Điều tra, khảo sát thực tế tình hình hoạt động của 31 trang trại trên địa bàn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 91)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Thạch Thành từ 1999 đến 2010

3.2.7. Điều tra, khảo sát thực tế tình hình hoạt động của 31 trang trại trên địa bàn

3.2.7.1. Kết quả điều tra, khảo sát thực tế 31 trang trại

Tác giả tiến hành khảo sát điều tra 31 trang trại trên địa bàn huyện, gồm 5 trang trại trồng cây hàng năm, 5 trang trại trồng cây lâu năm, 5 trang

79

trại lâm nghiệp, 5 trang trại chăn nuôi, 5 trang trại nuôi trồng thủy sản và 6 trang trại tổng hợp (Phụ lục 4 kèm theo).

Bảng 3.11: Diện tích đất đai, lao động, vốn SXKD năm 2010 của 31 trang trại

TT Loại hình hoạt động Đất đai (ha)

Lao động

(ng)

Vốn (trđ)

Ghi chú 1 Trang trại trồng cây hàng năm 41,9 34 1.972,0

2 Trang trại trồng cây lâu năm 46,9 34 3.072,0 3 Trang trại lâm nghiệp 84,3 33 1.742,0 4 Trang trại chăn nuôi 35,3 32 2.498,0 5 Trang trại nuôi trồng thủy sản 33,8 34 2.116,0

6 Trang trại tổng hợp 36,0 43 2.274,0

Cộng: 278,2 210 13.674,0

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát 31 trang trại, tháng 3/2011) Bảng 3.12: Đất đai, lao động, vốn SXKD bình quân

năm 2010 của 31 trang trại TT Loại hình hoạt động Đất đai

(ha/TT)

Lao động (ng/TT)

Vốn (trđ/TT)

Ghi chú 1 Trang trại trồng cây hàng năm 8,38 6,8 394,4

2 Trang trại trồng cây lâu năm 9,38 6,8 614,4 3 Trang trại lâm nghiệp 16,86 6,6 348,4

4 Trang trại chăn nuôi 7,06 6,4 499,6

5 Trang trại nuôi trồng thủy sản 6,76 6,8 423,2

6 Trang trại tổng hợp 6,00 7,17 379,0

Bình quân của 31 trang trại 8,97 6,77 441,1 (Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát 31 trang trại, tháng 3/2011)

Kết quả khảo sát cho thấy 31 trang trại sử dụng 210 lao động, bình quân 6,77 lao động/trang trại, cao hơn bình quân chung toàn huyện là 0.87%;

80

trong đó lao động của chủ trang trại là 78 người, chiếm 37,1%, lao động thuê thường xuyên là 42 người, chiếm 20,0%, lao động thuê thời vụ 90 người, chiếm 42,9%. 31 chủ trang trại hiện đang sử dụng 278,2 ha đất, bình quân 8,97 ha/trang trại, cao hơn bình quân chung của huyện là 0,87 ha, trong đó:

Đất trồng cây hàng năm 83,1 ha, đất trồng cây lâu năm 37,9 ha, đất lâm nghiệp 135,8 ha, đất nuôi trồng thủy sản 21,4 ha.

Bảng 3.13: Doanh thu, thu nhập trước thuế năm 2010 của 31 trang trại ĐVT: Triệu đồng

TT Loại hình hoạt động Doanh thu

Thu

nhập Ghi chú 1 Trang trại trồng cây hàng năm 4.448,0 1.307,0

2 Trang trại trồng cây lâu năm 4.251,5 1.077,0 3 Trang trại lâm nghiệp 3.012,0 584,0 4 Trang trại chăn nuôi 2.586,8 589,0 5 Trang trại nuôi trồng thủy sản 2.632,0 642,0 6 Trang trại tổng hợp 4.232,0 936,0 Cộng: 21.162,3 5.135,0

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát 31 trang trại, tháng 3/2011)

Bảng 3.14: Doanh thu, thu nhập bình quân năm 2010 của 31 trang trại

ĐVT: Triệu đồng/Trang trại

TT Loại hình hoạt động Doanh

thu Thu nhập Ghi chú 1 Trang trại trồng cây hàng năm 889,60 261,40

2 Trang trại trồng cây lâu năm 850,30 215,40 3 Trang trại lâm nghiệp 602,40 116,80 4 Trang trại chăn nuôi 517,36 117,80 5 Trang trại nuôi trồng thủy sản 526,40 128,40 6 Trang trại tổng hợp 705,33 156,00 Bình quân của 31 trang trại 682,65 165,65

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát 31 trang trại, tháng 3/2011)

81

Bảng 3.15: Doanh thu năm 2010/lao động,

diện tích đất đai và vốn sản xuất kinh doanh của 31 trang trại TT Loại hình hoạt động

DT/lao động (trđ/lđ)

DT/đất đai (trđ/ha)

DT/

Vốn (lần)

Ghi chú Bình quân 31 trang trại 100,77 76,07 1,55

1 Trang trại trồng cây hàng năm 130,82 106,16 2,26 2 Trang trại trồng cây lâu năm 125,04 90,65 1,38 3 Trang trại lâm nghiệp 91,27 35,73 1,73

4 Trang trại chăn nuôi 80,84 73,28 1,04

5 Trang trại nuôi trồng thủy sản 77,41 77,87 1,24

6 Trang trại tổng hợp 98,42 117,56 1,86

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát 31 trang trại, tháng 3/2011) Bảng 3.16: Thu nhập năm 2010/lao động, diện tích đất đai,

vốn sản xuất kinh doanh và doanh thu của 31 trang trại TT Loại hình hoạt động

TN/lao động (trđ/lđ)

TN/ha đất đai (trđ/ha)

TN/Vốn (%)

TN/DT (%) Bình quân 31 trang trại 24,45 18,46 37,55 24,26 1 Trang trại trồng cây hàng năm 38,44 31,19 66,28 29,38 2 Trang trại trồng cây lâu năm 31,68 22,96 35,06 25,33 3 Trang trại lâm nghiệp 17,70 6,93 33,52 19,39 4 Trang trại chăn nuôi 18,41 16,69 23,58 22,77 5 Trang trại nuôi trồng thủy sản 18,88 18,99 30,34 24,39 6 Trang trại tổng hợp 21,77 26,00 41,16 22,12

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát 31 trang trại, tháng 3/2011)

Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của 31 trang trại năm 2010 là 13.674 triệu đồng, bình quân 441,1 triệu đồng/trang trại, cao hơn vốn bình quân

82

chung của huyện là 66,2 trđ/trang trại; vốn SXKD/đất đai là 49,15 triệu đồng/ha; vốn/lao động là 65,11 triệu đồng/lao động.

Doanh thu năm 2010 đạt 21.162,3 triệu đồng, bình quân 682,65 trđ/trang trại, cao hơn bình quân chung toàn huyện là 47,1 trđ/trang trại.

Doanh thu/đất đai bình quân là 76,07 triệu đồng/ha; doanh thu/lao động là 100,77 triệu đồng/LĐ; doanh thu/vốn là 1,55 lần.

Thu nhập trước thuế đạt 5.135 triệu đồng, bình quân 165,65 trđ/trang trại, cao hơn mức bình quân chung toàn huyện là 14,35 trđ/trang trại. Thu nhập bình quân/đất đai là 18,46 triệu đồng/ha; Thu nhập bình quân/lao động là 24,45 triệu đồng/LĐ; Tỷ suất thu nhập/vốn là 37,55% và tỷ suất Thu nhập/Doanh thu là 24,26%.

3.2.7.1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới Doanh thu của 31 trang trại bằng phương pháp hồi quy

Qua đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010, kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh như: đất đai, vốn, lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại ... cho thấy một số nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Áp dụng mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng:

Y = β1 + β2x2i + β3x3i +β4x4i + ... + βkxki + ui (3.1) Giả sử đặt biến phụ thuộc là Doanh thu (DT) và các biến giải thích là yếu tố đầu vào: đất đai, vốn, lao động.

+ Đất đai: Đ + Vốn: V + Lao động: LĐ

Các điều kiện sản xuất khác:

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại.

+ Lĩnh vực hoạt động của trang trại.

83

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng là yếu tố đầu vào và thực hiện ước lượng hồi quy dạng hàm Cob-Douglas: LnY=f(lnX), chúng ta có hàm hồi quy được ước lượng như sau:

Ln(DT) = β1 + β2Ln(Đ) + β3Ln(V) + β4Ln(LĐ) + ui (3.2) Xử lý số liệu trên phần mềm STATA ta được kết quả sau: Có file “KQ 31 ho.smcl” kèm theo (Phụ lục 4).

Ln(DT) = 2,27+0,25Ln(D)+0,05Ln(Ld)+ 0,59Ln(V) (3.3) Kết quả ước lượng cho thấy 2 biến giải thích là diện tích đất đai và số lượng lao động không có ý nghĩa thống kê. Có nghĩa là chưa có cơ sở rõ ràng để kết luận yếu tố diện tích đất đai và số lượng lao động làm việc trong các trang trại có ảnh hưởng đến doanh thu của trang trại hay nói cách khác là diện tích đất đai và lao động có ảnh hưởng đến Doanh thu của trang trại nhưng chưa rõ nét.

Biến giải thích V (Vốn đầu tư) có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy yếu tố vốn đầu tư có ảnh hưởng chính (rõ nét) đến doanh thu của trang trại. Kết quả trên cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu cứ tăng 1 % Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thì Doanh thu của trang trại tăng lên 0,59%.

Như vậy yếu tố Vốn đầu tư là một trong những yếu tố có ảnh hưởng và quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại, chính vì thế các chủ trang trại cần nghiên cứu để sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)