MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích thực trạng kinh tế trang trại ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, từ đó tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại.
- Đánh giá được thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại và những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế trang trại ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu, phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc phạm vi kinh tế trang trại. Trong đó tập trung vào các vấn đề về tình hình sử dụng đất đai, lao động, vốn, thu nhập, bố trí sản xuất, cây trồng, vật nuôi, kinh
58
doanh dịch vụ của các trang trại và phân tích một số chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của các trang trại.
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại các trang trại trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế trang trại 10 năm, từ sau khi thực hiện Nghị quyết 03/NQ-CP của Chính phủ (năm 2000) đến 2010, có khảo sát thực trạng tại thời điểm đầu năm 2011.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu những cơ sở lý luận về kinh tế trang trại; quá trình hình thành và phát triển của kinh tế trang trại; những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại; tình hình phát triển kinh tế trang trại ở địa phương.
2.3.2. Nghiên cứu thực trạng kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa; từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại trên địa bàn phát triển.
2.3.3. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Thạch Thành, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
Trong địa bàn nghiên cứu có 26 xã và 2 thị trấn, chọn những đơn vị có số lượng trang trại lớn để tiến hành thu thập thông tin, phỏng vấn các nhà quản lý, cán bộ khuyến nông cơ sở ...
2.4.2. Thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp
59
Trong đề tài có sử dụng số liệu và kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các báo cáo chuyên đề, sách, báo, tạp chí khoa học, niên giám thống kê, mạng internet ... chủ yếu gồm:
+ Tham khảo các kết quả nghiên cứu về kinh tế trang trại trên Thế giới và ở Việt Nam.
+ Tham khảo báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa và huyện Thạch Thành.
+ Tham khảo số liệu về đất đai, tài nguyên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
+ Một số báo cáo khoa học về kinh tế trang trại.
- Số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn một số trang trại trên địa bàn huyện Thạch Thành, chọn mẫu ngẫu nhiên theo năm thành lập trang trại, vùng miền để thực hiện điều tra mỗi loại hình ít nhất 5 trang trại.
Nội dung điều tra, khảo sát chủ yếu:
+ Thông tin chung về chủ trang trại,
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại, + Lĩnh vực hoạt động của trang trại,
+ Lao động tham gia sản xuất, + Diện tích đất đai,
+ Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, + Doanh thu, Thu nhập của trang trại, (có Phụ lục 01 kèm theo).
Quan sát, trao đổi và ghi chép những thông tin bổ sung phục vụ cho yêu cầu phân tích thông tin của đề tài.
60
2.4.3. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Office Excel và phần mềm thống kê STATA.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến, trao đổi với cán bộ của Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông huyện, các Khuyến nông viên cơ sở của địa bàn nghiên cứu; trao đổi thảo luận với các chủ trang trại có nhiều kinh nghiệm để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
Phương pháp này được thực hiện như sau:
- Thông qua các hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc làm việc trực tiếp, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực nghiên cứu kinh tế trang trại.
- Tham gia các chương trình làm việc của Huyện, các hội thảo về vấn đề kinh tế trang trại, hội thảo đầu bờ ... để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với các Nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế trang trại.
2.4.5. Phương pháp thống kê kinh tế - Thống kê mô tả
Dùng một số chỉ tiêu để nhận dạng thực trạng sản xuất của các loại hình trang trại giúp phân biệt sự khác nhau về bản chất của chúng theo yêu cầu của nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tổ
Phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra, qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế, cơ cấu vốn, lao động, đất
61
đai ... của từng loại hình trang trại; những thuận lợi và khó khăn của quá trình phát triển trang trại.
- Phương pháp so sánh
Tiến hành phân tích thực trạng kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, từ đó có thể đề ra các giải pháp chủ yếu phù hợp cho từng mô hình, loại hình trang trại trên địa bàn huyện.
Phân tích so sánh giữa các trang trại để tìm ra nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn.
- Phương pháp phân tích định lượng
Trong quá trình đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của các trang trại, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để ước lượng các giá trị ảnh hưởng là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Thực hiện ước lượng hồi quy dạng hàm Cob-Douglas: LnY=f(lnX), cụ thể:
Ln(Y) = β1 + β2Ln(X2) + β3Ln(X3) + β4Ln(X4) ... + βnLn(Xn) + ui
62