Phân bố giới

Một phần của tài liệu tìm hiểu mức độ thiếu hụt kiến thức về bệnh của các bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại khoa nội tiết- bệnh viện bạch mai năm 2012- 2013 bằng bộ câu hỏi adknowl (Trang 40 - 41)

2. Giới thiệu về bộ câu hỏi ADKnowl (Audit of Diabetes Knowledge)

4.1.2. Phân bố giới

Các nghiên cứu về phân bố giới tính ở các BN ĐTĐ trên thế giới đều thấy có sự khác nhau về tỉ lệ giới ở các bệnh nhân.

Hầu hết các báo cáo của Châu Âu đều nhận thấy sự khác nhau về giới trong các BN mắc typ 1, còn typ 2 sự khác nhau về giới có phần không rõ ràng do có nhiều kết quả trái ngược nhau. Lý giải cho sự khác nhau giữa tỷ lệ mắc bệnh của nam/ nữ ở typ 1 là do có sự tác động của hormone giới tính lên rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào[…1] .

Trong NC của tôi có 117 nam chiếm 58,5%, 83 BN nữ chiếm 41,5%. Phân bố này trong NC của tôi có khác so với một số tác giả trong và ngoài nước khác như: của Trần Lệ Giang 2007 [7] nam: nữ là 36,8%: 63,2%, của Al- Adsani AM nam: nữ là 31,8%: 68,2%. Tuy nhiên theo NC của Lê Phong và cộng sự (2007) tỉ lệ mắc bệnh của nam là 51,6% cao hơn nữ là 48,4% [10].

Sở dĩ có sự khác nhau về giới giữa các NC là do có sự khác nhau về chọn mẫu trong NC.

4.1.3.Phân bố địa lý, nghề nghiệp của BN

▪ Phân bố địa lý.

Ảnh hưởng của các yếu tố: địa lý, xã hội, nghề nghiệp đến bệnh ĐTĐ cũng như việc tiếp nhận các kiến thức liên quan đến bệnh đã được chứng minh. T Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng: dân cư sống ở thành thị có nguy cơ mắc bệnh typ 2 cao hơn ở nông thôn do ảnh hưởng của lối sống công nghiệp hóa. Nghiên cứu ở Malaysia cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở thành thị là 6,59% còn nông thôn là 2,63%.

Tại Việt nam, điều tra về tình hình bệnh ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước cho kết quả như sau: tỷ lệ mắc ĐTĐ ở vùng núi là 2,1%, đồng bằng ven biển là 2,7%, đô thị và khu công nghiệp là 4,4% [5]. Trong NC của tôi tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị là 59,5% cao hơn ở nông thôn là 40,5%. Điều này tương đối giống với các nghiên cứu của các tác giả khác.

▪ Phân bố nghề nghiệp

Theo Al- Adsani AM, những người có nghề nghiệp với mức thu nhập ổn định và cao sẽ có mức kiến thức cao hơn những người có mức thu nhập thấp.

Đồng thời nghề cũng là một hình thức phản ánh trình độ học vấn của con người. Những người có học vấn cao, nghề nghiệp của họ sẽ ổn định họ sẽ có một mức độ kiến thức nhất định và được đánh giá là tốt ở các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Với các BN mắc ĐTĐ cũng vậy.

Trong nghiên cứu của tôi, tỷ lệ mắc bệnh ở các nhóm đối tượng là cán bộ- hưu trí, công nhân, nông dân, và các ngành nghề khác tương ứng là: 33,5%, 16,5%, 23%, 27%. Kết quả trong nghiên cứu của tôi tương đương với các nghiên cứu khác. Nhưng theo NC của Bế Thu Hà (2009) tại Bắc Kạn, tỷ lệ mắc bệnh chiếm cao nhất là ở nhóm đối tượng nông dân (50,3%), tiếp đến là cán bộ- hưu trí (16,4%) và ngành khác (13,8%)[8] .

Sở dĩ có sự khác nhau đó là do Bắc Kạn là một tỉnh miền núi dân cư chủ yếu làm nông nghiệp. Còn NC của tôi tiến hành tại BV Bạch Mai là BV của tuyến trung ương, nên BN vào điều trị chủ yếu là cư dân sống ở thành thị, hoặc BN ở nông thôn nhưng tình trạng bệnh nặng mới vào điều trị tại viện.

Một phần của tài liệu tìm hiểu mức độ thiếu hụt kiến thức về bệnh của các bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại khoa nội tiết- bệnh viện bạch mai năm 2012- 2013 bằng bộ câu hỏi adknowl (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w