Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Thạch Thành từ 1999 đến 2010
3.2.8. Những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong phát triển kinh tế
3.2.8.1. Kết quả đạt được
Kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế thị trường hội nhập và mở cửa hiện nay, góp phần tích cực thực hiện chương trình hành động thực hiện
84
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; thực sự là nhân tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.
Qua hơn 10 năm (1999-2010) kinh tế trang trại ở huyện Thạch Thành đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, số lượng trang trại tăng lên 4,5 lần (436/97 trang trại); giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ bán ra tăng 25,9 lần (277.078/10.682 trđ).
Năm 2010 kinh tế trang trại đã đóng góp 25,4% tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thủy sản toàn huyện (277.078/1.090.858 trđ). Mô hình kinh tế trang trại đa dạng, phổ biến là trang trại nông nghiệp tổng hợp, đã xuất hiện các mô hình trang trại tập trung chuyên môn hóa cao, sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn; nhiều mô hình trang trại sản xuất kinh doanh giỏi đã xuất hiện, đây là nền tảng cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Kinh tế trang trại phát triển đã tạo công ăn việc làm và thu nhập thường xuyên cho 2.556 lao động trên địa bàn huyện, thông qua đó góp phần giúp đỡ những hộ nghèo có lao động tìm được công ăn việc làm ổn định, thực hiện xóa đói giảm nghèo (từ 24,5% năm 2005 xuống còn 11,1% năm 2010).
Đồng thời khai thác có hiệu quả các quỹ đất để phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội.
Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đã giúp người nông dân làm quen với kinh tế thị trường, thích ứng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có yêu cầu kỹ thuật cao, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo nhu cầu hợp tác, quan hệ giữa các chủ trang trại với nhau và với các doanh nghiệp, với nhà nước, nhà khoa học.
85
Ý thức sử dụng và thụ hưởng thành quả từ tài nguyên sẵn có trong tự nhiên: đất đai, ao hồ, rừng, núi, sông suối ... của các chủ trang trại được nâng lên. Chủ trang trại đã chú trọng đến đầu tư thâm canh cây trồng, trả lại sự mầu mỡ cho đất do cây trồng đã lấy đi qua từng vụ sản xuất. Với việc khai thác tài nguyên một cách có ý thức, đất đai được cải tạo tốt lên; cây rừng được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn; môi trường nước, không khí ít bị ô nhiễm, độ ẩm không khí tăng lên, khí hậu vì thế trong lành hơn. Độ che phủ rừng cũng được nâng lên góp phần giảm thiểu thiên tai, hạn hán.
Qua mô hình phát triển kinh tế trang trại đã tạo điều kiện cho việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất; đầu tư hạ tầng cơ sở vào các khu trang trại như đường giao thông nội đồng, điện lưới, hệ thống thủy lợi được kiên cố hóa; tạo điều kiện về vay vốn phát triển sản xuất, huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào địa phương; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý; chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đai, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
3.2.8.2. Hạn chế tồn tại
Về quy mô: Nhìn chung số lượng trang trại phát triển tương đối nhiều (theo tiêu chí cũ), song nếu theo tiêu chí mới năm 2011 thì số lượng trang trại trên địa bàn giảm đi rất nhiều; số lượng trang trại chăn nuôi có chiều hướng tăng chậm do tình hình dịch bệnh và biến động thị trường; số hộ làm kinh tế trang trại còn quá ít so với huyện sản xuất nông nghiệp (chỉ chiếm 1,6 %).
Quy mô sản xuất kinh doanh của đa số các trang trại còn ở mức hạn điền, chủ yếu dựa trên cơ sở đất được giao. Quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất để mở rộng trang trại diễn ra chậm.
Về tổ chức sản xuất: Những mô hình tiêu biểu về hiệu quả kinh tế cao, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến tuy có nhưng chưa nhiều và chưa cao; phần lớn các chủ trang trại còn lúng túng trong xác định mục tiêu phát
86
triển, sản xuất của trang trại chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, chưa đủ sức để đầu tư theo chiều sâu; nhiều trang trại còn nặng về quảng canh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và chưa đồng đều ở các vùng; một số trang trại vẫn trong tình trạng giữ đất để khai thác hoa lợi tự nhiên, không mạnh dạn đầu tư thâm canh chiều sâu để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn có giá trị kinh tế cao; một số trang trại do hình thành tự phát nên tùy tiện trong bố trí sản xuất, chưa theo quy hoạch chung, làm ảnh hưởng đến môi trường; các trang trại còn hoạt động phân tán, chưa tập trung thành vùng để tạo sự liên kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế.
Về trình độ: Nguồn lực về lao động, khoa học – công nghệ đầu tư cho trang trại còn ít, các chủ trang trại còn nhiều hạn chế cả về trình độ quản lý, hạch toán kinh tế, kỹ thuật và kiến thức kinh doanh, thị trường; thiếu lao động kỹ thuật, 83,6% chủ trang trại chưa qua đào tạo.
Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, khoa học ký thuật, thông tin thị trường của đa số các chủ trang trại còn thấp; việc sử dụng lao động trong các trang trại chưa áp dụng triệt để 2 khâu: ký hợp đồng lao động ổn định và bảo hiểm cho số lao động thường xuyên, do đó chưa thu hút được lao động có kỹ thuật vào làm việc trong trang trại.
Về vốn đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh: Quá trình tích tụ vốn của trang trại chủ yếu vẫn là vốn tự có của gia đình, nguồn vốn vay còn hạn hẹp do đó việc mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản xuất kinh doanh của chủ trang trại còn gặp khó khăn về vốn. Mặc dù đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại nhưng xây dựng phương án để phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chưa có nhiều phương án khả thi mạnh dạn về vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn; giá trị sản phẩm hàng hóa còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
87
Đầu tư hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện nước, thông tin liên lạc vào các khu vực trang trại còn nhỏ lẻ đã ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả phát triển kinh tế trang trại.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá vật tư đầu vào biến động nhanh; giá cả sản phẩm hàng hóa sản xuất ra thiếu ổn định và chậm được điều chỉnh từ phía chế biến; hàng hóa tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm thô và thường bị ép giá, thu nhập của các chủ trang trại chưa cao.
Về cơ chế chính sách: Kinh tế trang trại hiện nay còn thiếu sự quy hoạch và đầu tư đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, cơ sở chế biên, điện, nước ... Chính sách tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện còn hạn chế, kết quả thấp; chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa người sản xuất với các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm dẫn đến lợi ích của người sản xuất, chủ trang trại bị thua thiệt;
Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển kinh tế trang trại theo nội dung Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP nhưng một số chính sách chậm được triển khai, cụ thể hóa của chính quyền địa phương, vì vậy chủ trang trại chưa được hưởng lợi từ các chính sách này.
Nguyên nhân của những tồn tại trên:
- Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ và Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 02/6/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương còn thiếu đồng bộ, chưa tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, chưa xây dựng được phương án phát triển kinh tế trang trại khả thi, trách nhiệm chỉ đạo chưa cao, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.
- Một số cơ chế chính sách phát triển kinh tế trang trại của Nhà nước,
88
của Tỉnh đã ban hành nhưng các ngành chức năng tham mưu hướng dẫn chưa đồng bộ như: lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại, chính sách tài chính, đất đai, khuyến nông, thị trường ... Đa số các trang trại chưa được hưởng lợi từ những chính sách này, trừ trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản tập trung.
- Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại thiếu tính đồng bộ, những bất cập, vướng mắc về đất đai, các chính sách miễn giảm thuế, đầu tư cho trang trại chưa có giải pháp tháo gỡ những khó khăn để chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất.
- Trình độ quản lý của các chủ trang trại và tay nghề của người lao động còn hạn chế, vốn đầu tư của trang trại còn thấp, chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại chưa cao, chủ yếu dưới dạng thô, tiêu thụ khó khăn, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất còn thụ động, hiệu quả thấp.