2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dự án 661 ở địa bàn tỉnh Nghệ An làm cơ sơ đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và phát huy kết quả Dự án.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được kết quả thực hiện các mục tiêu cơ bản của dự án 661 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Bước đầu nghiên cứu hiệu quả tác động của dự án 661 trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái ở một số điểm thực hiện dự án tại tỉnh Nghệ An.
+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và phát huy kết quả của dự án.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các hoạt động và kết quả thực hiện dự án 661 trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tác động của dự án tại 2 xã được lựa chọn nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quát kết quả thực hiện của Dự án trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2010 trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tác động của dự án tại hai xã điển hình tham gia dự án 661 phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của luận văn.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình triển khai và kết quả thực hiện Dự án 661 trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 1999 đến năm 2010. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến Dự án, đồng thời đánh giá tác động của Dự án trên một số khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường tại 2 xã chọn làm điển
hình nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển Dự án trong giai đoạn hậu dự án và các Dự án lâm nghiệp khác.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên cách tiếp cận chính là kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có kết hợp với điều tra khảo sát tại hiện trường. Hướng giải quyết cụ thể sẽ áp dụng cho từng loại rừng và từng địa điểm cụ thể. Các bước tiến hành được sơ đồ hoá như sau:
Hình 2.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu
Bất kỳ một Dự án đầu tư nào khi đi vào hoạt động cũng có những tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường. Dựa theo mục tiêu của Dự án sẽ lựa
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xây dựng đề cương nghiên cứu
Thu thập thông tin hiện trường
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Kết quả trồng rừng 661
Tình hình trồng rừng tại Nghệ an
Xử lý tính toán số liệu
Đánh giá tác động của dự án
Tác động môi trường
Tác động kinh tế Tác động xã hội
Đề xuất giải pháp duy trì và phát triển kết quả dự án
chọn tác động nào là ưu tiên. Những tác động đó cũng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên những tác động đó luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Nắm được sự thay đổi đó con người có thể điều chỉnh theo mục đích của mình. Cũng như các hoạt động của Dự án chúng ta có thể nghiên cứu và điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội và môi trường, hạn chế thấp nhất những tác động xấu.
Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” là một trong những Dự án đầu tư nhằm khôi phục, bảo vệ tài nguyên rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn, miền núi, ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là vùng biên giới; Cung cấp gỗ nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát trển kinh tế - xã hội miền núi.
Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
2.4.1. Đối với nghiên cứu tổng quan kết quả thực hiện dự án của tỉnh
- Kế thừa các số liệu thống kê của tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện dự án 661 hằng năm. Để rút ngắn khối lượng và thời gian nghiên cứu, một số tài liệu đề tài kế thừa có chọn lọc bao gồm: Những thông tin, văn kiện về Dự án, các văn bản của nhà nước như các văn bản pháp luật, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngang bộ, quyết định thực hiện Dự án... Các báo cáo tổng kết của Dự án về diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng qua từng năm thực hiện, điều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên rừng vùng Dự án...
- Sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống: phân tích kinh tế, so sánh xu thế biến động...
2.4.2. Nghiên cứu tác động của dự án tại 2 xã điển hình - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
+ Lựa chọn điểm nghiên cứu: do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại hai xã và các hộ điển hình tham gia tích cực Dự án 661 đó là xã Lục Dạ - huyện Con Cuông và xã Châu Bình - huyện Quỳ Châu.
+ Điều tra thông qua phỏng vấn hộ gia đình (HGĐ) được đề tài tiến hành như sau:
* Điều tra về kinh tế: Chọn 02 xã điển hình tham gia Dự án, sau đó tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình/1 xã với mức độ giàu nghèo khác nhau và chia ra làm 3 nhóm hộ, trong đó 10 hộ khá, 10 hộ trung bình và 10 hộ nghèo. Các thông tin phỏng vấn được ghi chép trong phiếu điều tra hộ gia đình.
* Điều tra về xã hội: Tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế, sử dụng công cụ là bộ câu hỏi ghi trong phiếu điều tra phỏng vấn tại 30 hộ gia đình trên.
* Điều tra về môi trường: Thực hiện như điều tra về mặt xã hội. Trong đó, các số liệu, thông tin thu thập được kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra đánh giá.
Ngoài ra, khi điều tra có những vấn đề phát sinh, những thông tin mới ngoài bộ câu hỏi cũng được ghi chép lại làm tài liệu tham khảo.
+ Xác định mẫu điều tra: Điều tra thu thập thông tin hiện trường, thiết kế bản câu hỏi dành cho các đối tượng khác nhau, chọn mẫu, thực hiện phỏng vấn các đối tượng với dung lượng mẫu thích hợp.
- Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu, thông tin:
- Sử dụng phương pháp so sánh.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phân tích SWOT:
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội khó khăn và những nguyên nhân của nó, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm phát triển những hiệu quả tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ các hoạt động của Dự án, tạo điều kiện phát triển giai đoạn hậu Dự án và các Dự án lâm nghiệp tương tự khác.
- Phương pháp dự báo xu thế diễn biến.
Chương 3