CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
4.2.1 Khái quát hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản
Nguồn thu nhập chính của ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng nói riêng đều từ hoạt động tín dụng. Do đó, ngoài cho vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh tạm thời thiếu hụt của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn, cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, các dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư của nhà nước…. thì trong những năm gần đây chi nhánh đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng đầu tư tín dụng vào các ngành nghề đang phát phát triển nhằm tăng tính cạnh tranh với
GVHD: Trương Chí Tiến 31 SVTH: Diệp Tôn Thành các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và tăng nguồn thu nhập. Một trong những ngành nghề đang thu hút sự quan tâm và là mũi nhọn của tỉnh đó là nuôi trồng thủy sản để chế biến thành sản phẩm xuất khẩu. Do đó, chi nhánh đã chủ động, linh hoạt đầu tư vào lĩnh vực tài trợ xuất khẩu thủy sản. Sóc Trăng với nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thích hợp cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Hàng năm Sóc Trăng cung cấp từ 30 - 45 ngàn tấn sản phẩm thủy sản trong đó có khoảng 20 ngàn tấn tôm xuất khấu sang thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… mang lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào, góp phần cải thiện đời sống nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trên địa bàn tỉnh. Chính vì thế hoạt động tài trợ của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các công ty chế biến hàng thủy sản xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp giảm áp lực về vốn để có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã ký, không làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ còn giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại quốc tế, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.1 TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÁC CÔNG TY ĐƢỢC TÀI TRỢ TẠI NGÂN HÀNG BIDV
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG (GIAI ĐOẠN 2007 -2009)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Biến động
2008/2007
Biến động 2009/2008 Tổng kim ngạch
xuất khẩu 5.402.676 5.208.355 4.994.331 -194.321 -214.024 Doanh số cho vay
tài trợ 263.785 977.626 1.580.509 713.841 602.883
Tỷ lệ tài trợ/tổng
kim ngạch (%) 4,88 18,77 31,64 13,89 12,88
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 12/2009.
Trong giai đoạn 2007 - 2009, tỷ lệ vốn các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu được hỗ trợ chiếm từ 4,88% đến 31,64 % tổng kim ngạch xuất khẩu của các công ty, đây là một tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng qua từng năm, mặc
GVHD: Trương Chí Tiến 32 SVTH: Diệp Tôn Thành dù kim ngạch xuất khẩu giảm dần trong hai năm 2008 và 2009, những năm đầy khó khăn và thử thách đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản Sóc Trăng nói riêng. Cụ thể năm 2008 tăng 13,89%
so với năm 2007 tương đương 713.841 triệu đồng và năm 2009 tăng 12,88%
tương đương tăng 602.883 triệu đồng so với năm 2008.
Bảng 4.2 TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÁC CÔNG TY ĐƢỢC TÀI TRỢ TẠI NGÂN HÀNG BIDV
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG (06/2009 và 06/2010)
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 06/2009 06/2010 Biến động giữa 06/2009 và 06/2010
Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.997.732 1.339.783 -657.949 Doanh số cho vay tài trợ 474.153 336.574 -137.579 Tỷ lệ tài trợ/tổng kim ngạch
(%) 23,73 25,12 1,39
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng BIDV chi nhánh Sóc Trăng, 06/2010.
Tương tự, trong sáu tháng đầu năm 2010 tăng 1,39% so với sáu tháng đầu năm 2009, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu trong sáu tháng đầu năm 2010 giảm 657.949 triệu đồng và doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản giảm 137.579 triệu đồng, nguyên nhân là do trong năm 2010 nhằm cân đối hạn mức tín dụng và điều chỉnh chiến lược tài trợ xuất khẩu thủy sản cho phù hợp cũng như tập trung đẩy mạnh cho vay đối với các công ty ổn định, có tiềm năng phát triển, ngân hàng đã tạm ngưng cho vay đối với Công ty TNHH Kim Anh và Công ty TNHH Phương Nam, đẩy mạnh cho vay đối với Công ty Cổ phần thủy sản sạch Việt Nam.
Hoạt động tài trợ xuất khẩu thủy sản mang lại lợi ích đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng. Đối với các công ty xuất khẩu, nguồn vốn thường năm trong cả ba khâu: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm chờ xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt vốn làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Nhờ sự hỗ trợ từ phía ngân hàng với nhiều hình thức như tài trợ trước và sau xuất khẩu,… công ty dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhờ đó hoạt động của các công ty đã diễn
GVHD: Trương Chí Tiến 33 SVTH: Diệp Tôn Thành ra thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, thu hút nguồn ngoại tệ dồi dào. Về phía ngân hàng, khi thực hiện hoạt động tài trợ ngoài thu lãi cho vay, ngân hàng còn có khoảng thu phí từ việc thông báo L/C, tu chỉnh L/C, hủy L/C,… mà lại không phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, ngân hàng càng chú trọng mở rộng quy mô hoạt động này, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tài trợ trên tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm.