Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 111 - 114)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

B. Kiến nghị, đề xuất

Để thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X của Đảng, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, kinh tế trang trại trên địa bàn phát triển, Tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất như sau:

*. Đối với Chủ trang trại

- Về công tác thị trường, các chủ trang trại nói riêng, người sản xuất nông nghiệp nói chung phải chủ động tìm kiếm thông tin.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ để có thể kinh doanh hiệu quả. Nhanh chóng tham gia các khoá đào tạo về các lĩnh vực:

+ Kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi các loại cây con dự định phát triển.

+ Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai của trang trại.

+ Các vấn đề kinh tế và quản lý trang trại.

+ Các vấn đề giữ đất, chống xói mòn, bảo vệ môi trường.

- Chủ động đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

104

- Về cơ cấu sản xuất của trang trại: Chú ý phát triển các loại nông sản thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loại có khả năng xuất khẩu, các loại nông sản đặc sản...

- Có thể kết hợp nhiều hình thức: Trồng trọt với chăn nuôi, chăn nuôi với nuôi trồng thuỷ sản ... để khai thác các tiềm năng thế mạnh của mình.

- Phát triển trang trại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

*. Đối với chính quyền địa phương

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Trung ương và Địa phương về phát triển kinh tế trang trại đến các tầng lớp nhân dân.

- Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả hệ thống các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt tập trung vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm: đường, điện, nước, thông tin ... và đầu tư theo phương châm “dân làm, nhà nước hỗ trợ”.

- Tạo điều kiện hỗ trợ các chủ trang trại tiếp cận với các dự án phát triển kinh tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển trang trại.

- Tạo điều kiện cho Hội làm vườn và kinh tế trang trại của huyện, xã hoạt động để giúp các chủ trang trại có tiếng nói chung trong việc đề đạt nguyện vọng, chính sách với Nhà nước và với các đối tác; tạo được diễn đàn để phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và các doanh nghiệp lớn đối với phát triển kinh tế trang trại.

- Phối hợp với các ngành giải quyết dứt điểm đất đai của các nông, lâm trường trước đây, khu vực nào phải bàn giao về địa phương, đề nghị các NLT thực hiện bàn giao để địa phương quy hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn.

105

*. Đối với cơ quan quản lý ngành

- Quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế trang trại từng thời kỳ phù hợp với từng ngành, lĩnh vực và địa phương.

- Trình cấp có thẩm quyền xây dựng văn bản xác định vị trí pháp của trang trại để thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư và hợp tác kinh tế...

- Thường xuyên rà soát đánh giá thực trạng kinh tế trang trại để tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế trang trại từng giai đoạn, từng địa phương đơn vị.

- Rà soát đánh giá việc thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại; trình cấp có thẩm quyền loại bỏ, thay thế những chính sách không còn phù hợp, bổ sung những chính sách phù hợp với thực tiễn phát triển từng loại hình, từng giai đoạn như: chính sách thuế, hỗ trợ tiền thuê đất cho cơ sở chế biến nông lâm thủy sản, đặc biệt là ở miền núi.

- Mở rộng mạng lưới thông tin, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa của các trang trại sản xuất ra, tạo điều kiện hoạt động cho các hiệp hội ngành nghề để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ các trang trại phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)