CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHÁCH SẠN MONDIAL HUẾ
2.3. Mô hình hoá và phân tích tác động của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên tại khách sạn
2.3.1. Cơ cấu mẫu điều tra
Qua cuộc điều tra 82 mẫu, mẫu điều tra có những đặc điểm:
Bảng 2.5: Tổng hợp đặc điểm mẫu điều tra
Tiêu thức Phân loại Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 35 42,7
Nữ 47 57,3
Độ tuổi
Dưới 25 tuổi 12 14,6
25- 40 tuổi 60 73,2
41 – 55 tuổi 9 11,0
Trên 55 tuổi 1 1,2
Trình độ
Đại học/ sau đại học 29 35,4
Cao đẳng 19 23,2
Trung cấp 22 26,8
Khác (Lao động phổ thông)
12 14,6
Thâm niên công tác
Dưới 1 năm 4 4,9
Từ 1 - dưới 3 năm 30 36,6
Từ 3 - 5 năm 34 41,5
Trên 5 năm 14 17,1
Vị trí công tác Lao động trực tiếp 56 68,3
Lao động tại phòng ban 26 31,7
Thu nhập
Dưới 3 triệu 36 43,9
Từ 3 - 5 triệu 36 43,9
Trên 5 triệu 10 12,2
(Nguồn: Số liệu điều tra-phụ lục 2.1)
Theo giới tính:
Cơ cấu mẫu điều tra phân theo giới tính có 35 nam, chiếm 42,7% và 47 nữ, chiếm 57,3%. Như vậy có thể thấy rằng có sự chênh lệnh không lớn giữa tỷ lệ nam và nữ trong số những nhân viên được điều tra nhưng nữ chiếm ưu thế hơn. Điều
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Độ tuổi
Xét về độ tuổi, lao động có độ tuổi từ 25 đến 40 chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 73,2% số người lao động tham gia điều tra. Đây là một độ tuổi mà có thể nói tinh thần làm việc và năng suất làm việc đạt mức cao nhất, ham học hỏi và luôn trau dồi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân cũng như cống hiến cho công ty. Ngày nay, mọi công ty đều hướng đến việc trẻ hóa đội ngũ nhân viên. Có thể thấy khách sạn Mondial Huế cũng đang hướng đến điều này. Với cách phân bố giữa các độ tuổi như thế này trong cơ cấu mẫu điều tra là phù hợp và khách quan để xem xét cách nhìn nhận, thái độ của người lao động trong các độ tuổi về chính sách tạo động lực làm việc của khách sạn Mondial Huế.
Theo trình độ
Xét về trình độ chuyên môn, lao động có trình độ Đại học/Sau đại học chiếm tỉ lệ cao nhất 35,4%, Cao đẳng chiếm tỷ trọng 23,2%, Trung cấp 26,8%, Khác (Lao động phổ thông chiếm) tỉ lệ thấp nhất, 14,6%. Trình độ chuyện môn của lao động tại khách sạn Mondial Huế khá cao, tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học/Sau đại học chiếm 58,6%. Việc tạo động lực làm việc cho người có trình độ cao sẽ khác biệt so với việc tạo động lực làm việc cho người có trình độ thấp do nhu cầu ở mỗi bậc trình độ sẽ khác nhau. Tạo động lực cho những người có trình độ cao sẽ khó khăn hơn tạo động lực cho những người lao động phổ thông. Bởi nhu cầu của người lao động phổ thông thì hầu hết là tiền lương hay các khoản kích thích tài chính. Nhưng ở những người lao động có trình độ thì nhu cầu của họ cũng rất cao và đa dạng. Ngoài việc họ lao động để có tài chính thì họ còn muốn có công việc ổn định, môi trường làm việc tốt, những mối quan hệ cấp trên cấp dưới, đồng nghiệp với nhau cũng tốt đẹp, có thể là làm việc để có những cơ hội đào tạo, đối với họ ngoài phần thưởng về vật chất cần có kích thích về tinh thần nhiều. Vì thế xem xét đến yếu tố trình độ sẽ cho thấy thái độ của người lao động ở mỗi bậc trình độ đối với các chính sách tạo động lực của khách sạn là như thế nào.
Thâm niên công tác
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
kiến thức, kinh nghiệm, bên cạnh đó theo thời gian cũng có nhiều sự thay đổi trong công ty. Những yếu tố này sẽ làm cho người lao động có cách nhìn nhận khác nhau về các chính sách tạo động lực làm việc của công ty. Xem xét mẫu điều tra, số lao động tập trung nhiều nhất là những lao động có thời gian làm việc từ 3 đến 5 năm, chiếm 41,5%. Lao động có thời gian làm việc dưới 1 năm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 4,9%, từ 1 đến dưới 3 năm chiếm 30,0% và từ 5 năm trở lên chỉ chiếm 17,1% do Khách sạn Mondial Huế chính thức đón khách từ tháng 8/2010.
Theo vị trí công tác
Xét về vị trí công tác, lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn, chiếm 68,3%
trong tổng số lao động được điều tra. Điều này cũng dễ hiểu do tính chất công việc của ngành kinh doanh khách sạn nên lao động trực tiếp đóng một vai trò hết sức quan trọng vì thế thường chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động; Và vì tính chất công việc của lao động trực tiếp và lao động ở các phòng ban có sự khác biệt lớn nên cũng sẽ có khác biệt trong cách nhìn nhận và đánh giá các chính sách tạo động lực làm việc của khách sạn.
Thu nhập
Trong số những lao động được điều tra có đến 43,9% lao động có thu nhập dưới 3 triệu đồng, 43,9% lao động có thu nhập từ 3-5 triệu đồng và chỉ có 12,2% có mức lương trên 5 triệu, đây là đội ngũ trưởng các bộ phận. Đây được coi là một mức thu nhập tương đối thấp so với chỉ số giá cả như hiện nay. Song đây cũng là một điều hợp lý khi mà tỷ lệ lao động có trình độ dưới đại học và có thời gian công tác tương đối ngắn trong cơ cấu mẫu điều tra là tương đối lớn.
Nhìn chung, đặc điểm của lao động được điều tra chủ yếu ở độ tuổi trung niên, có mức thu nhập tương đối thấp và phần lớn là lao động trực tiếp.
Kết hợp và so sánh đặc điểm cá nhân:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kết hợp trình độ học vấn và thu nhập trung bình mỗi tháng Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết hợp nhóm tuổi và thu nhập trung bình mỗi tháng
(Nguồn: Số liệu điều tra-phụ lục 2.1) Dựa trên kết quả thống kê, độ tuổi từ 25 đến 40 với thu nhập trung bình dưới 3 đến 5 triệu mỗi tháng chiếm số lượng cao nhất trong tổng số mẫu điều tra, 36,6%; tiếp đến là 29,3% có thu nhập dưới 3 triệu cũng với nhóm tuổi này; số lượng người có thu nhập trên 5 triệu cũng khá ít, tập trung vào độ tuổi 25-40. Điều này khá phù hợp vì số lượng cán bộ quản lý là những người có mức lượng trên 5 triệu, và số lượng của họ chỉ chiếm 17% trong tổng 103 nhân viên của Khách sạn.
< 3 triệu đồng 3 - 5 triệu đồng
> 5 triệu đồng 0,0%
5,0%
10,0%
15,0%
20,0%
25,0%
30,0%
35,0%
40,0%
< 25 tuổi 25 - 40
tuổi 41 - 55
tuổi > 55 tuổi 11,0%
29,3%
2,4% 1,2%
3,7%
36,6%
3,7%
7,3% 4,9%
< 3 triệu đồng 3 - 5 triệu đồng
> 5 triệu đồng
Dưới 3 triệu đồng Từ 3 đến 5 triệu đồng
Trên 5 triệu đồng 0,0%
5,0%
10,0%
15,0%
20,0%
Đại học/
Sau Đại học
Cao đẳng
Trung cấp Khác
7,3% 8,5%
17,1%
11,0%
15,9%
14,6%
9,8%
3,7%
12,2%
0,0% 0,0%
Dưới 3 triệu đồng Từ 3 đến 5 triệu đồng Trên 5 triệu đồng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Với mức thu nhập trên 5 triệu đồng thì tương ứng với trình độ Đại học/Sau Đại học, chiếm tỷ lệ 12,2% trong tổng 82 mẫu điều tra, đây là nhóm trưởng các bộ phận. Với thu nhập từ 3-5 triệu thì đa số có trình độ từ trung cấp trở lên, đây là nhóm Tổ trưởng và nhóm có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng chủ yếu có trình độ trung cấp trở xuống, là lao động trực tiếp tại các bộ phận.
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ kết hợp thâm niên công tác và thu nhập mỗi tháng Dựa vào kết quả thông kê, người lao động làm việc từ 3-5 năm với thu nhập trung bình mỗi tháng 3-5 triệu đồng có tỷ lệ cao nhất chiếm 22%. Tiếp đến là nhóm những người lao động làm việc từ 1-dưới 3 năm có thu nhập dưới 3 triệu đồng chiếm 19,55%. Vẫn có một tỷ lệ nhỏ (chiếm 8,5%) những người lao động làm việc trên 5 năm nhưng thu nhập trung bình hàng tháng chỉ dưới 3 triệu đồng. Điều này cho thấy, mức lương nhân viên của Khách sạn không phải tăng theo thâm niên mà được trả tùy vào vị trí công việc cụ thể.