 4 26 15,38
Ruộng 11 9 20 4 7 40 17,50
Ruộng 12 13 27 2 12 54 22,22
Ruộng 13 8 18 2 6 34 17,64
Tổng cộng 132 161 30 73 396 18,43
*: Chưa ghi nhận bệnh hoặc kí sinh, sâu phát triển bình thường.
Qua kết quả ở bảng 3.6 cho thấy các ruộng có tỷ lệ sâu nhiễm kí sinh từ 20% trở lên có 5 ruộng: ruộng 1, ruộng 4, ruộng 5, ruộng 9 và ruộng 12. Trong đó, ruộng 1 có tỉ lệ sâu nhiễm kí sinh 25% cao nhất trong 13 ruộng khảo sát. Ngoài ra, có 2 ruộng có tỷ lệ sâu nhiễm kí sinh thấp nhất là ruộng 3 và ruộng 6 với tỷ lệ lần lượt là 9,09% và 7,69%.
Theo dõi thành phần thiên địch kí sinh thoát ra từ cơ thể ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ được nuôi trong phòng thí nghiệm cho thấy các loài kí sinh này thuộc bộ Hai cánh (Diptera) và bộ Cánh màng (Hymenoptera) (bảng 3.7).
Ghi nhận trên 13 ruộng khảo sát tại huyện Kế Sách - Sóc Trăng trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 có 6 loài thuộc 5 họ và 2 bộ (bảng 3.7).
Bảng 3.7: Mức độ phổ biến của các loài ong kí sinh trên ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng, vụ Đông Xuân 2010 - 2011.
Bộ Họ Loài kí sinh
Mức độ phổ biến
(%)
Tỷ lệ nhiễm
(%) Hymenoptera Eulophidae Stenomesius japonicum Ashmead 76,92 37,33
Elasmidae Elasmus sp. 69,23 16,00
Braconidae Apanteles cypris 76,92 28,00
Bracon sp. 46,15 13,33
Ichneumonidae Xanthopimpla flavolineata Cameron 15,38 2,67
Diptera Tachinidae Argyrophylax sp. 15,38 2,67
Qua bảng 3.7 cho thấy trong số 6 loài kí sinh hiện diện thì họ ong kí sinh Braconidae có 2 loài xuất hiện, trong khi đó họ Ichneumonidae, Eulophidae, Elasmidae, họ ruồi kí sinh Tachinidae chỉ hiện diện 1 loài trong mỗi họ.
* Họ ong kén kí sinh (Braconidae)
Hình 3.10: Ong kí sinh Bracon sp. và ong kí sinh Apanteles cypris
Họ này có sự hiện diện của 2 loài ong kí sinh Apanteles cypris và Bracon sp.
(hình 3.10). Hai loài ong này có tỷ lệ nhiễm khá cao là 28% và 13,33% và mức độ phổ biến rộng trên 13 ruộng khảo sát là 76,92% và 46,51% (bảng 3.7).
Bracon
sp. Apanteles cypris
* Họ ong cự kí sinh (Ichneumonidae):
Loài ong kí sinh Xanthopimpla flavolineata Cameron (hình 3.11) thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera) có mức độ phổ biến thấp (15,38%) trên 13 ruộng khảo sát chỉ thấy hiện diện trên 2 ruộng với tỷ lệ nhiễm thấp 2, 67%
(bảng 3.7).
* Họ ong nhỏ kí sinh (Eulophidae) Trong họ ong kí sinh này cũng chỉ hiện diện một loài kí sinh Stenomesius japonicum Ashmead (hình 3.12). Nhưng lại có mức độ phổ biến rộng với 10/13 ruộng nhiễm loại ong kí sinh này (76,92%), tỷ lệ nhiễm của ong kí này là 37,33% cao nhất trong các loài kí sinh ghi nhận được trong phòng thí nghiệm (Bảng 3.7).
* Họ ong kí sinh (Elasmidae)
Ở họ ong này ghi nhận được loài ong Elasmus sp. (hình 3.13) có mức độ phổ biến cũng tương đối rộng với mức độ phổ biến 9/13 (69,23%) ruộng khảo sát và có tỷ lệ nhiễm là 16% (Bảng 3.7).
Hình 3.11: Ong kí sinh Xanthopimpla flavolineata Cameron
Hình 3.12: Ong kí sinh
Stenomesius japonicum Ashmead
Nhộng Thành trùng
Hình 3.13: Ong kí sinh Elasmus sp.
* Họ ruồi kí sinh (Tachinidae)
Loài ruồi kí sinh Argyrophylax sp. (hình 3.14) thuộc bộ Hai cánh (Diptera) là loài duy nhất trong bộ này được ghi nhận với tỷ lệ nhiễm thấp nhất (2,67%) và mức độ phổ biến nhỏ 2/13 ruộng khảo sát (15,38%) (Bảng 3.7).
Hình 3.14: Ruồi kí sinh loài Argyrophylax sp.
* Họ ong kí sinh (Encyrtidae)
Loài ong kí sinh đa phôi Copidomopsis nacoleia Eady (hình 3.15) được ghi nhận trong quá trình thu mẫu thiên địch trên 13 ruộng nhưng không thấy hiện diện khi tiến hành thu ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ mang về phòng thí nghiệm để quan sát.
Loài ong kí sinh đa phôi này đẻ trứng lên trứng của sâu cuốn lá nhỏ. Ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ phát triển ngay cả khi trứng của loài ong kí sinh này chưa nở. Trứng ong trong cơ thể sâu cuốn lá nhỏ phân cắt nhiều lần. Khi sâu cuốn lá nhỏ chết thì thấy bên trong cơ thể chúng có hàng trăm con nhộng ong kí sinh.
Hình 3.15: Ong kí sinh Copidomopsis nacoleia Eady
Tóm lại, có 3 loài ong kí sinh có mức độ phổ biến rộng trong số 6 loài ghi nhận được. Trong đó, chỉ có 2 loài ong kí sinh có tỷ lệ nhiễm cao là: Stenomesius japonicum Ashmead thuộc họ Eulophidae tỷ lệ nhiễm 37,33% và loài Apanteles cypris thuộc họ Braconidae có tỷ lệ nhiễm 28%. Có thể nhận định rằng 2 loài ong này là loài kí sinh phổ biến và nhiễm nhiều nhất trên 13 ruộng lúa khảo sát.