2. Giới thiệu về bộ câu hỏi ADKnowl (Audit of Diabetes Knowledge)
4.1.5. Phân bố theo chỉ số HbA1c
HbA1c là chỉ số hàng đầu để đánh giá mức độ kiểm soát glucose máu trên các BN ĐTĐ. Hiện nay trên thế giới giá trị của xét nghiệm HbA1c còn đem lại rất nhiều ý nghĩa khác cho BN ĐTĐ: ADA từ năm 2010 đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ĐTĐ dựa trên kết quả xét nghiệm HbA1c [20]. Việc kiểm soát glucose máu tốt, làm giảm HbA1c sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gặp biến chứng do ĐTĐ (HbA1c cứ giảm 1%, BN ĐTĐ sẽ giảm 38% nguy cơ mù lòa, giảm 28% nguy cơ suy thận và 43% nguy cơ cắt cụt chi)[20]. HbA1c càng cao chứng tỏ việc kiểm soát glucose máu càng kém. Và theo ADA, để đánh giá kết quả điều trị có thể dựa vào kết quả xét nghiệm HbA1c. Theo đó, nếu HbA1c <7% điều trị được đánh giá là đạt hiệu quả, còn HbA1c 7%- 9% là điều trị tạm ổn và giá trị HbA1c >9% là điều trị chưa hiệu quả.
Nghiên cứu của chúng tôi trên 200 BN với giá trị HbA1c trung bình là 10,3± 2,72 %. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Tạ văn Bình 2001 tại VN và các quốc gia Châu Á là: tại VN là 8,9± 2,2%, còn trong
HbA1c trung bình là: 8,087± 0,974%. Sở dĩ có sự khác nhau này là do có sự khác nhau giữa các BN đến điều trị.
Theo một số tác giả trong nước, tỷ lệ BN ĐTĐ tại Việt Nam kiểm soát glucose máu tốt là khá thấp chỉ dưới 18%[..1]. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, mức HbA1c trung bình ở nhóm có tiền sử ĐTĐ là 10,27± 2,74%, trong
khi nhóm ĐTĐ mới được phát hiện có HbA1c trung bình là 10.42±2.75%, sự
khác biệt về 2 nhóm này không có ý nghĩa thống kê (T-test, p> 0.05)
Trong số đó, có 67% BN tham gia nghiên cứu không kiểm soát glucose máu tốt với HbA1c > 9%, chỉ có 11% BN có HbA1c <7%. Kết quả này phù hợp với thực tế bệnh ĐTĐ tại Việt Nam khi mà các bệnh nhân có mức kiểm soát glucose máu thường rất kém.