Đánh giá chung về kết quả thực hiện Dự án 661 tại tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 94 - 98)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.7. Đánh giá chung về kết quả thực hiện Dự án 661 tại tỉnh Nghệ An

Sau 11 năm triển khai (1999-2010), Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng Nghệ An đã thực hiện: Bảo vệ rừng phòng hộ: 1.258.682,3 lượt ha (đạt 99,5%

so với kế hoạch), khoanh nuôi rừng: 486.903,9 lượt ha (đạt 99,5% so với kế hoạch), trồng rừng: 69.330,5 ha (đạt 90,6% so với kế hoạch) (trong đó 25.238,5 ha rừng phòng hộ, 44.092 ha rừng sản xuất), chăm sóc rừng 63.604,5 ha (đạt 85,04% so với kế hoạch); với tổng ngân sách đầu tư 381.111,82 triệu đồng; ngoài ra còn có vốn huy động từ các doanh nghiệp và các chủ rừng: 90.163,5 triệu đồng, vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất:

12.578,52 triệu đồng;

Dự án Trồng Mới 5 triệu ha rừng được các đoàn kiểm tra giám sát (Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban kiểm Tỉnh ủy, Kiểm toán nhà nước) đánh giá là: Đã bám sát nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt các quyết định của UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm đạt từ 96-99%, quản lý chỉ đạo thực hiện nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, đúng chính sách nhà nước, hạn chế thất thoát và lãng phí vốn;

Hàng năm Dự án tạo việc làm có thu nhập ổn định cho gần 3.000 người dân miền núi từ phát triển kinh tế nghề rừng, diện tích rừng ngày càng được

nâng cao từ 38,6% năm 1999 tăng lên 53,1% năm 2010, phát huy tốt chức năng phòng hộ (nhất là phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ hồ đập và phòng hộ ven biển) và kinh tế của rừng;

Đây là dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho cho hàng vạn hộ dân trong vùng dự án, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;

Thông qua các chương trình dự án 661, chương trình trồng rừng kinh tế của Nghệ An đã trở thành phong trào rộng khắp từ trung du đến miền núi cao, diện tích đất trống, đồi núi trọc cơ bản được sử dụng có hiệu quả, góp phần tạo ra vùng nguyên liệu khá ổn định, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh phát triển bền vững.

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân về phát triển kinh tế lâm nghiệp và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia trồng rừng, tạo đà cho các ngành kinh tế khác phát triển; đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa nghề rừng, gắn lợi ích của người dân với trồng rừng. Nhờ đó, kinh tế đồi rừng đã và đang trở thành hướng đi tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo bền vững cho người dân trong tỉnh.

3.7.2. Hạn chế

3.7.2.1. Về quá trình tổ chức thực hiện

Công tác giao đất cho người dân còn chậm được thực hiện, trong quá trình tố chức thực hiện giao đất cho các hộ dân còn thiếu sự phối kết hợp giữa Ban quản lý dự án với cán bộ địa chính xã, huyện; thủ tục giao đất còn rườm rà dẫn tới quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân còn chậm.

Việc giao và nhận đất vẫn còn nhiều tranh cãi giữa đối tượng được nhận đất và vị trí được nhận đất, do chưa có cơ chế rõ ràng nên vẫn còn tình trạng

những người dân nghèo thực sự sống phụ thuộc vào rừng thì lại chưa được tham gia nhận rừng.

Quá trình chuyên đổi mục đích sử dụng đất của một số diện tích đất và rừng còn chưa hợp lý, chưa căn cứ vào tình hình thực tế của khu vực.

Thiếu sự tham gia của người dân trong các khâu lập kế hoạch, giám sát thực hiện, quá trình triền khai chủ yếu theo hướng chỉ đạo từ trên xuống.

Chưa có kế hoạch giúp người dân tiếp cận được với các nguồn vốn vay ưu đãi trong phát triển rừng, trong khi đó, điều kiện kinh tế người dân trong các khu vực thực hiện dự án 661 còn rất khó khăn dẫn tới họ chỉ trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của dự án cho công tác trồng và phát triển rừng mà bản thân các gia đình hạn chế đầu tư (người dân tiến hành lập dự toán chi phí và khối lượng công việc dựa trên nguồn vốn đầu tư của nhà nước chứ không phải căn cứ vào khối lượng công việc thực tế, dẫn tới tình trạng dù hình thành rừng nhưng chất lượng rừng rất thấp).

Công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia phát triển rừng còn chậm được thực hiện và hiệu quả công việc còn chưa cao do còn thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa Ban quân lý dự án, chính quyền thôn, xã và người dân địa phương.

Lực lượng cán bộ dự án còn mỏng, địa bàn rộng dẫn tới công tác tổ chức triến khai, giám sát thực hiện còn nhiều thiếu sót.

3.7.2.2. Về cơ chế chính sách

- Chính sách đất đai: Quy hoạch sử dụng đất chậm, thiếu liên ngành, không ổn định ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Dự án 661 đôi khi phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp xã thôn trước khi có quy hoạch cấp huyện, trước đây nhiều nơi giao đất mà chưa kịp quy hoạch. Giao quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế và cấp giấy chứng nhận không kịp thời, chậm hơn rất nhiều so với đất ở và đất nông nghiệp.

- Chính sách đầu tư, tín dụng: Nguồn vốn ngân sách thường cấp phát chậm dù làm kế hoạch rất sớm. Đơn giá trồng rừng phòng hộ đặc dụng trước đây quá thấp, phải được ngụy trang bằng nguồn hỗ trợ nhà nước, từ năm 2004 đã tăng lên bình quân 4 triệu đồng/ha và hiện nay bình quân 10 triệu đồng/ha vẫn chưa thoả đáng. Mức hỗ trợ người dân tham gia công tác bảo vệ rừng còn quá thấp, ngân sách chỉ đầu tư 50 ngàn đồng/ha/năm, thực tế người dân được nhận về còn thấp hơn con số này do phải trừ đi nhiêu khoản khác như: Quản lý phí,... dẫn tới người dân không mặn mà tham gia bảo vệ rừng, dù có tham gia nhận cũng chỉ để đấy.

Cơ cấu chi phí cho hạ tầng bình quân 5%, cho quản lý 8% là quá thấp, khó tạo được hệ thống vườn ươm, trạm bảo vệ, đường ranh cản lửa, đường dân sinh một cách hiệu quả. Các nguồn vốn tín dụng khó đến được chủ trồng rừng sản xuất, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh do thủ tục phức tạp thế chấp khó khăn nhất là thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Phân chia chi phí quản lý cho Dự án cơ sở 6% là quá thấp so với các Dự án lâm nghiệp quốc tế tại Việt nam, việc phân theo tỷ lệ của tổng vốn đầ tư cho dự án đối với các dự án quy mô nhỏ không đủ để trang trải cho những nhu cầu tối thiểu.

- Chính sách khoa học công nghệ: Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nằm tập trung tại Ban điều hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên địa phương không thể đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của mình. Một số mô hình rừng theo Dự án 661 qua nghiên cứu thử nghiệm chưa đủ căn cứ để phát triển và nhân rộng trong các hoạt động của Dự án.

- Chính sách hưởng lợi: Các quy định về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của người dân và tổ chức tham gia hoạt động trong Chương trình 327 đã được tổng kết, thừa kế bằng QĐ số 178/TTg, nhưng thực ra chuyển đổi từ trả công bằng tiền sang trả bằng hiện vật lâm sản là không khả thi cho người lao động cần tiền ngay vì vậy Quyết định số 178/TTg chưa đi vào thực tế. Các ngành

tiêu thụ gỗ nhiều vẫn thường hỗ trợ tổ chức và nguồn vốn cho Công ty hoặc cá nhân sản xuất nguyên liệu, nhưng lại độc quyền mua trực tiếp nên quan hệ này sẽ không bình đẳng và đầy rủi ro.

Người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ nhưng không được hưởng lợi gì từ những giá trị môi trường mà rùng mang lại như chức năng nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất,... trong điều kiện nước ta hiện nay mới bước đầu triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

3.7.2.3. Một số hạn chế khác

- Đầu tư trồng rừng mang tính cào bàng, không căn cứ vào mức độ thuận lợi hay khó khăn của lập địa dẫn tới người dân chỉ tranh nhau trồng rừng ở những nơi có điều kiện lập địa ít khó khăn (đất tốt, dốc ít, đi lại dễ dàng,...) còn những nơi đi lại khó khăn thì không ai muốn tham gia phát triển rừng trong khi những vị trí này lại có yêu cầu phòng hộ là cao nhất.

- Hỗ trợ kỹ thuật là nhân tố trung tâm để nâng cao sự hiểu biết của người dân về mục tiêu của Dự án và thu hút họ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, công tác này chưa được Dự án quan tâm và ngân sách cho hoạt động này là rất nhỏ trong cơ cấu vốn của Dự án 661. Do đó hiệu quả rất thấp, đây được xem là một bài học về cách tiếp cận thực hiện Dự án cần rút kinh nghiệm để đổi mới phương pháp lập kế hoạch và chuyển giao hỗ trợ kỹ thuật đến người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)