CHƯƠNG IV. ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ
Bài 11 CÁC QUỐC GIA SƠ KÌ Ở ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Trình bày được sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
- Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
2.Về năng lực:
- Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả
năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
-Năng lực riêng
+ Tìm hiểu lịch sử: Khai thác các thông tin có trong hình ảnh, tư liệu, đọc bản đồ xác định mối liên hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á thời cổ với các nước Đông Nam Á hiện tại.
+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được vị trí địa lý của khu vực. Miêu tả
được sự xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á.
+ Vận dụng kiến thức đã học để liên hệ với tình hình hiện tại.
3.Về phẩm chất:
- Nhân ái, biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa, học hỏi để hòa nhập.
- Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa chung của khu vực ĐNÁ.
- Giáo dục tinh thần chung thống nhất của khu vực và hướng tới cộng đồng chung ASEAN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: khởi động:
a. Mục tiêu: Tạo không khí bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.
b. Nội dung: HS quan sát tranh, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên,vấn đáp, giải quyết vấn đề….
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có thể hướng dẫn HS đọc nhanh đoạn kênh chữ, quan sát kênh hình và trục thời gian.
- GV gợi mở vấn đề: Kênh hình gợi cho em suy nghĩ gì về khu vực Đông Nam Á? Em hãy suy đoán dụng ý của các tác giả biên soạn sách khi giới thiệu những kênh hình này là gì?... Trên cơ sở định hướng của GV, HS có thể ghi nhanh ra giấy nháp/giấy nhớ những cầu hỏi/vấn đề mà các em muốn được khám phá hay giải đáp khi tìm hiểu về chương này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV.
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý)
- Hình “Ruộng bậc thang Ba-na-u tại núi I-phu-gao (Phi-líp-pin) - Di sản văn hoá thế giới”: Hình ảnh này gợi về nền nông nghiệp lúa nước, nền tảng kinh tế
Đông Nam Á - quê hương của cây lúa nước. (Ruộng bậc thang của người I- phu-gao ở Phi-líp-pin đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới bởi sự đồ sộ với chiểu cao hàng nghìn mét, là minh chứng về sức sáng tạo, kĩ
thuật canh tác của người xưa. Tổ tiên của những người I-phu-gao ban đầu đã sử
dụng đá và bùn để xây dựng nên những công trình này với đầy đủ phần ruộng canh tác và hệ thống dẫn nước tưới tiêu từ đỉnh núi trong khu rừng.)
- Hình “Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) - Di sản văn hoá thế giới”: Phật giáo và Ân Độ giáo là hai tôn giáo lớn, được truyền bá từ Ấn Độ và Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á, có ảnh hưởng nhiều văn hoá khu vực này và để lại nhiều giá trị cho đến ngày nay.
- Dụng ý của các tác giả biên soạn sách khi giới thiệu những kênh hình này là:
(Hs có thể trả lời theo suy nghĩ của bản thân): Giới thiệu những di sản nổi tiếng của Đông Nam Á, trong đó có nhiều công trình kiến trúc , điêu khắc có ảnh hưởng của Phật giáo. (Bô-rô-bu-đua là một kì quan kiến trúc Phật giáo cổ kính, tinh xảo được xây dựng từ năm 750 đến năm 842, ở trung tâm đảo Gia-va, In- đô-nê-xi-a. Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới thời Vương triều Sai-len-đra (thế kỉ VIII đến thế kỉ IX) vốn sùng đạo Phật. Đền toạ lạc trên đỉnh một quả
đồi, giữa vùng đổng bằng phì nhiêu. Ở ba tầng trên cùng có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người còn gọi tháp Bô-rô-bu-đua là “sọt Phật Gia-va”. Bô-rô-bu-đua không chỉ là một lò quan đáng ngưỡng mộ của người In-đô-nê-xi-a mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại và giá trị
nhất của thế giới Phật giáo. Hằng năm, đây là nơi hành hương của Phật tử In- đô-nê-xi-a trong dịp lễ Vê-sác truyền thống).
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá
GV dẫn vào bài mới: Qua các hình ảnh trên là thành tựu của các quốc gia Đông Nam Á. Đây được coi là “ngã tư đường” của thế giới, Đông Nam Á
có vị trí chiến lược quan trọng kết nối giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Địa Trung Hải. Đông Nam Á đã sớm có mối giao lưu kinh tế- văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây. Từ rất sớm, nơi đây đã hình thành các quốc gia độc lập với các nền văn hóa đặc sắc. Đó là những giá trị mà các cư dân Đông Nam Á cổ xưa để lại, là hành trang để xây dựng cộng đồng ASEAN. Ở chương IV. Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên đến thế kỉ X. sẽ
tìm hiểu các nội dung: Khái lược vị trí địa lí của vùng Đông Nam Á; Các quốc gia sơ kì ĐNÁ, sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở ĐNÁ (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X) và giao lưu văn hóa Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X).
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: