Phương pháp phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh cần thơ (Trang 31 - 42)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá

- Phương pháp so sánh: xem tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.

+ Số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.

+ Số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

- Phương pháp tỷ số: Thường dùng để đo lường các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động.

Chương 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1. Quá trình hình thành

Tiền thân củaNgân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốcNgân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (bảy trămtriệu đồng đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sau 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Ngân hàng đã không ngừng được củng cố,Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 5.000 triệu đồng đồng (tăng 7 lần so với vốn điều lệ ban đầu).

Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động Ngân hàng tháng 7 năm 2005,Ngân hàng Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).

Với sự tham gia của các cổ đông lớn, hoạt động của Ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tháng 9 năm 2006 Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng, tổng tài sản của PG Bank tại thời điểm 31/12/2006 đạt 1.187 tỷ đồng, tổng dư nợ 801 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2006 đạt 69 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 17,49 tỷ đồng. Ngân hàng đã cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn. Đồng thời, Ngân hàng cũng lựa chọn và triển khai phần mềmNgân hàng lõi (Core banking) của hãng IFLEX, một trong những phần mềmNgân hàng hiện đại nhất hiện nay.

Tháng 3 năm 2007, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ-NHNN ngày 12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ - NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó,Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG

Bank) sẽ được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụNgân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.

3.1.2. Những bước phát triển của PGBank

Tháng 5 năm 2007, Đại hội cổ đông thường niên củaNgân hàng đã họp và quyết định tăng vốn của Ngân hàng lên 500 tỷ đồng trong năm 2007 và có kế hoạch tăng vốn lên ít nhất 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và ít nhất là 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2008 đến 2010.Tính đến 31/05/2007, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 1.632 tỷ đồng, dư nợ đạt 900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2007 đạt 17 tỷ đồng.

Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG bank vào thị trườngNgân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

Tháng 5 năm 2008, Đại hội cổ đông thường niên củaNgân hàng đã họpvà quyết định tăng vốn củaNgân hàng lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2008. Đến ngày 24/12/2008, PG Bank chính thức thông báo hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng, hoàn thành những bước đầu của lộ trình tăng vốn lên 3000 tỷ đồng vào năm 2010.

Tháng 11 năm 2008, PG Bank chính thức công bố được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng “ Ngân hàng loại A” và được thực hiện Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế. Tính đến ngày 31/12/2008, tổng tài sản củaNgân hàng đạt 6.230 tỷ đồng tăng trưởng 33% so với năm 2007; Lợi nhuận trước thuế đạt 94 tỷ đồng tương đương tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quânđạt 18%.

Tính đến nay, PG Bank có58 chi nhánh và phòng giao dịch ở hầu hết các tỉnh, thành phố lớn của cả nước như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ, Vũng Tàu, Long An… . Toàn bộ hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch của PG Bank được kết nối trực tuyến với hội sở thông qua phần mềm Ngân hàng lõi (core banking) của hãng IFLEX, một trong những phần mềm Ngân hàng hiện đại nhất hiện nay

3.2. MỘT SỐ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG - Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm đầy đủ theo quy định của nhà nước.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn.

- Cho vay đồng tài trợ.

- Cho vay thấu chi.

- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng.

- Cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kì hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối , chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh vay vốn, thanh toán, hoàn thanh toán, thực hiện hợp đồng dự thầu,chất lượng sản phẩm,…)

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học.

- Tư vấn đầu tư tài chính, tiền tệ.

- Các dịch vụ đa dạng về EBanking, Telephone Banking.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1.Sơ đồ tổ chức

Hình 1:SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA PGB CẦN THƠ Giám đốc chi nhánh

Phòng KTGD và kho quỹ

Phòng kinh doanh

Phòng giao dịch

Bộ phận KTGD

Bộ phận kho quỹ

Bộ phận KHDN

Bộ phận KHCN

Bộ phận HTTD

Bộ phận HC

Chú thích: - KTGD: Kế toán giao dịch

- KHDN: Khách hàng Doanh ngiệp - KHCN: Khách hàng cá nhân - HTTD: Hỗ trợ tín dụng - HC: Hành chính

3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban a.Giám đốc

Phụ trách chung điều hành công tác trực tiếp, hoạch định mục tiêu, định hướng kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp kết quả kinh doanh của đơn vị.

Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị, nhận chỉ thị và phổ biến cho cán bộ nhân viên các chính sách và chỉ thị của cấp trên

b.Phòng kế toán GD & khoquỹ

- Tiếp nhậnvà thục hiệncác giaodịch vớikháchhàng như mởtài khoản, nộp/rút tiền, chuyểnkhoản, tiền gửi, tiết kiệm, giaodịchngoại tệ, giaodịchthẻ, ATM, giaodịch trực tuyến …..

- Hạchtoáncác nghiệpvụ phát sinh, tập hợpvà lưu trữ toàn bộchứng từ hạchtoáncủa Ngân hàng

- Kiểmsoát chứng từ đảmbảo thực hiện đúng theo qui địnhcủa pháp luật, Ngân hàngNhànướcvàquitrình nội bộ. Thực hiệncácbáocáo liên quanđến kế toán.

- Thực hiện cân đối nguồn vốn tiền mặt đảmbảo thu/chi hiệuquả,đi thu tiền từ các cửa hàng xăng dầu,kiểmđếm đóngbótiền thu từ kháchhàng,các công ty xăng dầuđểnộp NHNN.

c. Png kinh doanh

- Tiếpthị, tiếp nhận,tìm hiểu thẩm định hồ sơ vay của khách hàng, lên tờ trìnhvàchuyển bộhồ sơ cho bộ phận HTTD

- Quảnlý, theodõi dư nợ và tìnhhình sử dụng vốn vay,giám sáttàisản đảmbảocủa khách hàng.

- Lập kế hoạch, thực hiệnbáocáocóliên quan

d. Bộ phận HTTD

- Tiếp nhận bộhồ sơ từ phòng kinh doanh,tái thẩm định hồ sơ vay vốncủa khách hàng,hoàn tất bộhồ sơ vay.

- Giải Ngân, thu nợ/lãi vay.

- Tiếp nhậnvàtheodõi hồ sơ tàisản đảmbảo - Thực hiệncácbáocáocóliên quan

e. Phòngnhchính

- Bảo vệNgân hàng, hướng dẫnkháchhàng

- Tiếp nhận yêu cầuvàthực hiện mua sắm văn phòng phẩm,đồ dùng ,…..

từ cácphòng ban

- Mua sắm , sửa chữavàquảnlý tài sản chungcủa Ngân hàng,đảmbảo máymóc thiếtbịhệthống Ngân hànghoạt độngổn định

- Tiếp nhậnvàthực hiện thanh toáncác chiphí của Ngân hàng.

3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1 Thuận lợi

- Thời gian qua chính phủ đã điều chỉnh, bổ sung và ban hành nhiều chính sách vĩ mô phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo môi trường thông thoáng nên tốc độ tăng trưởng của cả nước nói chung và Cần Thơ nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng đạt được hiệu quả cao hơn.

- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước TP Cần Thơ và PGB. Đặc biệt, PGB - CT còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi từ Chính phủ, Thànhủy và UBND TP Cần Thơ.

- Trụ sở chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố, nằm trên đường CMT8 là nơi đông người dân qua lại nên rất thuận tiện cho sự phát triển của Ngân hàng.

Giao thông thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch và thuận lợi để nắm bắt thông tin kinh tế- xã hội.

-Đời sống người dânvà hoạt động sản xuất kinh doanh nhộn nhịp nên được nhiều nhà đầu tư chú ý, doanh nghiệp mới liên tiếp ra đời là lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.

- Thủ tục cho vay đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng vẫn đảm bảo các qui định.

- Các quy chế, quy trìnhđược chuyển hóa dần thiết lập nền tảng tốt, ổn định cho chi nhánh trong hoạt động.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của PGB - CT hầu hết là những cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, năng động và có nhiệt huyết với nghề lại được bồi dưỡng, đào tạo hàng năm.

- Tập thể cán bộ công nhân viên có tinh thần đoàn kết cao, nhiệt tình, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.4.2. Khó khăn

-Đến nay địa bàn thành phố Cần Thơ đã có 46 TCTD và hơn 180 điểm giao dịch nên việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng là rất gay gắt.

- PGB– CT mới hoạt động tại địa bàn TP Cần Thơ từ năm 2008 nên cán bộ lãnh đạo của Ngân hàng cũng như các phòng ban còn thiếu so với nhu cầu thực tế. Cơ sở vật chất tại chi nhánh còn hạn chế, công nghệ kỹ thuật chưahiện đại.

- Ngày càng có nhiều Ngân hàng thâm nhập vào địa bàn TP Cần Thơ. Các Ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm và dịch vụ giống nhau tạo ra áp lực cạnh tranh rất cao. Lãi suất luôn phải thay đổi do áp lực cạnh tranh trong ngành.

3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Khi đánh giá về mộtNgân hàng, người ta thường xem xét trên nhiều yếu tố như: Kết quả hoạt động kinh doanh, uy tín, năng lực quản lý, mức độ đóng góp cho xã hội,…Trong các yếu tố trên, yếu tố quan trọng đầu tiên là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của mộtNgân hàng được phản ánh trên mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng như: Huy động vốn, cho vay, tình hình tài chính,…nhưng kết quả cuối cùng luôn được thể hiện qua chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợinhuận.

Do Ngân hàng mới thành lập vào đầu năm 2008 nên số liệu em thu thập và phân tích là số liệu của 6 tháng đầu năm 2008, 2009, 2010. Để hiểu rõ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ, em sẽ phân tích bảng số liệu dưới đây:

SVTH: Trịnh Thị Thu Hiền 24 Lớp: Tài chính– NH. K33 Bảng 1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦANGÂN HÀNG

6 THÁNG ĐẦU NĂM (2008- 2010)

ĐVT: Triệu đồng

Năm So sánh

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 7.845 19.365 29.458 11.520 146,85 10.093 52,12

Chi phí 7.380 17.877 26.788 10.497 142,24 8.911 49,85

Lợi nhuận 465 1.488 2.670 1.023 220 1.182 79,44

(Nguồn: Phòng kế toán)

Về lợi nhuận

Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm (2008 – 2010) đã đạt được những kết quả mĩ mãn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này thể hiện ở mức lợi nhuận có sự gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2008 lợi nhuận đạt 465 triệu đồng, sang năm 2009đạt 1.488 triệu đồng, khi đã đi vào hoạt động được một năm thì lợi nhuận đã tăng lên đáng kể là 1.023 triệu đồng, với mức tăng trưởng tuyệt đối là 220%

.Bước sang năm 2010 mức lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên 2.670 triệu đồng, tăng 1.182 triệu đồng, đạt tỷ lệ khá cao là 79,44%. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do Ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm sau một năm hoạt động và có nhiều chính sách kinh doanh hợp lý mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.

Về thu nhập

Thu nhập năm 2008 là 7.845 triệu đồng, năm 2009 đạt 19.365 triệu đồng, tăng 11.520 triệu đồng, chiếm 146,85% so với năm 2008, năm 2010 là 29.458 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 52,12% tương ứng tăng 10.093triệu đồng. Tổng doanh thu của mỗi năm đều tăng đây là dấu hiệu tốt đối với hoạt động của Ngân hàng.

Có được kết quả này là do Ngân hàng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng của thu nhập luôn lớn hơn chi phí. Nhân tố tạo nên nguồn thu cho Ngân hàng là thu lãi cho vay, tiền gửi, khoản thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán và thu từ các dịch vụ Ngân hàng khác. Như vậy, Ngân hàng đang từng bước mở rộng phương thức hoạt động – không chỉ tập trung vào nguồn thu lãi cho vay mà còn thực hiện nhiều dịch vụ Ngân hàng khác nữa như: Chuyển tiền nhanh (Western Union), bảo lãnh dự thầu, bảo hiểm,... nhằm đảm bảo doanh thu cho đơn vị. Bên cạnh đó, với việc thực hiện nhiều dịch vụ Ngân hàng, đó là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm chi phí của Ngân hàng xuống mức chấp nhận được, đảm bảo cho khả năng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới.

Về chi phí

Bên cạnh doanh thu, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Ta thấy chi phí cũng tăng qua các năm. Cụ thể

năm 2008 là 7.380triệu đồng, năm 2009 là 17.877 triệu đồng hay tăng 142,24%

tương ứng tăng 10.497triệuđồng nhưng đến năm 2010 là 26.788 triệuđồng, con số này tăng với tỷ lệ 49,85% với mức tăng là 8.911triệu đồng so với năm 2009.

Nguyên nhân là do ngoài các khoản chi tín dụng Ngân hàng còn có thêm các khoản chi phí quản lý kinh doanh như chi lương và có tính chất lương, chi thuê TS khấu hao, chi dịch vụ mua ngoài….hoặc bởi những điều kiện khách quan buộc Ngân hàng phải chi trong thời gian ngắn nên đã làm cho chi phí tăng lên.

Tóm lại, Mặc dù Ngân hàng PGB – CT mới thành lập vào năm 2008, tuy còn non trẻ nhưngvới đội ngũ nhân viên luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra và có những định hướng rất đúng đắn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh nên đãđạt được những kết quả rất khả quan. Hy vọng rằng, với những chiến lược kinh doanh đúng đắn,Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ sẽ trở thành một trong những chi nhánh Ngân hàng phát triển nhất của tỉnh và của cả nước trong tương lai không xa.

3.6.ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2011

- Tranh thủ sự chỉ đạo của thànhủy, UBND TP,Ngân hàng cấp trên và các cơ quan ban ngành tạo sự hỗ trợ giúp đỡ trong tổ chức và thực hiện.

- Tiếp tục triển khai, ứng dụng công nghệ mới vào hoạt độngNgân hàng, duy trìđịa bàn hoạt động truyền thống, tiềm kiếm thêm địa bàn mới.Chọn lọc những khách hàng mới, phân loại và giữ khách hàng tiềm năng.

- Đẩy mạnh cho vay sản xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, các doanh nghiệp hoạt động xuấtnhậpkhẩu.

- PGB-CT với lợi thế của một Ngân hàng trẻ, tiềm năng, đội ngũ lãnh đạo năng động ,…phát triển dựa trên nềntảng nhân lực tâm huyết và công nghệhiện đại, cung cấp cho khách hàng nhiềusản phẩm dịchvụ tiện ích. Đemlại nhiều sự tiện lợi nhanhchóngvàantoàn chokháchhàng như dịch vụ gửi tiền, chuyển tiền online qua internetvà điệnthoại di động– giúp khách hàng cóthể quản lý kiểm soát tài khoản và thực hiện nhiều loại giao dịch tại bất cứ đâu bất cứ lúc nào khách hàng muốn. Bên cạnh đó Ngân hàng còn phối hợp với tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) để đẩymạnhphát triểnthẻ đa năng Flexicard.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh cần thơ (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)