CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.4. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng
Khách hàng vay vốn của PGBANK phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả gốc vốn vay và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.
2.1.4.2. Đối tượng cho vay
- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ nhu cầu tiêu dùng đời sống ở trong nước và nước ngoài.
- Trường hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài, PGBANK thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.
2.1.4.3.Điều kiện cho vay
a. Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt nam - Tổ chức phải cóđầy đủ tư cách pháp nhân.
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
-Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
b. Đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân nếu pháp luật của nước đó được bộ luật dân sự nước Cộng hòa XHCN Việt nam, các văn bản khác của Việt nam quy định hoặc được điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
c. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
d. Có dự án đầu tư, phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
e. Có khả năng tài chính đủ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
f. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàngNhà nước Việt nam và quy chế bảo đảm tiền vay của PGB.
g. Đáp ứng các điều kiện trong các quy định cho vay của Ngân hàng Nhà nước và quy định tín dụng do PGB ban hành.
2.1.4.4. Các giới hạn cho vay, mức cho vay
- Giới hạn cho vay theo nhu cầu vốn, chi phí thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống: PGB không cho vay 100%
tổng chi phí để thực hiện một phương án kinh doanh, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống. Theo quy định tỷ lệ cho vay tối đa và tỷ lệ tham gia tối thiểu của khách hàng đối với từng sản phẩm, loại khoản vay đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn cho BGB và trách nhiệm của người cho vay. Tỷ lệ cho vay tối đa không quá 85% tổng chi phí hợp lý để thực hiện.
- Giới hạn cho vay theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Trong từng thời kỳ , dư nợ tín dụng tối đa theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sự biến động của thị trườngnhằm giảm thiểu rủi ro theo ngành kinh tế và tuân thủ đúng định hướng tín dụng của PGB.
- Giới hạn cho vay theo tài sản đảm bảo: Căn cứ vào các loại tài sản đảm bảo và giá trị tài sản đảm bảo, giới hạn cho vay tối đa so với với tài sản đảm bảo theo quy định của quy chế đảm bảo tiền vay của HĐQT và các văn bản hướng dẫn của tổng giám đốc.
- Giới hạn về khả năng cho vay của PGB tại thời điểm cho vay:
+ Tổng dư nợ cho vay đối vớimột khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của PGB, trừ trường hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
+ Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng thì Ngân hàng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép vay vượt quá 15% vốn tự có của PGB.
+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng khồn được vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng.
+ Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quà 5% vốn tự có của Ngân hàng.
+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng.
+ Việc xác định vốn tự có của Ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay tại các quy định nêu trên thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
- Khoảng cho vay và tổng các khoản cho vay đối với một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của Ngân hàng phải được hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt.
2.1.4.5. Lãi suất cho vay
- Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt nam và chính sách lãi suất của Ngân hàng tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng.
- Trường hợp hợp khoản vay chuyển nợ quá hạn, các đơn vị áp dụng mức lãi suất phạt quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn của khoảng vay đó.
- Trường hợp cho vay hợp vốn: Lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, các loại phí do các bên tham gia đồng tài trợ thỏa thuận, phù hợp với quy định NHNN Việt nam.
2.1.4.6. Quy trình cho vay
a. Thẩm định cho vay: Bao gồm hoạt động thẩm định và tái thẩm định cho vay
- Chuyên viên quan hệ khách hàng và lãnh đạo phòng kinh doanh tiến hành thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án phục vụ đời sống về tư cách người đi vay, mục đích vay vốn, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo (nếu có) đảm bảo tuân thủ theo các quy định tại quy chế này và các hướng dẫn của TGĐ.
- Người tham gia quá trình thẩm định của Ngần hàng có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, rõ ràng tất cả các kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm về báo cáo của mình. Nghiêm cấm các trường hợp báo cáo sai sự thực hoặc cố tình che dấu thông tin làmảnh hưởng đến việc phê duyệt cho vay của Ngân hàng.
- Tái thẩm định do phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở thực hiện.
- Người tham gia tái thẩm định có trách nhiệm báo cáo độc lập, đầy đủ, rõ ràng tất cả các kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm về báo cáo của mình.
Nghiêm cấm các trường hợp báo cáo sai sự thực hoặc cố tình che dấu thông tin làmảnh hưởng đến việc phê duyệt cho vay của Ngân hàng.
- Nội dung thẩm định, tái thẩm định, cách thức tiến hành thẩm định, tái thẩm định và phạm vi tái thẩm định do TGĐ quy định phù hợp với mức độ phức tạp, mức độ rủi ro của từng loại khách hàng, từng loại vay và từng khoản vay.
b. Phê duyệt cho vay
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm: Hội đồng quản trị; Hội đồng tín dụng hội sở; Ban tổng giám đốc; Hội đồng tín dụng sở giao dịch hoặc chi nhánh;
Ban giám đốc sở giao dịch hoặc chi nhánh; Trưởng hoặc phó phòng giao dịch.
- Hạn mức phê duyệt:
+ Mức phê duyệt trong cơ cấu phân quyền của Ngân hàng được phân bổ từ thấp lên cao theo trật tự từ cấp phòng giao dịch lên đếnHội đồng quản trị.
+ Mức phê duyệt của Hội đồng tín dụng Hội sở, Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.
+ Mức phê duyệt của các cấp dưới Tổng giám đốc do TGĐ quyết định và báo cáo chủ tịch Hội đồng quản trị.
+ Mức phê duyệt do TGĐ quy định được xây dựng cụ thể cho từng đơn vị kinh doanh và có thể thay đổi theo từng giai đoạn hoạt động có tính đến các yếu tố như: Địa bàn hoạt động, năng lực chuyên môn của đơn vị kinh doanh và định hướng phát triển của Ngân hàng.
- Nguyên tắc sử dụng thẩm quyền phê duyệt
+ Các cấp phê duyệt chỉ được phếp phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền của mình do HĐQT hoặc TGĐ quy định. Tất cả các giao dịch vượt quá thẩm quyền phê duyệt của một cấp cụ thể, thì phải được chuyển tới cấp có thẩm quyên cao hơn.
+ Ngân hàng yêu cầu tất cả các cấp có thẩm quyền phê duyệt phải nắm vững cơ cấu và nội dung phân quyền của Ngân hàng để đảm bảo tính tuân thủ, kiểm soát rủi ro và hiệu quả trong việc giải quyết công việc.
c. Chủ tịch HĐTD Hội sở, TGĐ quy định cụ thể thời gian thẩm định và phê duyệt cho vay tối đa đối với từng loại khoản vay, mục đích vay, thời hạn vay nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Trong trường hợp sau thời gian thẩm định mà Ngân hàng quyết định không cho vay thì phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.
d. Căn cứ trên hạn mức đãđược phân quyền phê duyệt, TGĐ quy định chi tiết về hạn mức phê duyệt, trình tự phê duyệt của các giao dịch của cấp dưới.