CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
2.2.4 Quy trình tài trợ xuất khẩu
2.2.4.1 Lập chính sách tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại:
Để hoạt động tài trợ xuất khẩu mang lại hiệu quả, thì ngân hàng cần xây dựng được chiến lược thu hút và khuyến khích tài trợ xuất khẩu cho minh.
Phần quan trọng trong chiến lược này chính là việc xây dựng chính sách tài trợ xuất khẩu.
- Tiêu chuẩn khách hàng được xem xét xuất khẩu.
- Các hoạt động xuất khẩu được ngân hàng xem xét tài trợ.
- Những ưu đãi mà ngân hàng dành cho khách hàng.
- Bên cạnh những ưu điểm trên, ngân hàng cần giới thiệu đến khách hàng những thông tin khác:
- Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như: thông tin thị trường, thông tin khách hàng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua ban ngoại tệ.
- Các qui định cụ thể trong tài trợ xuất khẩu: tiêu chuẩn khách hàng, thời hạn tài trợ, biện pháp đảm bảo vay tiền,…
2.2.4.2 Giám sát tài trợ xuất khẩu:
Đóng vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo việc thực thi các nghĩa vụ của khách hàng và giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Quá trình giám sát tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng được chia làm 3 phần với từng công việc cụ thể, bao gồm:
GVHD: Trương Chí Tiến 10 SVTH: Diệp Tôn Thành a/ Thủ tục hồ sơ:
Tài trợ xuất khẩu có một điểm tương đồng nhất định với cho vay ngắn hạn thông thường, do đó các biểu mẫu văn bản, hồ sơ, chứng từ được in sẵn theo một chuẩn mực nhất định nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý thông tin và quyết định cho vay, các hồ sơ vay vốn tại ngân hàng thương mại gồm:
- Tờ trình thẩm định cho vay vốn.
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ ngắn hạn.
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn - loại cho vay theo từng thương vụ.
- Hợp đồng tín dụng - loại cho vay theo hạn mức.
b/ Xem xét các điều kiện cần thiết trước khi giải ngân:
Trước khi giải ngân, ngân hàng thường đòi hỏi nhà xuất khẩu phải chấp hành một số điều kiện bắt buộc sau:
- Trình bản gốc đơn đặt hàng hay hợp đồng thương mại có hiệu lực hoặc L/C (nếu đã được mở).
- Phướng án đảm bảo thu gom hàng xuất khẩu hoặc mua sắm vật tư nguyên liệu sản xuất hàng hóa từ các nhà cung ứng.
- Giải trình về năng lực kinh doanh, sản xuất của khách hàng trong quá trình thực hiện thương vụ xuất khẩu.
- Trình các chứng từ cần thiết như giấy phép xuất khẩu.
c/ Giám sát quá trình sử dụng vốn:
Sau khi giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải giám sát việc sử dụng tiền của khách hàng nhằm đảm bảo tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong giai đoạn này cần lưu ý những giai đoạn được cho là phát sinh vướng mắc như:
- Khâu xác nhận đơn hàng.
- Khâu thu mua vật liệu hàng hoá.
- Quá trình sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
- Lưu kho và bảo quản hàng hoá.
- Đóng gói hàng hoá.
- Vận chuyển hàng hoá đến kho và ra cảng,….
Nhìn chung, điều quan trọng trong quá trình giám sát tài trợ xuất khẩu là ngân hàng phải luôn cập nhật thông tin chi tiết cho từng giai đoạn của thương vụ.
Để làm được điều này, ngân hàng yêu cầu khách hàng báo cáo và gửi bản sao
GVHD: Trương Chí Tiến 11 SVTH: Diệp Tôn Thành chứng từ làm bằng chứng cho tiến trình giải ngân. Bằng cách này, ngân hàng có thể kiểm tra mức độ rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình tài trợ và tìm biện pháp giải quyết.
Quy trình tài trợ xuất khẩu cũng giống như qui trình cho vay đối với các doanh nghiệp, gồm 5 bước:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn:
Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung sau:
1. Hồ sơ pháp lý.
2. Hồ sơ khoản vay.
3. Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng:
Cán bộ tín dụng nghiên cứu, thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:
1. Đánh giá chung về khách hàng:
a/. Năng lực pháp lý.
b/. Mô hình tổ chức, bố trí lao động.
c/. Quản trị điều hành của doanh nghiệp.
d/. Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh trong ngành thủy sản, được phép xuất khẩu thủy sản.
e/. Những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng như về tỷ giá, lãi suất hoặc nợ xấu.
2. Tình hình tài chính của khách hàng:
a/. Đánh giá sự trung thực, chính xác của báo cáo tài chính.
b/. Phân tích, đánh giá thông qua các chỉ tiêu kinh tế tài chính.
c/. Phân tích các nguyên nhân tồn tại.
3. Phương án sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả:
4. Bảo đảm tiền vay.
5. Xác định phương thức và nhu cầu vay.
Sau khi cán bộ tín dụng thẩm định loại hình kinh doanh của doanh nghiệp xong sẽ xác định phương thức phù hợp với tính chất cấp tín dụng.
6. Xem xét khả năng nguồn vốn của chi nhánh:
GVHD: Trương Chí Tiến 12 SVTH: Diệp Tôn Thành Cán bộ tín dụng cùng trưởng phòng tín dụng phối hợp với phòng nguồn vốn để:
- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn theo quy định của chi nhánh.
- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để thanh toán nước ngoài.
- Lãi suất áp dụng cho khoản vay.
7. Xem xét điều kiện thanh toán:
Cán bộ tín dụng cùng với trưởng phòng tín dụng phối hợp với phòng thanh toán quốc tế về các nội dung điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán…đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài.
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng:
1. Cán bộ tín dụng: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn (bước 2) lập tờ trình cho vay kèm theo hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.
2. Trưởng phòng tín dụng: Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, xem xét kiểm tra, thẩm định lại (bước 2) ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo.
3. Lãnh đạo: Xem xét hồ sơ Trưởng phòng tín dụng trình để quyết định:
- Duyệt đồng ý cho vay.
- Duyệt cho vay có điều kiện.
- Không đồng ý.
- Đưa ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định của chi nhánh.
- Trình Hội sở chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh.
Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền cho vay, lãi xuất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có).
4. Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định:
Cán bộ tín dụng căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:
- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.
GVHD: Trương Chí Tiến 13 SVTH: Diệp Tôn Thành - Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
- Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay.
Sau khi trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra nội dung, trưởng phòng tín dụng có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định.
5. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay:
* Soạn thảo nội dung hợp đồng:
Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo nợ vay. Trên cơ sở nội dụng, điều kiện đã được phê duyêtj và hợp đồng mẫu, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát.
* Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay:
Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung điều kiện đã được duyệt:
- Nếu đúng ký trình lãnh đạo.
- Nếu chưa đúng, yều cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại.
* Lãnh đạo ký duyệt:
- Nếu đúng: ký hợp đồng tín dụng.
- Nếu chưa đúng, yều cầu chỉnh sửa lại.
6. Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay.
7. Trong thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay: Trong vòng 10 ngày làm việc kêt từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo qui định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của mình. Hồ sơ chuyển sang phòng nào phải có ký giao nhận: danh mục hồ sơ và thời điểm giao nhận.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay:
1. Giải ngân:
* Chứng từ của khách hàng.
Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân, gồm:
- Hợp đồng xuất khẩu đối với đối tác nước ngoài.
- Giấy phép xuất khẩu.
GVHD: Trương Chí Tiến 14 SVTH: Diệp Tôn Thành - Đối với hoá đơn, chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể chi nhánh có thể yêu cầu xuất trình các bản gốc để đối chiếu trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay khi giải ngân.
- Thông báo nộp tiền vào tài khoản của ngân hàng đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài.
* Chứng từ của ngân hàng.
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu sau.
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp bước 3 chưa hoàng thàn thủ tục bảo đảm vay tiền.
- Bảng kê rút vốn vay.
- Ủy nhiệm chi.
* Trình duyệt giải ngân.
- Cán bộ tín dụng sau khi xem xét giải ngân nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình trưởng phòng tín dụng.
- Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của cán bộ tín dụng.
+ Nếu đồng ý thì ký trình lãnh đạo.
+ Nếu chưa phù hợp, yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại.
+ Nếu không đồng ý thì ghi rõ lý do và trình lãnh đạo quyết định.
- Lãnh đạo ký duyệt.
+ Nếu đồng ý thì ký duyệt.
+ Nếu chưa phù hợp, yêu cầu chỉnh sửa lại.
+ Nếu không đồng ý thì ghi rõ lý do.
* Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ.
- Cán bộ tín dụng nhận lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho vay, nạp vào máy tính các thông tin dữ liệu của khoản vay theo hợp động nhận nợ qua mạng máy tính IBS.
- Chuyển hợp đồng mua bán ngoại tệ cho phòng nguồn vốn.
- Chứng từ chuyển phòng thanh toán quốc tế đối với trường hợp thanh toán với nước ngoài để mở L/C.
* Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo nợ vay.
GVHD: Trương Chí Tiến 15 SVTH: Diệp Tôn Thành - Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ:
+ Kiểm tra trước, trong khi giải ngân.
+ Kiểm tra sau khi giải ngân.
- Kiểm tra tại hiện trường.
+ Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu.
+ Theo dõi, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Theo dõi, phân tích bảo đảm tiền vay.
Bước 5: Thu nơ, lãi phí và xử lý phát sinh:
1. Theo dõi thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng:
Khi nhận giấy báo có từ ngân hàng nước ngoài thanh toán bộ chứng từ hàng xuất gửi đi đòi tiền, phòng kế toán thông báo cho phòng thanh toán quốc tế để lập chứng từ chuyển phòng kế toán tiến hành thu số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu, phí thành toán, chuyển trả số tiền còn lại theo chỉ dẫn của khách hàng.
Trường hợp số tiền báo có nhỏ hưon số tiền chiết khấu hoặc không có báo có thì hết thời hạn chiết khấu, phòng kế toán tiến hành truy đòi bằng cách trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu lại phần chênh lệch thiếu so với số tiền đã chiết khấu, lãi chiết khấu và phí thanh toán. Trường hợp số dư tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng không đủ để thanh toán số tiền chiết khấu thì áp dụng cho vay bắt buộc hoặc chuyển nợ quá hạn số tiền chiết khấu chưa được theo chế độ tín dụng hiện hành. Phòng thanh toán quốc tế chuyển toàn bộ hồ sơ chiết khấu cho phòng tín dụng theo dõi thu nợ.
2.2.4.3 Quy trình cho vay:
Quy trình cho vay có thể mô tả một cách khái quát qua sơ đồ sau:
GVHD: Trương Chí Tiến 16 SVTH: Diệp Tôn Thành Sơ đồ 2 Quy trình cho vay