CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
4.2.2 Phân tích tổng quát hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản
Tài trợ xuất khẩu là một hoạt động tín dụng còn khá mới mẻ đối với Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, chỉ mới được thực hiện vào những năm gần đây. Cùng với sự phát triển kinh tế địa phương, ngành thủy sản của tỉnh Sóc Trăng cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh, thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu cũng như nhận được sự quan tâm của ban ngành liên quan.
4.2.2.1 Doanh số cho vay đối với tài trợ tín dụng xuất khẩu thủy sản:
Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của doanh nghiệp để trang trải tất cả các khoản chi phí cho quá trình chế biến hàng xuất khẩu, thì thời gian gần đây, sự tài trợ vốn từ phía ngân hàng đã giúp cho các công ty giảm được áp lực về nguồn vốn từ đó tăng cường khả năng xoay vòng vốn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng cao.
Đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu, rủi ro tín dụng hầu như không tồn tại do việc quản lý nguồn thu trả nợ được thực hiện ngay khi nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu thông qua tài khoản mà nhà xuất khẩu mở tại ngân hàng.
Hơn nữa, trong lĩnh vực này, ngân hàng ngoài việc nhận được lãi cho vay, còn có các khoản thu nhập khác như thông báo L/C, chiết khấu L/C, hưởng chênh lệch tỷ giá trong việc mua bán ngoại tệ, ….
Từ đó có thể thấy rằng, đẩy mạnh hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản là một trong những hướng phát triển quan trọng nhằm làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Điều đó dễ dàng nhận thấy qua số liệu về doanh số cho vay ở lĩnh vực này, cụ thể năm 2007 doanh số cho vay là 263.785 triệu đồng nhưng sang năm
GVHD: Trương Chí Tiến 34 SVTH: Diệp Tôn Thành 2008 doanh số cho vay là 977.626 triệu đồng, tương đương tăng 713.841 triệu đồng (270,61%), điều này là do ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này và do ngân hàng đã thiết lập được quan hệ tín dụng ổn định với các khách hàng mới nên doanh số cho vay tài trợ có xu hướng tăng. Đến năm 2009, tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn trước với doanh số cho vay là 1.580.509 triệu đồng, tương đương tăng 602.883 triệu đồng (61,67%) so với năm 2008.
Biểu đồ 2 Tình hình tài trợ tín dụng xuất khẩu thủy sản tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng từ năm 2007 đến năm 2009
GVHD: Trương Chí Tiến 35 SVTH: Diệp Tôn Thành
Bảng 4.3 TÌNH HÌNH TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG (GIAI ĐOẠN 2007 - 2009)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Biến động của năm 2008/2007
Biến động của năm 2009/2008 Mức tăng
(giảm) Tỷ lệ (%) Mức tăng
(giảm) Tỷ lệ (%)
Doanh số cho vay 263.785 977.626 1.580.509 713.841 270,61 602.883 61,67
Doanh số thu nợ 260.197 965.679 1.570.937 705.482 271,13 605.258 62,68
Dư nợ 251.130 263.077 272.649 11.947 4,76 9.572 3,64
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 12/2009
GVHD: Trương Chí Tiến 36 SVTH: Diệp Tôn Thành Trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2010, thì các chỉ số tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản đều giảm so với sáu tháng đầu năm 2009, nguyên nhân là do trong năm 2010 nhằm cân đối hạn mức tín dụng và điều chỉnh chiến lược tài trợ xuất khẩu thủy sản cho phù hợp cũng như tập trung đẩy mạnh cho vay đối với các công ty ổn định, có tiềm năng phát triển, ngân hàng đã tạm ngưng cho vay đối với Công ty TNHH Kim Anh và Công ty TNHH Phương Nam, đẩy mạnh cho vay đối với Công ty Cổ phần thủy sản sạch Việt Nam, cụ thể doanh số cho vay giảm 137.579 triệu đồng (29,02%), doanh số thu nợ giảm 13.528 triệu đồng (35,66%) và dư nợ giảm 114.479 triệu đồng (16,37%).
Ngoài ra ta thấy dư nợ cho vay so với doanh số cho vay rất cao (173,76%), điều này một phần là do việc thu mua và xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu nên việc trả nợ đạt tỷ lệ thấp (doanh số thu nợ chỉ chiếm 7,25% so với doanh số cho vay) và một phần còn do khoản dư nợ của năm 2009 chuyển sang. Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ giảm dần trong sáu tháng cuối năm khi các doanh nghiệp hoàn tất việc bán và thu tiền đối với các hợp đồng xuất khẩu thủy sản.
Bảng 4.4 TÌNH HÌNH TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
(06/2009 và 06/2010)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 06/2009 06/2010
Biến động giữa 06/2009 và 06/2010
Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 474.153 336.574 -137.579 -29,02
Doanh số thu nợ 37.932 24.404 -13.528 -35,66
Dư nợ 699.298 584.819 -114.479 -16,37
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 06/2010.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ đối với tài trợ tín dụng xuất khẩu thủy sản:
Là yếu tố phản ánh lượng nợ thu về trong một năm cũng như thể hiện khả năng của hoạt động thu nợ của ngân hàng trong năm đó. Đối với tài trợ xuất khẩu thủy sản, tất cả các khoản nợ là ngắn hạn do thời gian tài trợ thường gắn liền với với thương vụ, nên nếu doanh nghiệp hoàn trả các khoản vay của họ đúng hạn thì khi doanh số cho vay tăng lên sẽ kéo theo doanh số thu nợ tăng.
GVHD: Trương Chí Tiến 37 SVTH: Diệp Tôn Thành Số liệu tại bảng 4.3 cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đã được thực hiện rất tốt. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, cả hai chỉ tiêu doanh số cho vay và thu nợ đều tăng, điều này là do các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, vốn được thu hồi về nhanh nên các khoản nợ ngắn hạn được thanh toán sớm với ngân hàng. Từ bảng 4.3 ta thấy doanh số thu nợ năm 2008 đạt 965.679 triệu đồng, tăng 705.482 triệu đồng so với năm 2007 tương đương tốc độ tăng 271,13%. Sang năm 2009, doanh số thu nợ tăng nhưng chậm hơn năm 2008 đạt 605.258 triệu đồng với tốc độ tăng 62,68% so với năm 2008. Năm 2009, doanh số thu nợ vẫn tăng là sự nổ lực của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, vì trong năm 2009 do ảnh hưởng của nền kinh tế các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính, sản xuất sản phẩm nhưng không xuất khẩu được hoặc giá cả nguyên vật liệu tăng làm chi phí tăng,….
4.2.2.3 Dƣ nợ cho vay đối với tài trợ tín dụng xuất khẩu thủy sản:
Cùng với xu hướng gia tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ ở lĩnh vực tài trợ xuất khẩu cũng có chiều hướng tăng nhưng không cao, cụ thể năm 2008 dư nợ đạt tốc độ tăng trưởng 4,76% và năm 2009 đạt tốc độ tăng 3,64%. Điều này là do công tác thu nợ của ngân hàng được tiến hành tốt cũng như đặc thù của việc xuất khẩu thủy sản có kỳ hạn ngắn nên các doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc trả nợ đúng hạn để có thể tiếp tục vay vốn để quay vòng việc xuất khẩu thủy sản.
Dư nợ phần nhiều vẫn nằm ở các Công ty xuất khẩu thủy sản như Stapimex, Út Xi và Kim Anh, tổng dư nợ của ba doanh nghiệp này luôn chiếm trên 80%
tổng dư nợ tài trợ qua các năm tại ngân hàng. Điều đặc biệt là trong tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản chỉ có nợ trong hạn mà không hề xuất hiện nợ quá hạn cho thấy rủi ro tín dụng rất thấp trong việc cho vay xuất khẩu thủy sản. Tài trợ xuất khẩu thủy sản đã làm tăng tính hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, giao đúng hạn, từ đó uy tín doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Riêng đối với ngân hàng, tài trợ xuất khẩu đã nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý chặt chẽ nguồn thu qua tài khoản của doanh nghiệp xuất khẩu mở tại ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có thêm nguồn thu không chỉ từ
GVHD: Trương Chí Tiến 38 SVTH: Diệp Tôn Thành lãi cho vay mà còn từ các khoản phí như thông báo L/C, thông báo tu chỉnh L/C, chuyển nhượng L/C, hủy L/C, …
4.2.2.4 Nợ quá hạn đối với tài trợ tín dụng xuất khẩu thủy sản:
Hồ sơ của các doanh nghiệp nộp vào ngân hàng để xin được tài trợ xuất khẩu ngay từ đầu đã được thẩm định rất cẩn thận. Trước khi quyết định cấp tín dụng tài trợ, ngân hàng xem xét rất nghiêm ngặt về tình hình tài chính, về nguồn gốc, giá trị tài sản đem đảm bảo vay vốn, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, …
Trong ba năm qua, tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng không phát sinh nợ quá hạn.
Đa số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản được tài trợ là những doanh nghiệp lớn, có uy tín, nhiều năm liền đều trong số các công ty có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nên đã hoàn nợ lại cho ngân hàng đúng thời hạn. Như vậy, đây là một hoạt động tín dụng có chất lượng cao, an toàn và ít rủi ro. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tài trợ xuất khẩu thủy sản.