CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
4.3.1 Phân tích doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số cho vay
Cho vay hỗ trợ xuất khẩu thủy sản là một hình thức tài trợ xuất khẩu đang được thực hiện khá phổ biến tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng. Do tính chất của hoạt động tín dụng này gắn liền với thương vụ, thời gian tài trợ chỉ khoảng từ 3 đến 4 tháng, bắt đầu từ lúc doanh nghiệp thu mua nguyên liệu, chế biến thành sản phẩm và kết thúc vào lúc doanh nghiệp hoàn tất việc xuất khẩu ra nước ngoài cho nên các khoản vay này đều là ngắn hạn. Hiện nay, có hai trường hợp để Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng tài trợ trước xuất khẩu là cho vay trực tiếp theo yêu cầu của nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký kết) hoặc cho vay dựa trên bộ chứng từ hàng xuất. Mặt hàng mà Ngân hàng thực hiện tài trợ là thủy sản bao gồm các sản phẩm chế biến từ tôm, cá tra, cá basa, …
GVHD: Trương Chí Tiến 39 SVTH: Diệp Tôn Thành Thị trường khách hàng mà Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng phục vụ chủ yếu tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Từ năm 2007 đến nay khách hàng xuất khẩu thủy sản hợp tác với ngân hàng bắt đầu gia tăng. Mặc dù trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu, ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác như Ngân hàng Ngoại thương Sóc Trăng vốn có thế mạnh về tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng nhưng Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng luôn cố gắng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đảm bảo về mặt nghiệp vụ chuyên môn nên trong thời gian qua luôn đạt được sự tăng trưởng về lượng khách hàng, về doanh số cho vay và dư nợ. Có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau:
GVHD: Trương Chí Tiến 40 SVTH: Diệp Tôn Thành
Bảng 4.5 TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DOANH SỐ CHO VAY (GIAI ĐOẠN 2007 - 2009)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Biến động của năm
2008/2007
Biến động của năm 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ (%)
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ (%) Cho vay tài trợ XK thủy
sản 263.785 22,37 977.626 28,61 1.580.509 32,51 713.841 270,61 602.883 61,67
Cho vay khác 915.404 77,63 2.439.507 71,39 3.281.681 67,49 1.524.103 166,50 842.174 34,52
Tổng doanh số cho vay 1.179.189 100,00 3.417.133 100,00 4.862.190 100,00 2.237.944 189,79 1.445.057 42,29 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 12/2009
Biểu đồ 3 Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số cho vay (giai đoạn 2007 - 2009)
GVHD: Trương Chí Tiến 41 SVTH: Diệp Tôn Thành Doanh số cho vay trong tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số cho vay tăng đều qua các năm, chứng tỏ ngân hàng đã có được lượng khách hàng ổn định, tin cậy và đã tạo được vị trí trong hoạt động tài trợ tín dụng xuất khẩu thủy sản, cụ thể năm 2007 doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản chiếm 22,37%
so với tổng doanh số cho vay, đến năm 2008 đã tăng lên 28,61% và đặc biệt năm 2009 đã tăng đến 32,51% so với tổng doanh số cho vay của ngân hàng.
Ngoài ra, doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. Cụ thể, trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng ở lĩnh vực này là 270,61% tương đương tăng 713.841 triệu đồng so với năm 2007. Sang năm 2009 doanh số cho vay tài trợ có tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm 2008 đạt 61,67% tương đương tăng 602.883 triệu đồng.
Nguyên nhân là do cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên toàn cầu cũng ngày càng tăng với tốc độ khoảng 4,3% mỗi năm (FAO). Các thị trường chính là Mỹ, EU cũng gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản bình quân đầu người khoảng 1 - 12 % (FAO). Với mức nhu cầu càng tăng cao, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng, không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng cũng như mở rộng quy mô hoạt động. Hơn nữa, đa số các công ty có quan hệ tín dụng với ngân hàng đều là những doanh nghiệp được thành lập lâu năm, có uy tín và có chỗ đứng vững vàng trên thị trường nên hoạt động kinh doanh luôn ổn định nhờ vào những đơn đặt hàng lớn từ các khách hàng truyền thống.
Ngoài ra, trong năm 2008 và 2009 nhờ nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới nên lượng doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu hỗ trợ từ phía ngân hàng cũng tăng hơn so với năm 2007. Với tiêu chí có lợi cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng đã không ngừng cải tiến phương thức cho vay truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và tốt nhất.
Ngân hàng thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm trang bị cho nhân viên kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể xử lý công việc nhanh gọn, chính xác và còn giúp giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc của khách hàng. Từ đó chất lượng dịch vụ tiếp tục được nâng cao thêm một bước mới. Tại ngân hàng hồ sơ vay vốn của khách hàng được tiếp nhận, thẩm định và
GVHD: Trương Chí Tiến 42 SVTH: Diệp Tôn Thành hồi âm một cách nhanh chóng. Vì thế khi các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận tăng lên thì cũng sẽ thúc đẩy doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản của ngân hàng tăng theo.
Mặc dù trong thời gian này, ngành thủy sản cũng gặp không ít khó khăn khi bị áp đặt hạn ngạch xuất khẩu, sự cản trở của hàng rào thuế quan và những vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Sóc Trăng với bề dày kinh nghiệm, bản lĩnh vững vàng cùng với sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của các cơ quan ban ngành đã vượt qua thử thách. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn không ảnh hưởng đáng kể, vì vậy nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vẫn rất lớn làm cho doanh số cho vay ở lĩnh vực này tăng dần qua các năm.
Bảng 4.6 TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DOANH SỐ CHO VAY
(06/2010)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%)
Doanh số cho vay XK thủy sản 336.574 13,47
Doanh số cho vay khác 2.162.960 86,53
Tổng doanh số cho vay 2.499.534 100,00 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 06/2010 Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng trong sáu tháng đầu năm 2010 đạt 336.574 triệu đồng, chiếm 13,47%
so với tổng doanh số cho vay. Sở dĩ doanh số cho vay xuất khẩu thủy sản của Ngân hàng đạt thấp trong sáu tháng đầu năm 2010 so với tổng doanh số cho vay là do đặc thù của hoạt động xuất khẩu thủy sản tại địa bàn chỉ tập trung và đạt cao nhất trong các tháng cuối năm vì vậy doanh số cho vay xuất khẩu thủy sản sẽ tăng dần tương ứng với nhu cầu về vốn khi các doanh nghiệp tăng cường việc thu mua và xuất khẩu thủy sản vào các tháng cuối năm.
4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số thu nợ:
Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Tăng trưởng doanh số cho vay là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động tín dụng của bất kì một hệ thống ngân hàng nào. Thế nhưng, tăng trưởng doanh số cho vay chỉ đạt kết quả khi nó
GVHD: Trương Chí Tiến 43 SVTH: Diệp Tôn Thành được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ. Một ngân hàng qua các năm doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm thì cũng chưa thể đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng đó có hiệu quả.
Doanh số thu nợ là khoản tiền mà ngân hàng thu hồi được từ hoạt động tín dụng của mình bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu thủy sản không xuất hiện nợ quá hạn là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu đều kinh doanh rất hiệu quả, hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ vay cũng như quy trình tài trợ tín dụng trong lĩnh vực này tại ngân hàng luôn được tuân thủ chặt chẽ.
GVHD: Trương Chí Tiến 44 SVTH: Diệp Tôn Thành
Bảng 4.7 TÌNH HÌNH THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DOANH SỐ THU NỢ (GIAI ĐOẠN 2007 - 2009)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Biến động của năm
2008/2007
Biến động của năm 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ (%)
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ (%) Thu nợ tài trợ XK thủy sản 260.197 22,50 965.679 29,81 1.570.937 32,54 705.482 271,13 605.258 62,68
Thu nợ khác 896.013 77,50 2.273.733 70,19 3.256.879 67,46 1.377.720 153,76 983.146 43,24
Tổng doanh số thu nợ 1.156.210 100,00 3.239.412 100,00 4.827.816 100,00 2.083.202 180,18 1.588.404 49,03 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 12/2009
Biểu đồ 4 Doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số thu nợ (giai đoạn 2007 - 2009)
GVHD: Trương Chí Tiến 45 SVTH: Diệp Tôn Thành Cùng với sự tăng đều của doanh số cho vay qua các năm, doanh số thu nợ trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản so với tổng doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng đều trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, cụ thể năm 2008 đạt 965.679 triệu đồng (29,81%) so với tổng doanh số cho vay, tăng 7,31% so với năm 2007 và năm 2009 đạt 1.570.937 triệu đồng (32,54%) so với tổng doanh số cho vay, tăng 2,73% so với năm 2008.
Tình hình thu nợ tại ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 đạt kết quả rất khả quan. Doanh số thu nợ năm 2008 tăng 271,13% so với năm trước tương đương tăng 705.482 triệu đồng. Qua năm 2009 tỷ lệ này thấp hơn chỉ đạt 62,68% tương đương tăng 605.258 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những khởi sắc tốt đẹp. Ngoài những thị trường truyền thống là Mỹ, Nhật, EU….các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng đã xâm nhập vào các thị trường mới như Thụy Điển, Úc, New Zealand, Hy Lạp,…Đặc biệt là vào tháng 8/2007, Nga vừa quyết định nhập khẩu trở lại thủy sản của 11 doanh nghiệp Việt Nam sau một thời gian tạm ngừng vì những khuyến cáo liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp nhận vốn hỗ trợ từ ngân hàng đã đẩy mạnh và tăng mức xuất khẩu so với những năm trước. Bên cạnh các sản phẩm như tôm nobashi, tôm tẩm bột chiên, cá phile,… các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm, thay thế dần các sản phẩm xuất khẩu sơ chế bằng những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, mới lạ như mực cuộn cá hồi, chả tôm bao mía, tôm xẻ bướm,…
Ngoài nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp trong việc tìm phương hướng phát triển, không thể không kể đến sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan ban ngành địa phương. Trong thời gian qua, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ổn định nguồn nguyên liệu, tỉnh đã khẩn trương thực hiện Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2001 - 2005 và Quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm 2010. Tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu thâm canh, phấn đấu thuỷ sản trở thành ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của tỉnh, phát triển các hình thức nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái cho từng vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đến năm 2009, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có khoảng 63,5 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi
GVHD: Trương Chí Tiến 46 SVTH: Diệp Tôn Thành trồng thủy sản. Với 49.000 ha nuôi tôm sú, trong đó có 26.000 ha nuôi tôm sú theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp, còn lại là nuôi tôm sú theo mô hình quản canh cải tiến với mô hình luân canh lúa - tôm sú và nuôi cá da trơn, cá nước ngọt…Mặc dù ngành thủy sản vẫn còn phải đối mặt với nhiều biến động của thị trường khi giá nguyên vật liệu đầu vào diễn biến thất thường, thị trường đầu ra đôi lúc không ổn định do các nước nhập khẩu áp dụng mức thuế chống bán phá giá, tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm,…nhưng nhìn chung với những bài học kinh nghiệm mà các doanh nghiệp đã tích lũy được trong quá trình kinh doanh, sự giúp đỡ từ phía địa phương cũng như hỗ trợ nguồn vốn kịp thời từ phía ngân hàng thì mức xuất khẩu hàng năm vẫn không ngừng tăng cao.
Vì thế, doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản luôn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007 - 2009.
Bảng 4.8 TÌNH HÌNH THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DOANH SỐ THU NỢ (06/2010)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%)
Doanh số thu nợ XK thủy sản 24.404 0,99
Doanh số thu nợ khác 2.439.055 99,01
Tổng doanh số thu nợ 2.463.459 100,00 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 06/2010 Tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản trong sáu tháng đầu năm 2010 cũng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng doanh số thu nợ, cụ thể đạt 24.404 triệu đồng, chiếm 0,99%. Điều này, là do việc xuất khẩu thủy sản chỉ mới bắt đầu nên việc trả nợ của các doanh nghiệp đạt rất thấp (0,99%) so với tổng doanh số thu nợ cũng như cho thấy công tác thu nợ đối với các khoản vay khác của ngân hàng rất tốt. Tuy nhiên, trong sáu tháng cuối năm khi các doanh nghiệp hoàn tất việc xuất khẩu và các đối tác nhập khẩu thanh toán tiền mua hàng thì doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản sẽ tăng lên.
4.3.3 Phân tích dƣ nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng dƣ nợ cho vay:
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, tỷ lệ dư nợ so với tổng dư nợ cho vay luôn trên 30%, đặc biệt là năm 2007 chiếm đến 39,51% so với tổng dư nợ cho vay, điều này cho thấy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, mang lại lợi nhuận cao
GVHD: Trương Chí Tiến 47 SVTH: Diệp Tôn Thành cho ngân hàng. Tuy nhiên, vào năm 2008 và năm 2009 do tình hình khó khăn chung của hệ thống ngân hàng nên tỷ lệ dư nợ tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng dư nợ giảm lần lượt chiếm 32,35% và 32,16%.
Năm 2009 mức dư nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản tăng 3,64% tương đương tăng hơn 9.572 triệu đồng so với năm 2008. Trong khi đó, năm 2008 dư nợ có tốc độ tăng trưởng là 4,76% so với năm 2007, tức tăng 11.947 triệu đồng. Dư nợ trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản tăng với mức thấp ngoài vấn đề do đặc thù các món vay trong xuất khẩu thủy sản đa số có kỳ hạn ngắn còn chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng trong hoạt động này rất tốt, đa số các khoản vay đều được thu hồi vào cuối năm, cũng như không có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được tài trợ vốn tại ngân hàng có nợ quá hạn.
GVHD: Trương Chí Tiến 48 SVTH: Diệp Tôn Thành
Bảng 4.9 TÌNH HÌNH DƢ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DƢ NỢ CHO VAY (GIAI ĐOẠN 2007 – 2009)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Biến động của năm
2008/2007
Biến động của năm 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ
(%)
Mức tăng
(giảm) Tỷ lệ (%) Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ (%)
Dư nợ tài trợ XK thủy sản 251.130 39,51 263.077 32,35 272.649 32,16 11.947 4,76 9.572 3,64
Dư nợ khác 384.464 60,49 550.238 67,65 575.040 67,84 165.774 43,12 24.802 4,51
Tổng dƣ nợ 635.594 100,00 813.315 100,00 847.689 100,00 177.721 27,96 34.374 4,23 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 12/2009
Biểu đồ 5 Dƣ nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản so với tổng dƣ nợ cho vay (giai đoạn 2007 - 2009)
GVHD: Trương Chí Tiến 49 SVTH: Diệp Tôn Thành Bảng 4.10 TÌNH HÌNH DƢ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DƢ NỢ CHO VAY (06/2010)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%)
Dư nợ XK thủy sản 584.819 66,17
Dư nợ khác 298.945 33,83
Tổng dƣ nợ 883.764 100,00
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 06/2010 Từ số liệu bảng 4.10, ta thấy dư nợ trong tài trợ xuất khẩu thủy sản sáu tháng đầu năm 2010 đạt tỷ lệ cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, cụ thể đạt 584.819 triệu đồng (66,17%) so với tổng dư nợ, điều này một phần là do doanh số thu nợ so với doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản trong sáu tháng đầu năm 2010 đạt rất thấp (7,25%) cộng với khoản dư nợ của năm 2009 chuyển sang làm cho doanh số dư nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản tăng cao so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm dần trong sáu tháng cuối năm tương ứng với sự tăng lên của doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản.