TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 6 đã sửa chi tiết, hơn 400 trang 2023 2024 sách kêt snối tri thức với cuộc sống (Trang 101 - 104)

CHƯƠNG III. XÃ HỘI CỔ ĐẠI GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG

Bài 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII

1. Kiến thức:

- Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ

đại.

- Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.

- Xây dựng được đường thời gian từ Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tuỳ.

- Nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự, tự học: Tự đặt mục tiêu học tập để nổ lực phấn đấu thực hiện, chủ động trong các hoạt động học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, diễn đạt tự tin; hiểu rõ nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao .

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết đặt câu hỏi trao đổi phản biện; phân tích tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý

tưởng dựa trên những nguôn thông tin đã cho; hứng thú tự do trong suy nghĩ, chủ động ý kiến , phát hiện yếu tố mới tích cực trong những ý kiến khác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nói chính xác, đúng ngữ điệu, nhịp điệu, trình bày được nội dung của sản phẩm….

b. Năng lực đặc thù:

- Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện, phân biệt, khai thác và sử dụng được những thông tin, hiện vật, tranh ảnh có trong bài.

- Nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại.

+ Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.

+ Xây dựng được đường thời gian từ Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tuỳ.

+ Nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ

đại.

- Vận dụng:

+ Vận dụng hiểu biết để làm rõ vai trò của 1 số phát minh đối với nhân loại.

+ Vận dụng 1 số kiến thức trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Trân trọng những di sản của nền văn minh Trung Quốc cổ đại để

lại cho nhân loại.

- Trách nhiệm:

+ Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc trên thế giới; học hỏi những cái hay cái đẹp trong văn hóa của các dân tộc khác.

+ Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các nhân vât và sự kiện lịch sử.

- Chăm chỉ: cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.

- Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học.

- Lược đồ Trung Quốc cổ đại, ngày nay phóng to, tranh ảnh…

- Video về một số nội dung trong bài học.

2. Đối với học sinh:

- Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học - SGK, vở ghi…

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: khởi động:

a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí

hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.

b. Nội dung: HS quan sát tranh (La bàn) và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa tranh, HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Đây là gì? Dùng để làm gì?

Câu 2:Theo em, La bàn là phát minh của quốc gia nào?

-

- -

-

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV.

Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả

Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý)

Câu 1: Đây là La bàn, dùng để xác định phương hướng

Câu 2: La bàn là phát minh của người Trung Quốc (Hs có thể trả lời theo hiểu biết của bản thân, có thể đúng hoặc sai điều đó không quan trọng)

GV dẫn vào bài mới: Đây là chiếc La bàn (hiện nay) được sử dụng rất rộng rãi ở các nước trên thế giới nhưng từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã chế tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Họ còn là chủ nhân của 1 nền văn minh phát triển với nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay nhân loại vẫn đang được thừa hưởng. Vậy ngoài la bàn người Trung Quốc cổ đại còn có những phát minh nào khác? Điều kiện nào đã giúp người Trung Quốc cổ đại tạo dựng được nền văn minh rực rỡ như thế? Những giá trị to lớn mà họ truyền lại đến ngày nay là gì?

Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài 9….

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

Tiết 1 ( tiết 18)

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 6 đã sửa chi tiết, hơn 400 trang 2023 2024 sách kêt snối tri thức với cuộc sống (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(425 trang)
w