CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PETROLIMEX CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.8. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
4.8.3. Chỉ tiêu về rủi ro
Tính đến thời điểm hiện tại Ngân hàng đã thuđược kết quả rất đáng tự hào là hoạt động tín dụng của Ngân hàng không có nợ quá hạn. Để đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của tập thể cán bộ trong công tác thu hồi nợ cũng như ban lãnhđạo đã giao nhiệm vụ đến từng cán bộ tín dụng về các khoản thu nợ
quá hạn cuối mỗi kỳ/mỗi tháng, đến khi kết thúc niên độ sẽ tiến hành tổng kết lại nhằm khen thưởng cá nhân nào hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, với mục đích hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Hay nói cách khác hơn là do phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, nên việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ nhanh chóng hơn giúp Ngân hàng tránh được rủi ro, bởi cho vay với kỳ hạn trả nợ dài sẽ có biến động nhiều do hoạt động kinh doanh của DN phải đối mặt với nhiều yếu tố: cạnh tranh, thị trường, giá cả,…;
nhưng nếu vì lý do đó mà Ngân hàng hạn chế cho vay dài hạn thì sẽ mất đi phần thu nhập không nhỏ từ hoạt động cho vay trung và dài hạn bởi lãi suất cho hoạt động này cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.
Mặc dù không có nợ quá hạn nhưng chi nhánh vẫn phải luôn thận trọng, không đượcchủ quan, sơ xuất trongviệc thẩm định hố sơ cho vay, thường xuyên kiểm tra, giám sát đối tượng cho vay để không xảy ra tình trạng nợ xấu, luôn cố gắng hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn hoạt động tín dụng cũng như đến sự phát triển của chi nhánh. Chính vì vậy hy vọng rằng chi nhánh sẽ duy trì ngày càng tốt hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian sắptới.
4.8.3.2. Rủi ro lãi suất
Bảng 20: RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 - 2010)
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
Tài sản nhạy cảm lãi suất Triệu đồng 73.482 144.978 291.169
TG tại NHNN và TCTD khác Triệu đồng 1.166 5.847 8.951
Cho vay ngắn hạn Triệu đồng 72.316 139.131 282.218
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Triệu đồng 54.456 171.876 380.331
Tiền gửi ngắn hạn Triệu đồng 29.546 90.833 202.214
Tiền vay ngắn hạn (G) Triệu đồng 0 0 0
TGTK ngắn hạn Triệu đồng 24.910 81.043 178.117
Rủi ro lãi suất Lần 1,35 0,84 0,76
(Nguồn:Phòng kế toán)
Chỉ số rủi ro lãi suất của chi nhánh giảm dần qua các năm. Cụ thể như năm 2008 là 1,35 lần; năm 2009 là 0,84 lần giảm0,51 lần so với năm 2008. Đến năm 2010 chỉ số này giảm xuống còn 0,76 lần hay giảm 0,08 lần so với năm 2009.Điều này cho thấy Ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động của lãi suất trên thị trường và sự không cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản Nợ và tài sản Có. Thực tế thì tỷ số này nhỏ hơn 1 hay lớn hơn 1 đều ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng khi có sự thay đổi của lãi suất. Nếu lãi suất tăng thì thu nhập sẽ bị giảm ngược lại nếu lãi suất giảm thì thu nhập của Ngân hàng sẽ tăng lên. Cụ thể, với tỷ trọng tài sản Nợ dài hạn ( TG có kỳ hạn của dân cư) chiếm rất lớn trên 86%, nếu đem đầu tư tài sản Có ngắn hạn thì khi lãi suất đầu tư giảm, Ngân hàng có thể sẽ gặp phải rủi ro.
4.8.3.3. Rủi ro thanh khoản
Bảng 21: RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 - 2010)
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
TS thanh khoản Triệu đồng 76.153 149.900 295.895
Tiền vay ngắn hạn Triệu đồng 0 0 0
Tổng VHĐ Triệu đồng 49.485 128.629 236.886
Tỷ lệ % 153,89 116,54 124,91
(Nguồn: Phong kế toán)
Qua bảng trên cho thấy tỷ số này như sau, năm 2008 là 153,89%, sang năm 2009 là 116,54% giảm 37,35% so với năm 2008. Đến năm 2010 là 124,91%,tăng 8,37% so với năm 2009. Tuy tỷ lệ có tăng ở năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2008cho thấy Ngân hàng đã có chính sách quản lý rủi ro về mặt thanh khoản tương đối tốt.
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGÂN HÀNG
Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng có bước tiến triển tốt hơn thể hiện qua mức huy động năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn huy động từ dân cư có tăng trưởng tốt, cơ cấu nguồn vốn đã từng bước được điều chỉnh tương đối phù hợp theo sự chỉ đạo của hội sở. Ngoài ra, từ công tác chỉ đạo điều hành đến việc thực hiện đều xác định công tác huy động vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng.
Đồng thời, Ngân hàng đã đề ra lãi suất huy động linh hoạt hơn phù hợp với yêu cầu cạnh tranh hiện nay.
Tuy chi nhánh còn phụ thuộc vào vốn vay từ Hội sở nhưng điều này cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng thực hiện rất tốt, Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động rất có hiệu quả. Để đạt được kết quả đó là nhờ vào chính sách mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các hình thức cho vay trong các tầng lớp kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Đối với tình hình tài chính của đơn vị, ngân hàng luôn đảm bảo thu nhập lớn hơn chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng qua từng năm. Lý do là chi nhánh đã có nhiều biện pháp giảm chi phí tích cực như tăng cường huy động vốn nhằm giảm chi phí sử dụng vốn Trung ương nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu đầu tư tín dụng.
Hơn thế nữa, tuy còn non trẻ nhưng Ngân hàng đã vượtqua bao khó khăn, thử thách như khó khăn về biến động của thị trường, cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn, những thử thách trong quá trình hội nhập để đạt được những thành công nhất định. Đặc biệt là công tác thẩm định và thu hồi nợ của Ngân hàng được thực hiện rất tốt nên không xảy ra tình trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Đây là việc làm rất đáng khen của toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng mà không phải Ngân hàng nào cũng thực hiện được.
5.2. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì hoạt động huy động vốn trên địa bàn TP Cần Thơ rất cạnh tranh. Cần Thơ hiện có 46 TCTD với hơn 180 điểm giao dịch. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn hiện nay khoảng 33.500 tỷ đồng, tổng vốn huy động khoảng 23.500 tỷ đồng. Chiếm thị phần lớn vẫn là các NHTM Quốc doanh do ra đời từ rất sớm và có nguồn vốn rẻ nên có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các NHTMCP trên địa bàn ( chiếm hơn 30% tổng huy động và gần 40% tổng dư nợ vay toàn địa bàn). Các NHTMCP hoạt động lâu năm trên địa bàn như Eximbank, NH Á Châu, Sacombank, VIBank, …. đều có thị phần ổn định và không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm cho vay và huy động vốn để mở rộng thị phần.Do đó, cuộc cạnh tranh về lãi suất cho vay và huy động vốn,đadạnghóacácsản phẩmdịchvụtiện ích giữa cácNgân hàng trên địa bàn vô cùng gay gắt.
Chi phí của ngân hàng còn khá cao, là do hiện nay mặc dù lãi suất huy động bịgiớihạn bởi cam kếtcủa hiệp hội Ngânhàng giảm dần mặt bằng lãi suất huy động xuống 11,2%/năm rồi 11%/nămđể cố gắng kéo dần mặt bằng lãi suất cho vay giảm xuống 12%-14%/năm. Tuy nhiên các NHTMCP vẫn cố gắng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tìm mọi cách thu hút khách hàng gửi tiền về mìnhlàm cho chiphí huy động vốn gần như không giảm và duytrì ở mức từ 12% -12,8%/năm.Vì vậy đa số các khoản cho vay sản xuất kinh doanh củacác DN vừavà nhỏ, cho vay tiêudùng ,… vẫncònởmức cao.
Hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng chưa mấy khả quan là do Ngân hàng chưa có sự điều chỉnh, phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lýnên việc tạo ra thu nhập từ tài sản chưa cao làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chưa được tốt.
Dư nợ cho vay đối với ngành xây dựng còn rất thấp so với tiềm năng của Ngân hàng. Bởi vì PGB– CT là Ngân hàng mới thành lập nên chưa được nhiều công ty, doanh nghiệp biết đến, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút khách hàng trong lĩnh vực này, nhất là Cần Thơ nơi có rất nhiều Ngân hàng hoạt động và cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.3.1. Giải pháp về nguồn vốn
Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với lãi suất thị trường. Đa dạng các kỳ hạn gởi và lãi suất cụ thể không thấp hơn lãi suất huy động của các NHTM trên địa bàn.
Áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng khuyến mãi cho khách hàng gửi vào và một số hình thức huy động khuyến mãi khác phù hợp với sở thích người dân trên địa bàn theo từng thời kỳ.
Đối với các tổ chức kinh tế: tăng cường giao lưu tạo sự quan hệ giữaNgân hàng với đơn vị, từ đó tranh thủ sự đồng tình và khuyến khích đơn vị giao dịch qua Ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là các đơn vị kinh tế có tiềm năng trong vàngoài địa bàn.
Kết hợp với ban đền bù giải toả, tìm hiểu những hộ có nguồn thu từ đền bù giảitỏa để có hướng tiếp thị khuyến khích khách hàng gởi vào.
Triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: thẻ ATM, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ để thu hút tiền nhàn rỗi với lãi suất thấp.
Huy động CBNV tăng cường giới thiệu sản phẩm, khaithác mối quan hệ để tăng vốn huy động. Có chế độ hoa hồng phù hợp cho những tổ chức cá nhân có công việc vận động khách hàng gởi vào Ngân hàng.
Quảng cáo tiếp thị khách hàng: phát hành tờ rơi, tờ bướm được gởi tới từng nhà, từng khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụ đồng thời tạo lòng tin và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mục tiêu nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng thị phần tạo ra lượng khách hàng truyền thống ổn định trong kinh doanh.
5.3.2. Giải pháp về cho vay
Tận dụng lợi thế giao dịch với khách hàng, tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp mới thành lập, nhằm tăng doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng và nghiêm ngặt những quy định của Ngân hàng, không được chạy theo lợi nhuận vì lợi nhuận luôn đi liền với rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra trên một tỷ lệ tài sản lớn như vậy thì tổn thất của Ngân hàng là rất cao. Do đó,Ngân hàng cần điều chỉnh lại tỷ lệ này.
Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ Ngân hàng. Cũng cần chú ý đến khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà vì đây là lượng khách hàng chủ yếu và nhiều tiềm năng đối với Ngân hàng. Cố găng tiếp thị khách hàng vay cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng vàổn định dư nợ.
Tăng cường công tác thẩm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân. Tái thẩm định lại các dự án lớn trung và dài hạn. Thường xuyên cập nhật thông tin về kinh tế- kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phẩm… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.
Đồng thời đa dạng hóa các ngành - nghề đầu tư.
Thuyết phục khách hàng ( đãđược PG Bank cấp hạn mức ) rút vốn vay để tăng dư nợ, khi cần thiết sẽ trình TGĐ giảm lãi suất đối với một số khách hàng lớn để tranh thủ phí dịch vụ, nguồn tiền gửi không kỳ hạn và tăng tính cạnh tranh của PG Bank trên địa bàn.
Đưa cán bộ xuống tận những khu vực có nhu cầu vay vốn cao (nhiều khách hàng tiềm năng) nhưng không thuận tiện khi giao dịch với Ngân hàng mình nhằm giới thiệu sản phẩm phù hợp với điều kiện của từng nhóm khách hàng. Với cách phục vụ chuyên nghiệp, thực hiện việc cho vay nhanh chóng, gọn gàng. Giải thích rõ ràng những thắc mắc cho khách hàng hiểu, nói cho họ nghe mình sẽ được ưu đãi gì khi vay vốn của Ngân hàng, khi đó khách sẽ cảm thấy mình là thượng đế, được chăm sóc chu đáo và sẵn sàng giao dịch vớiNgân hàng.
Đó cũng là cách quảng bá thương hiệu.
5.3.3. Giải pháp vềthu nợ
Nâng cao chất lượng thẩm định là khâu quan trọng nhất nhằm giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác.
Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay.
Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp đối với các khoản nợ quá hạn nhỏ, cán bộ tín dụng phải tăng cường đôn đốc thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo.
Xử lý tài sản làm đảm bảo: khi khách hàng sản xuất kinh doanh bị phá sản hoặc kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện
pháp đôn đốc, xử lý nợ mà khách hàng vẫn không trả đựơc nợ thì Ngân hàng tiến hành xử lý tài sản của khách hàng.
Giảm bớt thủ tục vay vốn để giảm bớt chi phí, thời gian đi lại của khách hàng
Khuyến khích đầu tư cho những mô hình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả.
Sau khi kết thúc một quý, Ngân hàng cần tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình cho vay của từng cán bộ tín dụng để có chế độ khen thưởng cho những cán bộ tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ.
5.3.4. Giải pháp về tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Đẩy nhanh giá trị ROA >1, càng lớn càng tốt. Căn cứ và kết hợp giải pháp làm tăng lợi nhuận doanh thu và tổng tài sản như đã nêu trên vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Về tài sản, cố gắng giảm nhưng khoản tài sản không sinh lời.
Tiền tại quỹ, tiền dự trữ, giá trị máy móc thiết bị, giá trị tài sản cố định, tăng các khoản tài sản có sinh lời. Khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận sẽ nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản và giá trị ROA sẽ lớn hơn.
Theo kết quả phân tích lợi nhuận, ta thấy Ngân hàng nên phát huy nhân tố hệ số sử dụng tài sản (DT/TTS), tức phải đẩy nhanh tốc độ của doanh thu hơn tổng tài sản. Giảm nhân tố tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu là không âm, tăng tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.
5.3.5. Giải pháp về hạn chế rủi ro tín dụng
Cần sắp xếp cân đối, đảm bảo luôn có một khoảng thu nhập Ngân quỹ để đề phòng rủi ro và đảm bảo trong việc thanh toán tiền gửi.
a. Rủi ro tín dụng
Trước hết là phải tìm nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do khách hàng, Ngân hàng hay nguyên nhân khách quan, từ đó mới đưa ra cách xử lý phù hợp.
Nếu quan sát trên báo cáo của PGB - Cần Thơ, ta thấy rủi ro tín dụng tăng là do tốc độ tăng của nợ quá hạn cao hơn của dư nợ thì Ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, cử nhân viên xuống địa bàn trực tiếp trao đổi với đại diện bên doanh nghiệp thống nhất cách giải quyết tốt nhất. Tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhiều lĩnh vực ngành nghề theo nguyên tắc “không để trứng trong cùng một giỏ”.
Duy trì tăng doang số cho vay ngắn hạn, cân lại cho vay trung và dài hạn (đảmbảo nguồn thu từ lãi nhưng ít rủi ro) bằng cách chỉ cho vay đối với dự án khả thi nhất, không vì lơị ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến tình hình chung của Ngân hàng (vi phạm đạo đức nghề nghiệp). Do đó mỗi cán bộ, nhân viên phải tự nhận thức rõ vai trò của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa để trở thành một con người vừa hồng vừa chuyên.
b. Rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất
Về mức độ, rủi ro thanh khoản tương đương rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần xem xét lại cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn các khoản cho vay không thu hồi được khi đến hạn cần giảm khoản mục tài sản thanh khoản xuống để giảm rủi ro.
Rủi ro lãi suất thì cao hơn, cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu, vì thế khi lãi trên thị trường giảm sẽ ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập củaNgân hàng. Do đó tùy theo tình hình cụ thể tại mỗi thời điểm mà Ngân hàng cố gắng linh hoạt xoay chuyển đồng vốn của mình, chấp nhận một mức rủi ro vừa phải để đạt được lợi nhuận tối đa.
5.3.6. Giải pháp vềchi phí
Tuy do điều kiện khách quan nhưng chi nhánh cũng không được xem nhẹ vấn đề này. Khi đưa ra một sản phẩm dịch vụ mới nào thì phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng giữa giá trị mà nó mang lại với chi phí bỏ ra có hợp lý chưa, xem nó có mang lại lợi nhuận lâu dài cho Ngân hàng không hay chỉ tức thời trong thời gian ngắn. Điều này không chỉ gây hao phí về vật lực mà còn về nhân lực.
Đối với chi phí tác nghiệp, mỗi cán bộ nhân viên phải nâng cao ý thức bảo quản tài sản công tránh lãng phí. Trừ hao phí do máy móc thiết bị cũ kỹ… thìđề nghịNgân hàng trung ương nâng cấp thiết bị, đầu tư mới đảm bảo hoạt động của Ngân hàng được thông suốt.
Phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động củaNgân hàng mình.
Thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán mà còn phải được sự tham gia của các phòng ban khác