Thực trạng SKTT của học sinh

Một phần của tài liệu thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh trường thpt nguyễn trãi – huyện vũ thư – tỉnh thái bình năm 2012 (Trang 44 - 46)

Kết quả nghiên cứu này khá đồng nhất với kết quả điều tra về SKTT của một số nghiên cứu trước đây [12], [16]. Tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT chung tính theo tổng điểm bộ câu hỏi SDQ chiếm 24,2%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT (6,4%) [10]. Khảo sát sức khỏe tâm trí học sinh trường trung học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10- 16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm trí chung là 19,46% [8].

Tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT ở nhóm quan hệ bạn bè và quan hệ xã hội chiếm tỷ lệ nhiều nhất, đều chiếm 18,8%, tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT ở nhóm cảm xúc (8,7%) và hiếu động (8,9%) chiếm tỷ lệ thấp hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng khá giống với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan [10]. Theo Vũ Thị Hoàng Lan tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT ở hai nhóm quan hệ bạn bè và quan hệ xã hội lần lượt là: 21,5% và 16,9%.

Điều đáng chú ý là hai nhóm SKTT thường gặp trong nghiên cứu này là có vấn đề về quan hệ bạn bè và có vấn đề về quan hệ xã hội. Các thang điểm dùng để đánh giá quan hệ bạn bè và quan hệ xã hội nhằm đánh giá thái độ, hành vi tự nguyện của học sinh trong mối quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và cư xử tốt với bạn bè. Tỷ lệ cao của hai rối loạn này có thể được giải thích bởi thực trạng hiện tại gia đình cha mẹ quá tập trung vào việc dạy văn hóa cho học sinh, làm tăng áp lực học hành, cũng như quản lý quá chặt chẽ của gia đình dẫn đến thiếu sự đầu tư vào việc bồi dưỡng kỹ năng sống cho trẻ, mở rộng các mối quan hệ xã hội cho học sinh [20], [29].

Một phần của tài liệu thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh trường thpt nguyễn trãi – huyện vũ thư – tỉnh thái bình năm 2012 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w