Kiến trúc- điêu khắc

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 6 đã sửa chi tiết, hơn 400 trang 2023 2024 sách kêt snối tri thức với cuộc sống (Trang 164 - 169)

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

- Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi

- Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ

yếu là phu điêu, các bức chạm nỗi, tượng thần, Phật,..

biểu của Đông Nam Á hoặc Việt Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo.

Na-ga; khu thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam), Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê- xi-a), Thạt Luổng

-(Lào), Chùa Vàng (Mi-an-ma)….

Ăng-co-vát (Cam-pu-chia)…

Câu 2: Đặc điểm nổi bật về kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X là gì?

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo,

- Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi.

- Nghệ thuật điều khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phu điêu, các bức chạm nỗi, tượng thần, Phật,..

Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; cho điểm sản phẩm; GV nhận xét, đánh giá. (Yêu cầu HS thực hiện kĩ thuật 321: cho 3 lời khen; 2 hạn chế và 1 lời góp ý hoặc 1 câu hỏi chất vấn)

GV nhấn mạnh: (Chiếu hình ảnh 1 số kiến trúc điển hình ở Đông Nam Á)Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (Ấn Độ giáo và Phật giáo). Kiến trúc Ấn độ giáo phổ biến ở Đông Nam Á phổ biến là những tháp có cấu trúc là hình vuông hay hình chữ nhật. (Kiến trúc đền-núi). Điển hình của kiểu kiến trúc này là tháp Chăm ở Việt Nam (Khu thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Pô Na-ga) và Ăng-co-vát (Cam-pu- chia); Kiến trúc phật giáo phổ biến ở Đông Nam Á là kiểu chiếc bát úp, trên xây phủ 1 lớp gạch và trên cùng là 1 tháp nhọn (tượng trưng cho chiếc bát và gậy khất thực của Phật). Điển hình là Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô- nê-xi-a) và Thạt Luổng (Lào). Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật…

3. Hoạt động3: luyện tập:

a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã

được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi và hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên .Hoạt động thảo luận, tranh luận, phản biện…

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa tình huống, HS suy nghĩ, trả lời ,

Câu hỏi: Có hai nhóm học sinh tranh luận về vấn đề văn hóa Đông Nam Á:

- Nhóm 1 cho rằng: Văn hóa Đông Nam Á chỉ tiếp thu những thành tựu từ văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc chứ không có sáng tạo gì thêm.

- Nhóm 2 cho rằng: Văn hóa Đông Nam Á có nhiều giá trị riêng do các cư dân bản địa sáng tạo nên, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số thành tựu văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.

Em đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?

Bước 2: HS hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ;

Bước 3: HS trình bày, chia sẻ với các HS khác và GV.

Dự kiến sản phẩm: (HS suy nghĩ và đưa ra quan điểm của cá nhân, GV cần động viên, khuyến khích và định hướng HS)

- Đồng ý với quan điểm nhóm 2

- Vì: Khi văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc du nhập vào Đông Nam Á thì được người dân nơi ấy tiếp thu nhưng không phải một cách thụ động, một chiều mà tiếp thu chủ

động; chọn lọc những cái hay, cái tinh túy và cái đẹp nhất; đồng thời kết hợp với văn hóa bản địa rồi sáng tạo, để hình thành nền văn hóa mang dấu ấn của Ấn Độ, Trung Quốc nhưng vẫn mang đậm tính dân tộc cao. (Tín ngưỡng, tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc...)

Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

GV nhấn mạnh: Trong quá trình phát triển, ĐNÁ chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa bên ngoài, song tác động ấy không vì thế mà biến vùng đất này thành khu vực

“Ấn Độ hóa: hay “Hán hóa” mà nó đã lựa chọn những gì thích hợp với đặc điểm của mình chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với họ.

4. Hoạt động 4: vận dụng:

a. Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên, hoạt động cặp đôi, phương

pháp dự án, thuyết trình…

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa yêu cầu, HS trao đổi nhóm (thực hiện phương pháp dự án), chuẩn bị ở nhà.

- HS có thể lựa chọn 1 trong 2 yêu cầu sau:

Câu 1: Đông Nam Á ngày nay đang là một điểm hấp dẫn với du khách quốc tế. Các công ty du lịch cần mua bộ hồ sơ về các điểm du lịch văn hoá của Đông Nam Á có

những công trình kiến trúc điển hình, có giá trị về lịch sử còn lưu lại đến ngày nay (Đền Bô-rô-đu-bua hoặc khu thánh địa Mĩ Sơn). Em hãy xây dựng bộ hồ sơ đó theo các gợi ý sau:

Câu 2: Đóng vai là những hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về 1 công trình kiến trúc, điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo ở Đông Nam.

Bước 2: HS thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ (chuẩn bị ở nhà; HS xem lại nội dung của hồ sơ và bổ sung, chỉnh sửa)

Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả

Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý) Câu 1:

Câu 2: (HS có thể lựa chọn 1 trong số những kiến trúc được đề cập đến trong bài học)

Giới thiệu về Ăng-co-vát (Cam-pu-chia)

Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng.

Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá

ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tục thờ lin-ga-y-o-ni:

Tín ngưỡng phổn thực đã có từ thời nguyên thuỷ, khi con người nhận thức được vạn vật hình thành và phát triển nhờ sự kết hợp của yếu tố âm và dương.

Từ tín ngưỡng nguyên thuỷ, dần dẩn đã biến thành tôn giáo. Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lớn, mang tính chất phồn thực mạnh mẽ. Theo thần thoại Ấn Độ giáo, thần Shi-va xuất hiện lần đầu là một cột lửa có hình dương vật, biểu tượng của sự sáng tạo, sinh sôi và phát triển. Sau đó, không chỉ lin-ga mà cả y-o-ni cũng hoà vào một cặp thành lin-ga-y-o-ni, thành biểu tượng của thần với đặc tính dương (lin-ga) và âm (y-o-ni). Cặp đôi này thường được thờ trong các ngôi tháp Ấn Độ giáo. Lin-ga, y-o-ni không chỉ được tôn thờ ỏ’ Ấn Độ, mà còn khá phổ biến ở các nước có sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có Vương quốc Chăm-pa.

- Tư liệu vế sự tiếp xúc Phật giáo Trung Quốc và Đông Nam Á:

Các tài liệu Trung Quốc ghi chép rằng, nhà sư Nghĩa Tĩnh đã đến Pa-lem- bang lần đầu năm 671 và còn lui tới nhiều lẩn trong vòng 20 năm, có lấn lưu lại đến 4 năm. Ông đã viết hai tập hồi kí, kể rằng một vùng đất ông từng đến là Ma-lay-u, nay đã trở nên phồn thịnh. Nghĩa Tĩnh còn cho biết ông đã học chữ

Phạn ở đây và từng lưu lại mấy năm để dịch kinh Phật. Ông còn kể rằng kinh đô Sri Vi-giay-a có hàng nghìn nhà sư hành đạo và khuyên là “nếu như có một nhà sư Trung Quốc nào muốn sang Ấn Độ thì trước hết hãy lưu lại đây vài năm để học hỏi những điều cần thiết rồi hây đi” (Lương Ninh, Lịch sử Dông Nam Á, Sđd, trang 103).

- Kiến trúc đền - núi: là kiểu kiến trúc rất đặc biệt ở Đông Nam Á, gồm một ngôi đền xây theo kiểu hình ngọn núi Mê-ru (núi thiêng ỏ’ Ấn Độ). Các công trình kiến trúc xây theo kiểu này có đền Bô-rô-bu-đua ỏ’ In-đô-nê-xi-a, quần thê đến núi La-ra Jong-gran ở In-đô-nê-xi-a.

- Tết té nước Song-kran (Thái Lan); Tham khảo thêm từ internet

* Hướng dẫn học

- Ôn lại các kiến thức trong học kì 1 - Giờ sau ôn tập học kì 1

******************************

Ngày soạn:………..

Ngày giảng………..

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 6 đã sửa chi tiết, hơn 400 trang 2023 2024 sách kêt snối tri thức với cuộc sống (Trang 164 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(425 trang)
w