Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Hiệu quả và tác động của dự án 661 tại Nghệ An về mặt kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái
3.5.1. Hiệu quả và tác động của dự án đến Tỉnh Nghệ an
Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh, bền vững trên cơ sở chuyển nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để mở rộng ngành nghề.
Hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có sản phẩm lớn để phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tiếp tục phát triển nghề rừng: Bảo vệ, trồng rừng mới để nâng cao độ che phủ của rừng; đưa nghề rừng trờ thành ngành kinh tế quan trọng. Gắn trồng rừng với công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất giấy và bột giấy với quy mô lớn. Kết quả nổi bật sau 12 năm thực hiện: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội cũng như kinh tế, vì thế ngay từ đầu tỉnh đã thành lập ban điều hành và quản lý dự án các cấp tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chặt chẽ.
Từ năm 1999 đến năm 2010. Toàn tỉnh đã tiếp nhận triển khai 393,315 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho hạng mục lâm sinh 320,113 tỷ đồng, chiếm 81,4%, đầu tư cơ sở hạ tầng 21,879 tỷ đồng.
Chương trình đã góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có trồng mới 67.599 ha, chất lượng rừng ngày càng được cải thiện và phát huy được chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Chất lượng rừng trồng, nhất là rừng sản xuất sử dụng giống bằng công nghệ mô, hom các loài cây mọc nhanh, cho năng suất cao. Nhiều nơi trong tỉnh đã đạt 20-25m3/ha/năm, đáp ứng mục tiêu kinh doanh và nhân dân đồng tình ủng hộ, chương trình đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng của tỉnh nghệ an, từ 38,6% năm 1999 lên 53,1% năm 2010, tăng 15,2% trờ thành một trong ba tỉnh có độ che phủ rừng
cao nhất cả nước. Bên cạnh đó, chương trình còn tạo lập vùng nguyên liệu tập trung trên 82.000 ha trữ lượng ước 4,6 triệu m3, hàng năm đã cho sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trên 300 ngàn m3, phục vụ kịp thời năng lực của 41 nhà máy chế biến MDF dăm giấy, bột giấy... trong ba năm gần đây, nỗi năm tạo kim ngạch xuất khẩu khoảng 30 triệu USD từ rừng trồng, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho hàng vạn hộ dân cư, chủ yếu là dân cư các huyện miền núi.
Hiệu quả thể hiện đậm nét nhất ở các địa phương sau: Chương trình mang lại tổng hợp trên cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó trực tiếp là góp phần phủ nhanh độ che phủ của rừng, cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gien và tính đa dạnh sinh học, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế miền núi, giảm áp lực chặt phá rừng và đốt nương làm rẫy, ổn định chính trị, xã hội quốc phòng an ninh, nhất là ở vùng biên giới.
Trước khi chương trình chưa vào các huyện như: Thanh chương, Yên thành, Tân kỳ, Anh sơn, Quỳ hợp, Con cuông, Nghi lộc... đất trống đồi trọc rất lớn, gây sạt lở đất nhiều nơi. Đến nay, ở Thanh chương, Anh sơn, Nghi lộc và nhiều địa phương khác rừng đã khép tán đồi trọc.
Theo tính toán của các hộ dân, đầu trồng 1ha rừng nguyên liệu chu kỳ 5- 7 năm sau khi khai thác trừ đi các khoản chi phí, lãi ròng trên 30 triệu đồng, những hộ trồng 10ha rừng nguyên liệu nay đã có thu hoạch thì không những thoát nghèo mà sẽ giàu lên ở các địa phương. Song hiệu quả to lớn hơn nữa giúp người dân miền núi đổi mới tư duy, chuyển lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, tạo động lực thực hiện xã hội hóa nghề rừng, chuyển tập quán trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh, đưa nghề rừng trở thành một nghề chính có thu nhập cao.
3.5.2. Hiệu quả và tác động của dự án đến Xã Lục Dạ, Huyện Con Cuông Lục Dạ là xã tham gia dự án từ năm 2000 thông qua 02 đơn vị quản lý là Lâm trường Con Cuông (nay là Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Con Cuông) qua 02 hình thức đầu tư: Đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng phòng hộ và lao động thuê mướn. Đơn vị thứ 2 là Ban QL rừng phòng hộ Con Cuông (thành lập từ năm 2005).
Bộ phận quản lý dự án 661: không có, các đơn vị chỉ triển khai công việc với UBND xã qua Ban Nông nghiệp xã và Ban quản lý các thôn bản.
Hiện trạng sử dụng đất: rừng trồng chủ yếu của dự án 661 là cây mét, nhưng với diện tích rất ít vì lý do đây là vùng đệm gần vùng lõi của Vườn quốc gia Pù mát gia nên chủ yếu là công tác Khoanh nuôi bảo vệ rừng là chính (Xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng dặm);
Cơ sở hạ tầng của dự án 661 đã đầu tư: không có.
Tình hình rừng trước năm 1998: Diện tích rừng bị xâm hại nghiêm trọng, nhất là vùng rừng sát khu dân cư, vùng đệm. Hầu hêt diện tích rừng bị phát nương làm rẫy trái phép, độ che phủ rừng chỉ còn khoảng 20 - 30 %. Từ năm 1996 thực hiện chủ trương giảm rẫy của tỉnh, diện tích rẫy có giảm nhưng tình trạng khai thác bừa bãi trái phép vẫn xảy ra. Năm 1996 thực hiện giao rừng và đất rừng theo Nghị định 02 của Chính phủ, nhưng hiệu quả còn rất thấp, do nhận thức của nhân dân còn hạn chế và chính quyền địa phương còn ở ngoài cuộc cho rằng bảo vệ rừng là việc của huyện và Kiểm lâm.
Từ năm 1997 tại xã được hưởng lợi của Dự án SFNC (Dự án LNXH &
BTTN Pù Mát) và năm 1998 thực hiện theo Quyết định 245 của Chính phủ, Nghị định 163 và Dự án 661 diện tích rừng đã dần hồi phục, tình trạng phát nương làm rẫy trái phép đã mất hẳn, tình trạng khai thác rừng trái phép giảm một cách rõ rệt. Độ che phủ rừng tăng một cách đáng kể (trên 80 %), nhận
thức của đại đa số bà con nhân dân đã chuyển biến tích cực. Người dân đã coi trọng diện tích rừng được nhận, thực sự làm chủ rừng của mình. Khai thác một cách có hiệu quả trên diện tích rừng hiện có. Chính quyến địa phương các cấp từ xã đến thôn bản đã thực sự vào cuộc, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245 của Chính phủ.
Tình hình giao đất khoán rừng: Toàn xã cơ bản giao xong 90 % diện tích rừng và đất rừng cho 100 % số hộ nông nghiệp trong toàn xã, Bình quân mỗi hộ được giao khoán từ 1ha – 3 ha.
Kết quả thực hiện dự án: Hàng năm xã luôn là xã hoàn thành 100 % kế hoạch dự án giao.
- Hiệu quả kinh tế: Góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích rừng và đất rừng được giao khoán.
- Hiệu quả xã hội: Góp phần giải quyết vệc làm, nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng, làm giảm áp lực vào rừng.
- Hiệu quả về môi trường: Góp phần lớn vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái rừng. Tạo tiền đề cho công tác xã hội hóa nghề rừng.
BẢNG 3.9: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN 661 Ở XÃ LỤC DẠ
TT Năm TH
Khoanh nuôi bảo
vệ (ha) Trồng rừng (ha) Chăm sóc ( ha) Ghi chú
KH TH % KH TH % KH TH %
1 2000 20 20 100 3 3 100 Thuê mướn cho cty LN
2 2001 20 20 100 3 3 100 3 3 100 Thuê mướn cho cty LN
3 2002 20 20 100 3 3 100 6 6 100 Thuê mướn cho cty LN
4 2003 20 20 100 3 3 100 9 9 100 Thuê mướn cho cty LN
5 2004 30 30 100 4 4 100 13 13 100 Thuê mướn cho cty LN
6 2005 50 50 100 4 4 100 4 4 100 TH trên dt của hộ
7 2006 100 100 100 5 5 100 9 9 100 TH trên dt của hộ
9 2007 100 100 100 5 5 100 14 14 100 TH trên dt của hộ
9 2008 100 100 100 5 5 100 20 20 100 Th trên dt của hộ
10 2009 150 150 100 3 3 100 23 23 100 TH trên dt của hộ
BẢNG 3.10: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA XÃ LỤC DẠ TRƯỚC VÀ SAU DỰ ÁN
Loại đất
Trước DA (1998) Sau DA (2010) Tổng diện
tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện
tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 16.711,84 100 24.664,11 100
Đất nông nghiệp 8.559,89 51% 11.998,64 49%
Đất lâm nghiệp 6.446,19 38% 10.892,37 44%
- Rừng tự nhiên 6.346,19 8.931,1
- Rừng trồng 100 565,7
Đất đồi núi chưa sử dụng 1.105,76 7% 1.396,0 5%
Đất khác 600 4% 377,1 2%
BẢNG 3.11: KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN – XÃ LỤC DẠ
TT Các bước công việc Nội dung công việc
Mét Keo tai tượng
1
Xử lý thực bì:
- Phương thức và phương pháp
- Thời gian Thủ công Thủ công
2
Làm đất:
- Phương thức, Phương pháp - Lấp hố
Thủ công Thủ công
3
Trồng rừng:
- Tiêu chuẩn cây con
Tuổi 8 - 12 tháng, có tối thiểu 01 măng mọc từ gốc
Cao 25 - 30 cm, D gốc 3-4mm,
- Phương thức, phương pháp Thủ công Thủ công
- Cự ly trồng 7 x 8 m 2 x 3 m
- Mật độ 204 1660
- Thời vụ trồng cây Vụ thu Vụ thu
- Trồng dặm 20 % 20%
4 Chăm sóc
- Phát dọn xung quanh, - Cuốc xới xq gốc 0,8 - 1m, - Chăm sóc 03 năm
- Phát dọn xung quanh, - Cuốc xới xq gốc 0,8 - 1m, - Chăm sóc 03 năm
5 Bảo vệ - Rào, cắm biển BV - Rào, cắm biển BV
BẢNG 3.12: PHÂN LOẠI KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRƯỚC VÀ SAU DỰ ÁN – XÃ LỤC DẠ
Đơn vị: Triệu đồng
Nhóm kinh tế hộ
Trước DA Sau DA
% Số hộ
Thu nhập
thấp nhất
Thu nhập cao
nhất
Thu nhập trung bình
% Số hộ
Thu nhập
thấp nhất
Thu nhập
cao nhất
Thu nhập trung bình Hộ khá 10 140 <5 > 10 5 30 556 > 10 > 10 10 Hộ nghèo 90 1260 <2 >2 2 70 1112 < 5 > 5 5 Tổng
BẢNG 3.13: THỐNG KÊ HGĐ THAM GIA TRỒNG RỪNG DỰ ÁN 661 CỦA XÃ LỤC DẠ
Năm Hộ (Hộ GĐ)
Lao động
(người) Năm Hộ (Hộ GĐ) Lao động
(người)
2000 20 40 2006 60 90
2001 30 60 2007 70 100
2002 30 60 2008 100 120
2003 30 60 2009 100 120
2004 30 60 2010 100 120
2005 50 80
3.5.3. Hiệu quả và tác động của dự án đến Huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ an Trước đây người dân Quỳ châu đã đốt rừng làm nương dẫy bừa bãi. Lý do là các cấp chính quyền của một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc chỉ đạo quản lý bảo vệ rừng, đầu tư xây dựng vốn rừng mà coi khai thác rừng tự nhiên là chính, ý thức hiểu biết giá trị kinh tế, môi trường sinh thái của rừng trong nhân dân còn rất hạn chế, nhiều cánh rừng bị lâm tặc chặt phá.
Tuy nhiên, nhờ dự án 661 mà rừng Quỳ Châu phục hồi xanh trở lại. Qua 13 năm triển khai và thực hiện từ năm 1998 đến nay, dự án 661 đã góp phần hiệu quả phát triển vốn rừng, đưa độ che phủ rừng từ 65,5% lên đến 79,9%. Dự án còn tạo công văn việc làm cho hàng ngàn hộ nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Dự án 661 đã bảo vệ diện tích rừng tự nhiên tăng cường trồng mới phủ xanh đất trống đồi trọc thuộc vùng phòng hộ xung yếu, ban quản lý đã thực hiện giao khoán theo hình thực phối hợp giữa hộ và trạm quản lý BVR cùng hỗ trợ nhau bảo vệ rừng không khoán trắng cho từng hộ. Đối với trồng rừng dự án 661, bản quản lý đã tích cực tuyên truyền
vận động huớng dẫn nhân dân cách trồng và chăm sóc và bảo vệ rừng đảm bảo hợp lý, giữ lại những diện tích rừng tái sinh có hiệu quả với mức hỗ trợ chung của nhà nước, Ban quản lý đã chi trả kịp thời giúp người dân triển khai dự án không xảy ra tình trạng khiếu nại tố cáo. Đến nay, Ban quản lý đã vận động bà con trồng được 752 ha rừng phòng hộ, trên 1000 ha rừng nguyên liệu, đã bảo vệ tốt 24.210 ha rừng tự nhiên. Trong đó giao khoán bảo vệ theo dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là 94.096 lượt ha với 815 hộ dân tham gia, trồng mới 1.012 ha rừng với 319 hộ tham gia, chăm sóc rừng với 1.954 hộ tham gia. Về xây dựng cơ sở hạ tầng đã xây dựng được 6 trạm bảo vệ rừng, 1 vườn ươm 9.000m2. Bên cạnh đó lực lượng nòng cốt thực hiện tốt công tác trồng và bảo vệ rừng khác là Lâm trường Cô ba. Trong những năm qua, Lâm trường Cô ba đã trồng được trên 400 ha rừng dự án 661. Riêng trong năm 2010 trồng và nghiệm thu được 184,2 ha đạt 123%. Lâm trường đã tổ chức lực lượng bảo vệ rừng theo các tổ trạm để ngăn chặn. Đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng giao khoán nhiệm vụ trách nhiệm từng tổ quản lý, từng khoảnh tiểu khu, đảm bảo diện tích rừng lâm trường quản lý đểu có chủ trông coi, canh gác khép kín trong mùa khô hanh, nắng nóng. Bên cạnh đó, lâm trường Quỳ Châu thực hiện tốt khoanh nuôi bảo vệ 2.895,9 ha rừng, trong đó bảo vệ rừng dự án 661 là 470 ha, khoanh nuôi rừng 66,9 ha, trồng 43,4 ha xây dựng được nhà bảo vệ trị giá 281 triệu đồng. Đến thời điểm này, ngoài dự án 661 Quỳ Châu có 8.689 ha rừng trồng, huyện còn bảo vệ tốt trên 80.690 ha rừng tự nhiên. Dự án góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo nguồn kinh tế, xóa bỏ dần tập tục lạc hậu của nguời dân, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Huyện Quỳ Châu tập trung chỉ đạo trồng rừng dự án 147, trồng rừng và thay thế nương rẫy, lồng ghép các chương trình để trồng rừng tập trung, khuyến khích tạo điều kiện cho các cá nhân hộ thuê đất đầu tư trồng rừng,
Khôi phục phát triển 14.507,1 ha lùng, nứa tạo nguồn nguyên liệu mây tre đan ở các xã Châu Bình, Châu Hội, Châu Hạnh, Châu Thắng... Đặc biệt là hoàn chỉnh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị định số 63/CP của Chính phủ để người dân nhận đất rừng yên tâm khoanh nuôi bảo vệ đầu tư kinh doanh rừng, có nghĩa vụ và quyền lợi trên diện tích đất rừng được giao.
Nhiều gia đình đã nhận hợp đồng trồng và chăm sóc bảo vệ một số diện tích rừng thuộc dự án 661 trong đó đã có một số gia đình tranh thủ một số diện tích đất bằng và mặt nước chăn nuôi, thả cá, phát triển kinh tế tăng thêm thu nhập cho gia đình, ngoài ra các hộ gia đình còn trồng thêm cây keo nguyên liệu giấy. Khi keo đã phát triển tốt họ tranh thủ lớp thảm thực vật cỏ và một số chồi non vay vốn ngân hàng để đầu tư chăn nuôi bò thịt. Cây keo phù hợp và phát triển tốt, dễ chăm sóc đầu tư ít mà tương lai có hiệu quả kinh tế ổn định và dễ tranh thủ được các loại hình kinh tế khác như tạo độ ẩm cao cho cây trồng, mặt nước ao hồ luôn đảm bảo tạo thêm lớp thảm thực vật cho chăn nuôi trâu, bò. Một số sản phẩm đã được thu hoạch như: Cá, Bò sinh sản tốt đã bán ra thị trường và bán để làm bò giống. như thế cây nối cây vụ nối vụ làm tốt công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, mặt khác tạo điều kiện có thêm thu nhập cho một số hộ nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con trong bản.
Công tác quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
* Công tác quản lý:
- Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp: 95.097,6 ha, trong đó:
+ Rừng đặc dụng: 11.696,6 ha (Có rừng 10.326,5 ha, chưa có rừng:
1.369,5 ha).
+ Rừng phòng hộ: 41.560,7 ha (Có rừng 33.673,3 ha, chưa có rừng:
7.887,4 ha)
+ Rừng sản xuất: 41.840,9 ha (Có rừng 31.036,9 ha, chưa có rừng:
10.804,0 ha).
- Độ che phủ của rừng: trước năm 1994: Độ che phủ rừng đạt 54%. Đến nay độ che phủ rừng tăng lên đạt 74%.
- Phân theo chủ quản lý:
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống: 11.696,0 ha + Ban quản lý rừng phòng hộ 18.546,3 ha +Lâm trường quản lý: 19.012,9 ha + Hộ gia đình: 45.017,1 ha + UBND xã: 826,2 ha
* Công tác chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng:
- Hàng năm bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có: 75.036.7 ha.
- Giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng cho các đơn vị theo các chương trình dự án 661... Chủ yếu là Ban quản lý rừng phòng hộ và các Lâm trường.
- Chăm sóc rừng 661: 2.088,7 ha.
- Lâm trường Quỳ Châu: 47,5 ha. Bình quân: 3,96 ha/ năm.
- Lâm trường Cô Ba: 325,1 ha. Bình quân: 27,09 ha/ năm.
- Ban QLR phòng hộ: 1.716,7. Bình quân: 143,05 ha/ năm.
* Công tác trồng rừng 661:
Từ năm 1999 – 2010 huyện Quỳ Châu triển khai trồng rừng theo chương trình dự án 661 kể cả trồng rừng phòng hộ và trồng rừng sản xuất. Tổng diện tích trồng được là: 1.848,8 ha, bình quân 154,06 ha/năm. Trong đó: Trồng rừng phòng hộ: 839,4 ha; trồng rừng nguyên liệu: 1.009,4 ha
Cụ thể:
- Lâm trường Quỳ Châu: 595,8 ha. Bình quân: 49,65 ha/ năm.
- Lâm trường Cô Ba: 338,7 ha, Bình quân: 28,22 ha/ năm.
- Ban QLR phòng hộ: 914,3 ha. Bình quân: 76,19 ha/ năm.
* Công tác kiểm tra, giám sát tình hình vi phạm lâm luật:
Công tác quản lý, kiểm tra khai thác Lâm sản và quản lý việc sử dụng rừng, tài nguyên ngày càng được chú trú trọng. Hạn chế đến mức thấp nhất về các vụ vi phạm lâm luật xảy ra trên địa bàn huyện. Hàng năm thành lập Đoàn kiểm tra, truy quét khai thác và cơ sở cưa xẻ, chế biến Lâm sản, mộc dân dụng từ 3-5 đợt/năm và xoá bỏ các điểm nóng về vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Quỳ Châu.
Cụ thể trong những năm 2002 - 2003 tổng số vụ vi phạm lâm luật bình quân 113 vụ/ năm nhưng đến năm 2010 - 2011 giảm xuống 73 vụ/ năm.
Thu phạt từ các vụ vi phạm lâm luật nộp vào ngân sách huyện mỗi năm từ 500-700 triệu đồng.
Số cơ sở cưa xẻ và chế biến lâm sản trên địa bàn huyện: 30 xưởng.
* Tình hình giao đất lâm nghiệp:
Tiến hành tổ chức giao đất theo Nghị định 163/CP của Chỉnh phủ được cho các các hộ gia đình: 20.516,73 ha/4.211 Bìa; Đất Tạm giao: 15.749,3 ha/1.965 hộ trên địa bàn toàn huyện.
* Công tác phòng cháy chữa cháy rừng:
Thành lập Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR cấp huyện và cấp cơ sở.
- Thành lập BCH cấp huyện và BCH các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR cấp xã và các Chủ rừng trên địa bàn.
- Hằng năm kiện toàn lại các tổ, đội PCCCR cơ sở, tiến hành ký cam kết thực hiện PCCCR 141 thôn, bản. Thường xuyên trực ban chỉ huy PCCCR theo dõi diễn biến cháy rừng 24/24h vào những ngày nắng nóng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều kênh truyền thanh truyền hình và các hoạt động thông tin đại chúng.